• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Toán 12 / Tổng hợp lý thuyết bài tập tính một logarit theo các logarit đã cho có đáp án chi tiết toán lớp 12

Tổng hợp lý thuyết bài tập tính một logarit theo các logarit đã cho có đáp án chi tiết toán lớp 12

17/04/2022 by admin Để lại bình luận

Bài tập tính một logarit theo các logarit đã cho có đáp án – cách giải

Một số bt trắc nghiệm dạng bài  biểu diễn biểu thức logarit theo biểu thức cho trước

Ví dụ 1: Với các số thực dương x,y tùy ý, đặt ${{\log }_{2}}x=\alpha ,{{\log }_{2}}y=\beta $ . Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. ${{\log }_{16}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}=\frac{3}{2}\alpha -2\beta $                       B.${{\log }_{16}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}=24\alpha -32\beta $

C.${{\log }_{16}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}=\frac{2}{3}\alpha -2\beta $               D. ${{\log }_{16}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}=\frac{2}{3}\alpha +2\beta $

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{16}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}={{\log }_{{{2}^{4}}}}{{\left( \frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{4}}={{\log }_{2}}\frac{\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}}={{\log }_{2}}\sqrt{{{x}^{3}}}-{{\log }_{2}}{{y}^{2}}=\frac{3}{2}{{\log }_{2}}x-2{{\log }_{2}}y$

= $\frac{3}{2}\alpha -2\beta $.Chọn A

Ví dụ 2: Với các số thực dương x, y tùy ý, đặt ${{\log }_{2}}x=\alpha ,{{\log }_{2}}y=\beta $. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. ${{\log }_{\sqrt{2}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}=1+\frac{3}{2}\alpha -2\beta $               B. ${{\log }_{\sqrt{2}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}=4+6\alpha +8\beta $

C. ${{\log }_{\sqrt{2}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}=1+\frac{3}{2}\alpha +2\beta $              D. ${{\log }_{\sqrt{2}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}=4+6\alpha -8\beta $

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{\sqrt{2}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}={{\log }_{{{2}^{\frac{1}{2}}}}}{{\left( \frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}} \right)}^{2}}=4{{\log }_{2}}\frac{2\sqrt{{{x}^{3}}}}{{{y}^{2}}}=4.\left( {{\log }_{2}}2+{{\log }_{2}}\sqrt{{{x}^{3}}}-{{\log }_{2}}{{y}^{2}} \right)$

$=4\left( 1+{{\log }_{2}}{{x}^{\frac{3}{2}}}-2{{\log }_{2}}y \right)=4\left( 1+\frac{3}{2}{{\log }_{2}}x-2{{\log }_{2}}y \right)=4+6{{\log }_{2}}x-8{{\log }_{2}}y=4+6\alpha -8\beta $. Chọn D

Ví dụ 3: Cho ${{\log }_{b}}a=x;{{\log }_{b}}c=y$. Hãy biểu diễn ${{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( \sqrt[3]{{{b}^{5}}{{c}^{4}}} \right)$ theo x và y

A. $\frac{5+4y}{6x}$ B. $\frac{20y}{3x}$ C. $\frac{5+3{{y}^{4}}}{3{{x}^{2}}}$ D. $2x+\frac{20y}{3}$

Lời giải chi tiết

Ta có: ${{\log }_{{{a}^{2}}}}\left( \sqrt[3]{{{b}^{5}}{{c}^{4}}} \right)=\frac{1}{2}{{\log }_{a}}{{\left( {{b}^{5}}{{c}^{4}} \right)}^{\frac{1}{3}}}=\frac{1}{2}{{\log }_{a}}\left( {{b}^{\frac{5}{3}}}{{c}^{\frac{4}{3}}} \right)=\frac{1}{2}{{\log }_{a}}{{b}^{\frac{5}{3}}}+\frac{1}{2}{{\log }_{a}}{{c}^{\frac{4}{3}}}=\frac{5}{6}{{\log }_{a}}b+\frac{4}{6}{{\log }_{a}}c$

$=\frac{5}{6}.\frac{1}{{{\log }_{b}}a}+\frac{4}{6}\frac{{{\log }_{b}}c}{{{\log }_{b}}a}=\frac{5}{6x}+\frac{4y}{6x}=\frac{5+4y}{6x}$. Chọn A

Ví dụ 4: Cho ${{\log }_{a}}x=m;{{\log }_{b}}x=n;{{\log }_{c}}x=p$. Hãy biểu diễn ${{\log }_{\frac{ab}{c}}}x$ theo m, n, p

A. $\frac{mnp}{mn+mp-np}$ B. $\frac{mnp}{np+mp-mn}$ C. $\frac{1}{m+n-p}$              D. $\frac{mnp}{m+n-p}$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{\frac{ab}{c}}}x=\frac{1}{{{\log }_{x}}\frac{ab}{c}}=\frac{1}{{{\log }_{x}}a+{{\log }_{x}}b-{{\log }_{x}}c}=\frac{1}{\frac{1}{{{\log }_{a}}x}+\frac{1}{{{\log }_{b}}x}-\frac{1}{{{\log }_{c}}x}}$

$=\frac{1}{\frac{1}{m}+\frac{1}{n}-\frac{1}{p}}=\frac{mnp}{np+mp-mn}$. Chọn B

Ví dụ 5: Đặt ${{\log }_{2}}7=a;{{\log }_{3}}7=b$. Hãy tính ${{\log }_{14}}12$ theo a,b

A. ${{\log }_{14}}12=\frac{a+2b}{ab+a}$                                        B. ${{\log }_{14}}12=\frac{a+2b}{ab+b}$

C. ${{\log }_{14}}12=\frac{2a+b}{ab+a}$                                       D. ${{\log }_{14}}12=\frac{2a+b}{ab+b}$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{14}}12=\frac{{{\log }_{2}}12}{{{\log }_{2}}14}=\frac{{{\log }_{2}}\left( {{2}^{2}}.3 \right)}{{{\log }_{2}}\left( 2.7 \right)}=\frac{2+{{\log }_{2}}3}{1+{{\log }_{2}}7}=\frac{2+{{\log }_{2}}7.{{\log }_{7}}3}{1+a}=\frac{2+\frac{a}{b}}{a+1}=\frac{a+2b}{ab+b}$

Cách 2 (Casio): Nhập ${{\log }_{2}}7-SHIFT-STO-A$ ( mục đích gán ${{\log }_{2}}7=A$)

Nhập ${{\log }_{3}}7-SHIFT-STO-B$ (gán ${{\log }_{3}}7=B$)

Lấy ${{\log }_{14}}12-\frac{A+2B}{AB+A};{{\log }_{14}}12-\frac{A+2B}{AB+B}…….$trong 4 kết quả kết quả nào cho đáp án bằng 0 thì đáp án đó là đáp án đúng. Chọn B

Ví dụ 6: Cho ${{\log }_{2}}3=a,{{\log }_{2}}5=b$. Tính ${{\log }_{6}}45$ theo a,b

A. ${{\log }_{6}}45=\frac{a+2b}{2\left( 1+a \right)}$ B. ${{\log }_{6}}45=2a+b$

C. ${{\log }_{6}}45=\frac{2a+b}{1+a}$ D. ${{\log }_{6}}45=a+b-1$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{6}}45=\frac{{{\log }_{2}}45}{{{\log }_{2}}6}=\frac{{{\log }_{2}}\left( {{3}^{2}}.5 \right)}{{{\log }_{2}}\left( 2.3 \right)}=\frac{2{{\log }_{2}}3+{{\log }_{2}}5}{1+{{\log }_{2}}3}=\frac{2a+b}{1+a}$. Chọn C

Ví dụ 7:Đặt $a={{\log }_{3}}4,b={{\log }_{5}}4$. Hãy biểu diễn ${{\log }_{12}}80$ theo a, b

A. ${{\log }_{12}}80=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab+b}$ B. ${{\log }_{12}}80=\frac{a+2ab}{ab}$

C. ${{\log }_{12}}80=\frac{a+2ab}{ab+b}$ D. ${{\log }_{12}}80=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab}$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{12}}80=\frac{{{\log }_{4}}80}{{{\log }_{4}}12}=\frac{{{\log }_{4}}16+{{\log }_{4}}5}{{{\log }_{4}}3+{{\log }_{4}}4}=\frac{2+\frac{1}{b}}{\frac{1}{a}+1}=\frac{a+2ab}{ab+b}$. Chọn C

Ví dụ 8: Đặt $a={{\log }_{2}}3;b={{\log }_{5}}2;c={{\log }_{2}}7$. Hãy ${{\log }_{42}}15$ biểu diễn theo a, b, c

A. ${{\log }_{42}}15=\frac{ab+1}{b\left( a+c+1 \right)}$ B. ${{\log }_{42}}15=\frac{ac+1}{c\left( a+c+1 \right)}$

C. ${{\log }_{42}}15=\frac{ac+1}{ab+b+c}$ D. ${{\log }_{42}}15=\frac{a+c}{a+b+bc}$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{42}}15=\frac{{{\log }_{2}}15}{{{\log }_{2}}42}=\frac{{{\log }_{2}}3+{{\log }_{2}}5}{{{\log }_{2}}2+{{\log }_{2}}3+{{\log }_{2}}7}=\frac{a+\frac{1}{b}}{1+a+c}=\frac{ab+1}{b\left( a+c+1 \right)}$. Chọn A

Ví dụ 9: Đặt $a={{\log }_{2}}5;b={{\log }_{3}}5$. Hãy biểu diễn $\log 75$ theo a,b

A. $\log 75=\frac{a+2ab}{ab+b}$ B.$\log 75=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab}$

C. $\log 75=\frac{a+ab}{ab}$ D. $\log 75=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab+b}$

Lời giải chi tiết

Ta có $\log 75=\frac{{{\log }_{2}}75}{{{\log }_{2}}10}=\frac{{{\log }_{2}}\left( {{5}^{2}}.3 \right)}{{{\log }_{2}}\left( 2.5 \right)}=\frac{2{{\log }_{2}}5+{{\log }_{2}}3}{1+{{\log }_{2}}5}=\frac{2a+{{\log }_{2}}5.{{\log }_{5}}3}{1+a}$

$=\frac{\frac{a}{b}+2a}{1+a}=\frac{a+2ab}{\left( a+1 \right)b}$.Chọn C

Ví dụ 10: Đặt $a={{\log }_{2}}3;b={{\log }_{5}}3$. Hãy biểu diễn ${{\log }_{6}}45$ theo a và b

A. ${{\log }_{6}}45=\frac{a+2ab}{ab}$ B. ${{\log }_{6}}45=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab}$

C. ${{\log }_{6}}45=\frac{a+2ab}{ab+b}$ D. ${{\log }_{6}}45=\frac{2{{a}^{2}}-2ab}{ab+b}$

Lời giải chi tiết

Ta có ${{\log }_{6}}45=\frac{{{\log }_{2}}45}{{{\log }_{2}}6}=\frac{{{\log }_{2}}\left( 5.9 \right)}{{{\log }_{2}}\left( 2.3 \right)}=\frac{{{\log }_{2}}5+{{\log }_{2}}9}{1+{{\log }_{2}}3}=\frac{{{\log }_{2}}3.{{\log }_{3}}5+2{{\log }_{2}}3}{1+a}$

$=\frac{\frac{a}{b}+2a}{1+a}=\frac{a+2ab}{\left( a+1 \right)b}$. Chọn C

Ví dụ 11: Biết ${{\log }_{27}}5=a,{{\log }_{8}}7=b,{{\log }_{2}}3=c$ thì ${{\log }_{12}}35$ tính theo a, b và c bằng

A. $\frac{3b+2ac}{c+2}$      B. $\frac{3(b+ac)}{c+2}$ C. $\frac{3b+2ac}{c+1}$ D. $\frac{3(b+ac)}{c+1}$

Lời giải chi tiết

${{\log }_{12}}35=\frac{{{\log }_{2}}35}{{{\log }_{2}}12}=\frac{{{\log }_{2}}7+{{\log }_{2}}5}{{{\log }_{2}}4+{{\log }_{2}}3}=\frac{3{{\log }_{8}}7+{{\log }_{2}}3.{{\log }_{3}}5}{c+2}=\frac{3b+3c.{{\log }_{27}}15}{c+2}=\frac{3\left( ac+b \right)}{c+2}$. Chọn B

Ví dụ 12: Cho các số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn $xy={{10}^{a}},yz={{10}^{2b}},zx={{10}^{3c}}\left( a,b,c\in \mathbb{R} \right)$.

Tính $P=\log x+\operatorname{logy}+logz$ theo a, b, c

A. $P=3abc$ B. $P=a+2b+3c$ C. $P=6abc$ D. $P=\frac{a+2b+3c}{2}$

Lời giải chi tiết

Ta có $xy={{10}^{a}},yz={{10}^{2b}},zx={{10}^{3c}}\Rightarrow {{\left( xyz \right)}^{2}}={{10}^{a+2b+3c}}$

Suy ra $P=\log x+\log y+\log z=\log \left( xyz \right)=\frac{1}{2}\log {{\left( xyz \right)}^{2}}=\frac{1}{2}\log {{10}^{a+2b+3c}}=\frac{a+2b+3c}{2}$. Chọn D

 

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Toán 12 Tag với:Cong thuc - LOGARIT - TOAN 12

Bài liên quan:
  1. Tổng hợp lý thuyết vận dụng công thức logarit để giải bài tập – có đáp án chi tiết toán lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết bảng công thức logarit công phá mọi bài toán lớp 12 toán lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.