• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Toán 12 / Tổng hợp lý thuyết cách xét tính đơn điệu của hàm số bậc 3 trên d có chứa tham số m toán lớp 12

Tổng hợp lý thuyết cách xét tính đơn điệu của hàm số bậc 3 trên d có chứa tham số m toán lớp 12

13/04/2022 by admin Để lại bình luận

Xét tính đơn điệu của hàm số bậc 3 trên D có chứa tham số m

Phương pháp giải bài toán đơn điệu trên D của hàm bậc 3

þ Xét bài toán 2: Tìm điều kiện của tham số m để hàm số $y=f\left( x;m \right)$ đồng biến hoặc nghịch biến trên D (trong đó D là một khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng, nửa đoạn).

Phương pháp giải:

Xét hàm số $f\left( x;m \right)$ ta tính ${y}’={f}’\left( x;m \right)$.

Hàm số đồng biến trên D ⇔ ${y}’\ge 0\text{ }\left( \forall x\in D \right)$.

Hàm số nghịch biến trên D ⇔ ${y}’\le 0\text{ }\left( \forall x\in D \right)$.

Cô lập tham số m và đưa bất phương trình ${y}’\ge 0$ hoặc ${y}’\le 0$ về dạng $m\ge f\left( x \right)$ hoặc $m\le f\left( x \right)$.

Sử dụng tính chất:

§ Bất phương trình: $m\ge f\left( x \right)\text{ }\forall x\in D\Leftrightarrow m\ge \underset{D}{\mathop{Max}}\,f\left( x \right)$.

§ Bất phương trình: $m\le f\left( x \right)\text{ }\forall x\in D\Leftrightarrow m\le \underset{D}{\mathop{Min}}\,f\left( x \right)$.

Chú ý: Với hàm số $y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx+d\text{ }\left( a\ne 0 \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ nên hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên khoảng $\left( a;b \right)$ thì nó đồng biến trên đoạn $\left[ a;b \right]$.

Để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số các bạn xem chủ đề GTLN, GTNN của hàm số.

Lưu ý bất đẳng thức Cosi (AM – GM): Cho các số thực không âm ${{a}_{1}},\text{ }{{a}_{2}},…,{{a}_{n}}$ thì ta có:

${{a}_{1}}+{{a}_{2}}+…+{{a}_{n}}>n\sqrt[n]{{{a}_{1}}{{a}_{2}}…{{a}_{n}}}$.

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow {{a}_{1}}={{a}_{2}}=…={{a}_{n}}$.

Với hàm số lượng giác $F\left( x \right)=a\operatorname{sinx}+b\cos x+c$ thì $\left\{ \begin{array}  {} MaxF\left( x \right)=\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}+c \\  {} MinF\left( x \right)=-\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}+c \\ \end{array} \right.$.

Bài tập xét tính đồng biến nghịch biến của hàm bậc 3 có đáp án

Ví dụ 1: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+mx+1$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-6x+m$.

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 2;+\infty  \right)$ $\Leftrightarrow {y}’=3{{x}^{2}}-6x+m\ge 0\text{ }\forall x\in \left( 0;+\infty  \right)$

$\Leftrightarrow m\ge -3{{x}^{2}}+6x=g\left( x \right)\left( \forall x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow m\ge \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)$

Mặt khác ${g}’\left( x \right)=-6x+6=0\Leftrightarrow x=1$. Ta có $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=0;\text{ }\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=-\infty ;\text{ }g\left( 1 \right)=3$.

Do vậy $\underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=+\infty $. Do đó $m\ge 3$ là giá trị cần tìm.

Ví dụ 2: Cho hàm số $y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+3mx-1$. Xác định tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=-3{{x}^{2}}+6x+3m$.

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$ $\Leftrightarrow {y}’\le 0\text{ }\forall x\subset \left( 0;+\infty  \right)$

$\Leftrightarrow m\le {{x}^{2}}-2x=g\left( x \right)\text{ }\forall x\in \left( 0;+\infty  \right)\Leftrightarrow m\le \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)$

Xét $g\left( x \right)={{x}^{2}}-2x\left( x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)$ ta có: ${g}’\left( x \right)=2x-2=0\Leftrightarrow x=1$

$\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=0;\text{ }\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,g\left( x \right)=+\infty ;\text{ }g\left( 1 \right)=-1$ nên $\underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)=-1$

Do đó $m\le -1$ là giá trị cần tìm.

Ví dụ 3: Cho hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-mx+1$. Xác định tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đã cho nghịch biến trên đoạn $\left[ -2;0 \right]$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’={{x}^{2}}+2x-m$.

Hàm số đã cho nghịch biến trên đoạn $\left[ -2;0 \right]$ $\Leftrightarrow {y}’\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left[ -2;0 \right] \right)$

$\Leftrightarrow m\ge {{x}^{2}}+2x=g\left( x \right)\left( \forall x\in \left[ -2;0 \right] \right)\Leftrightarrow m\ge \underset{\left[ -2;0 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)$

Mặt khác ${g}’\left( x \right)=2x+2=0\Leftrightarrow x=-1$

Lại có $g\left( -2 \right)=0;\text{ }g\left( 0 \right)=0;\text{ }g\left( -1 \right)=-1$. Do vậy $\underset{\left[ -2;0 \right]}{\mathop{\max }}\,g\left( x \right)=0$

Vậy $m\ge 0$ là giá trị cần tìm.

Ví dụ 4: [Đề thi tham khảo của Bộ GD{}ĐT năm 2019]: Tập hợp các giá trị thực của tham số m để hàm số $y=-{{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+\left( 4m-9 \right)x+4$ nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;-1 \right)$ là

A. $\left( -\infty ;0 \right]$. B. $\left[ -\frac{3}{4};+\infty  \right)$. C. $\left( -\infty ;-\frac{3}{4} \right]$.              D. $\left[ 0;+\infty  \right)$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=-3{{x}^{2}}-12x+4m-9$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;-1 \right)$ $\Leftrightarrow {y}’=-3{{x}^{2}}-12x+4m-9\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;-1 \right) \right)$

$\Leftrightarrow 4m\le 3{{x}^{2}}+12x+9\left( \forall x\in \left( -\infty ;-1 \right) \right)\Leftrightarrow \frac{4m}{3}\le {{x}^{2}}+4x+3\left( \forall x\in \left( -\infty ;-1 \right) \right)\left( * \right)$

Xét $g\left( x \right)={{x}^{2}}+4x+3$ trên khoảng $\left( -\infty ;-1 \right)$ ta có: ${g}’\left( x \right)=2x+4=0\Leftrightarrow x=-2$.

Ta tìm được $\underset{\left( -\infty ;-1 \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)=g\left( -2 \right)=-1\Rightarrow \left( * \right)\Leftrightarrow \frac{4m}{3}\le -1\Leftrightarrow m\le -\frac{3}{4}$. Chọn C.

Ví dụ 5: Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-2 \right){{x}^{2}}+\left( 2m+3 \right)x$ nghịch biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$?

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’={{x}^{2}}+2\left( m-2 \right)x+2m+3$

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$ $\Leftrightarrow {y}’\le 0\left( \forall x\in \left[ 0;3 \right] \right)$ (Do hàm số liên tục trên $\mathbb{R}$ nên ta mở rộng ra đoạn $\left[ 0;3 \right]$).

$\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x+3\le -2m\left( x+1 \right)\left( \forall x\in \left[ 0;3 \right] \right)\Leftrightarrow 2m\le \frac{-{{x}^{2}}+4x-3}{x+1}=g\left( x \right)\left( \forall x\in \left[ 0;3 \right] \right)$

$\Leftrightarrow 2m\le \underset{\left[ 0;3 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)$

Ta có: ${g}’\left( x \right)=\frac{-{{x}^{2}}-7x+7}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}=0\xrightarrow{x\in \left[ 0;3 \right]}x=-1+2\sqrt{2}$

Mặt khác $g\left( 2\sqrt{2}-1 \right)=6-4\sqrt{2},\text{ }g\left( 0 \right)=-3,\text{ }g\left( 3 \right)=0$.

Do đó $\underset{\left[ 0;3 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)=-3\Rightarrow 2m\le -3\Leftrightarrow m\le -\frac{3}{2}$.

Ví dụ 6: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m nhỏ hơn 20 để hàm số $y={{x}^{3}}+6{{x}^{2}}+\left( m+2 \right)x+{{m}^{2}}$ đồng biến trên khoảng $\left( -1;+\infty  \right)$.

A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}+12x+m+2$

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -1;+\infty  \right)\Leftrightarrow {y}’\ge 0\left( \forall x\in \left[ -1;+\infty  \right) \right)$ (Do hàm số đã cho liên tục trên $\mathbb{R}$ nên ta có thể lấy $x\in \left[ -1;+\infty  \right)$).

$\Leftrightarrow g\left( x \right)=3{{x}^{2}}+12x+2\ge -m\left( \forall x\in \left[ -1;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow \underset{\left[ -1;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)\ge -m\left( * \right)$

Ta có: ${g}’\left( x \right)=6x+12>0\left( \forall x\in \left[ -1;+\infty  \right) \right),\text{ }g\left( -1 \right)=-7$.

Suy ra $\left( * \right)\Leftrightarrow -7\ge -m\Leftrightarrow m\ge 7$.

Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m<20 \\  {} m\in \mathbb{Z} \\

\end{array} \right.$ Þ có 13 giá trị của tham số m. Chọn A.

Ví dụ 7: Tìm tham số m để hàm số sau đồng biến trên $\left( 0;+\infty  \right):y={{x}^{3}}+mx-\frac{1}{3x}$.

A. $m\le 1$  B. $m\le 0$ C. $m\ge -1$ D. $m\ge -2$

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}+m+\frac{1}{3{{x}^{2}}}$

Hàm số đồng biến trên $\left( 0;+\infty  \right)\Leftrightarrow {y}’\ge 0\left( \forall x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow g\left( x \right)=3{{x}^{2}}+\frac{1}{3{{x}^{2}}}\ge -m\left( \forall x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)$.

$\Leftrightarrow \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)\ge -m\left( * \right)$.

Theo BĐT AM – GM ta có: $3{{x}^{2}}+\frac{1}{3{{x}^{2}}}\ge 2\sqrt{3{{x}^{2}}.\frac{1}{3{{x}^{2}}}}=2$

Do đó $\left( * \right)\Leftrightarrow 2\ge -m\Leftrightarrow m\ge -2$. Chọn D.

Ví dụ 8: Tập hợp các giá trị của –m để hàm số $y=-m{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-3x+m-2$ nghịch biến trên $\left( -3;0 \right)$ là

A. $\left[ -\frac{1}{3};+\infty  \right)$. B. $\left( -\frac{1}{3};+\infty  \right)$. C. $\left( -\infty ;-\frac{1}{3} \right)$.              D. $\left[ -\frac{1}{3};0 \right)$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’={{\left( -m{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-3x+m-2 \right)}^{\prime }}=-3m{{x}^{2}}+2x-3$

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( -3;0 \right)\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} {y}’\le 0 \\  {} x\in \left( -3;0 \right) \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} -3m{{x}^{2}}+2x-3\le 0 \\  {} x\in \left( -3;0 \right) \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\ge \frac{2x-3}{3{{x}^{2}}}=f\left( x \right) \\  {} x\in \left( -3;0 \right) \\ \end{array} \right.$

Ta có ${f}’\left( x \right)={{\left( \frac{2x-3}{3{{x}^{2}}} \right)}^{\prime }}=\frac{2\left( 3-x \right)}{3{{x}^{3}}}>0\left( \forall x\in \left( -3;0 \right) \right)\Rightarrow f\left( x \right)$ đồng biến trên khoảng $\left( -3;0 \right)$.

Do đó $\underset{\left( -3;0 \right)}{\mathop{f\left( x \right)}}\,<f\left( -3 \right)=-\frac{1}{3}\left( \forall x\in \left( -3;0 \right) \right)\Rightarrow m\ge -\frac{1}{3}\Leftrightarrow m\in \left[ -\frac{1}{3};+\infty  \right)$. Chọn A.

Ví dụ 9: Biết rằng tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}-\left( m-3 \right)x+2017m$ đồng biến trên các khoảng $\left( -3;-1 \right)$ và $\left( 0;3 \right)$ là đoạn $T=\left[ a;b \right]$. Tính ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}$.

A. ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}=10$. B. ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}=13$. C. ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}=8$.              D. ${{a}^{2}}+{{b}^{2}}=5$.

Lời giải chi tiết

Ta có ${y}’={{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x-\left( m-3 \right)$

Để hàm số đồng biến trên các khoảng $\left( -3;-1 \right)$ và $\left( 0;3 \right)$ thì ${y}’\ge 0$ với mọi $x\in \left( -3;-1 \right)$ và $x\in \left( 0;3 \right)$. Hay ${{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x-\left( m-3 \right)\ge 0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x+3\ge m\left( 2x+1 \right)\Leftrightarrow \frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1}\ge m$ với mọi $x\in \left( 0;3 \right)$ và $\frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1}\le m$ với $x\in \left( -3;-1 \right)$.

Xét ${f}’\left( x \right)={{\left( \frac{{{x}^{2}}+2x+3}{2x+1} \right)}^{\prime }}=\frac{2\left( x-1 \right)\left( x+2 \right)}{{{\left( 2x+1 \right)}^{2}}}\to {f}’\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} x=1 \\  {} x=-2 \\ \end{array} \right.$

Dựa vào bảng biến thiên của hàm số $f\left( x \right)$, để $f\left( x \right)$ đồng biến trên $\left( 0;3 \right)$ thì $m\le 2$, để $f\left( x \right)$ đồng biến trên $\left( -3;-1 \right)$ thì $m\ge -1\Rightarrow m\in \left[ -1;2 \right]\Rightarrow {{a}^{2}}+{{b}^{2}}=5$. Chọn D.

Ví dụ 10: Để hàm số $y=-\frac{{{x}^{3}}}{3}+\left( a-1 \right){{x}^{2}}+\left( a+3 \right)x-4$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$ thì giá trị cần tìm của tham số a là

A. $a<-3$. B. $a>-3$. C. $-3<a<\frac{12}{7}$. D. $a\ge \frac{12}{7}$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=-{{x}^{2}}+2\left( a-1 \right)x+a+3$

Để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$ thì ${y}’\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)$

$\Leftrightarrow -{{x}^{2}}+2\left( a-1 \right)x+a+3\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)$

$\Leftrightarrow 2ax+a\ge {{x}^{2}}+2x-3\Leftrightarrow a\ge \frac{{{x}^{2}}+2x-3}{2x+1}\Leftrightarrow a\ge \underset{\left( 0;3 \right)}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)\left( * \right)$.

Xét hàm số $f\left( x \right)=\frac{{{x}^{2}}+2x-3}{2x+1}$ trên $\left( 0;3 \right)$.

Ta có: ${f}’\left( x \right)=\frac{2{{x}^{2}}+2x+8}{{{\left( 2x+1 \right)}^{2}}}>0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)\Rightarrow f\left( x \right)$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$.

Vậy $f\left( x \right)<f\left( 3 \right)=\frac{12}{7}$. Do đó $\left( * \right)\Leftrightarrow a\ge \frac{12}{7}$. Chọn D.

Ví dụ 11: Giá trị của tham số m sao cho hàm số $y={{x}^{3}}-2m{{x}^{2}}-\left( m+1 \right)x+1$ nghịch biến trên khoảng $\left( 0;2 \right)$ là

A. $m\ge -1$. B. $m\le \frac{11}{9}$. C. $m\ge \frac{11}{9}$. D. $m\le -1$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-4mx-m-1$

Hàm số nghịch biến biến trên khoảng $\left( 0;2 \right)\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-4mx-m-1\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left[ 0;2 \right] \right)$

$\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-1\le m\left( 4x+1 \right)\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;2 \right) \right)\Leftrightarrow \frac{3{{x}^{2}}-1}{4x+1}\le m\left( \forall x\in \left[ 0;2 \right] \right)$.

Xét hàm số $g\left( x \right)=\frac{3{{x}^{2}}-1}{4x+1}\text{ }\left( x\in \left[ 0;2 \right] \right)$.

Ta có: ${g}’\left( x \right)=\frac{6x\left( 4x+1 \right)-4\left( 3{{x}^{2}}-1 \right)}{{{\left( 4x+1 \right)}^{2}}}=\frac{12{{x}^{2}}+6x+4}{{{\left( 4x+1 \right)}^{2}}}>0\left( \forall x\in \left[ 0;2 \right] \right)$

$\Rightarrow g\left( x \right)$ đồng biến trên đoạn $\left[ 0;2 \right]$

Ta có: $g\left( x \right)=\frac{3{{x}^{2}}-1}{4x+1}\le \text{m }\left( \forall x\in \left[ 0;2 \right] \right)\Leftrightarrow m\ge g\left( 2 \right)=\frac{11}{9}$. Chọn C.

Ví dụ 12: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y=2{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+2x$ đồng biến trên khoảng $\left( -2;0 \right)$.

A. $m\ge -2\sqrt{3}$. B. $m\le 2\sqrt{3}$. C. $m\ge -\frac{13}{2}$. D. $m\ge \frac{13}{2}$.

Lời giải chi tiết

Cách 1: Ta có: ${y}’=6{{x}^{2}}-2mx+2$

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -2;0 \right)\Leftrightarrow {y}’\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -2;0 \right) \right)$.

$\Leftrightarrow mx\le 3{{x}^{2}}+1\text{ }\left( \forall x\in \left( -2;0 \right) \right)\Leftrightarrow m\ge 3x+\frac{1}{x}\text{ }\left( \forall x\in \left( -2;0 \right) \right)\Leftrightarrow m\ge \underset{\left( -2;0 \right)}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)$

Xét $f\left( x \right)=3x+\frac{1}{x}\text{ }\left( x\in \left( -2;0 \right) \right)$ ta có ${f}’\left( x \right)=3-\frac{1}{{{x}^{2}}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} x=\frac{1}{\sqrt{3}}\text{ }\left( loai \right) \\  {} x=-\frac{1}{\sqrt{3}} \\ \end{array} \right.$

Lại có $\underset{x\to 0}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-\infty ;\underset{x\to {{\left( -2 \right)}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=\frac{-13}{2},f\left( -\frac{1}{\sqrt{3}} \right)=-2\sqrt{3}$

Vậy $m\ge -2\sqrt{3}$. Chọn A.

Cách 2: $f\left( x \right)=3x+\frac{1}{x}=-\left[ 3\left( -x \right)+\frac{1}{\left( -x \right)} \right]\le -2\sqrt{3}\Rightarrow \underset{\left( -2;0 \right)}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=-2\sqrt{3}$ khi $x=-\frac{1}{\sqrt{3}}$.

Ví dụ 13: Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số m để hàm số $y={{x}^{3}}+mx-\frac{1}{5{{x}^{5}}}$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$?

A. 5. B. 3. C. 0. D. 4.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}+m+\frac{1}{{{x}^{6}}}$

Để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)\Leftrightarrow {y}’\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)$

$\Leftrightarrow g\left( x \right)=3{{x}^{2}}+\frac{1}{{{x}^{6}}}\ge -m\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow \underset{\left( 0;+\infty  \right)}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)\ge -m\left( * \right)$

Lại có: $g\left( x \right)=3{{x}^{2}}+\frac{1}{{{x}^{6}}}={{x}^{2}}+{{x}^{2}}+{{x}^{2}}+\frac{1}{{{x}^{6}}}\ge 4\sqrt[4]{{{x}^{2}}.{{x}^{2}}.{{x}^{2}}.\frac{1}{{{x}^{6}}}}=4$ (Bất đẳng thức AM – GM)

Do đó $\left( * \right)\Leftrightarrow -m\le 4\Leftrightarrow m\ge -4$.

Theo bài ta có $m\in \left\{ -4;-3;-2;-1 \right\}$. Chọn D.

Ví dụ 14: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y={{x}^{4}}-2\left( m-1 \right){{x}^{2}}+m-2$ đồng biến trên khoảng $\left( 1;3 \right)$.

A. $m\le 1$. B. $m<1$. C. $m\le 2$. D. $m<2$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=4{{x}^{3}}-4\left( m-1 \right)x$

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 1;3 \right)\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-4\left( m-1 \right)x\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left[ 1;3 \right] \right)$ (Do hàm số đã cho liên tục trên $\mathbb{R}$ nên ta có thể lấy x trên đoạn $\left[ 1;3 \right]$)

$\Leftrightarrow g\left( x \right)={{x}^{2}}\ge m-1\text{ }\left( \forall x\in \left[ 1;3 \right] \right)\Leftrightarrow \underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( x \right)\ge m-1\Leftrightarrow 1\ge m-1\Leftrightarrow m\le 2$. Chọn C.

Ví dụ 15: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số $y={{x}^{4}}-{{m}^{2}}{{x}^{2}}+m$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;4 \right)$.

A. $m\in \left( -2;2 \right)$. B. $m\in \left( 0;2 \right)$. C. $m\in \varnothing $.              D. $m\in \left\{ 0 \right\}$.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=4{{x}^{3}}-2{{m}^{2}}x$

Do hàm số đã cho liên tục trên $\mathbb{R}$ nên nó đồng biến trên khoảng $\left( 0;4 \right)\Leftrightarrow {y}’\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left[ 0;4 \right] \right)$

$\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-2{{m}^{2}}x\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left[ 0;4 \right] \right)\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}\ge {{m}^{2}}\text{ }\left( \forall x\in \left[ 0;4 \right] \right)\Leftrightarrow {{m}^{2}}\le 0\Leftrightarrow m=0$. Chọn D.

Ví dụ 16: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số $y=\frac{2}{3}{{x}^{3}}-\left( 2m-3 \right){{x}^{2}}+2\left( {{m}^{2}}-3m \right)x+1$ nghịch biến trên khoảng $\left( 1;3 \right)$?

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Lời giải chi tiết

Ta có: ${y}’=2{{x}^{2}}-2\left( 2m-3 \right)x+2\left( {{m}^{2}}-3m \right)=2\left( x-m \right)\left[ x-\left( m-3 \right) \right]<0\Leftrightarrow m-3<x<m$

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 1;3 \right)\Leftrightarrow m-3\le 1\le 3\le m\Leftrightarrow 3\le m\le 4$.

Vậy có 2 giá trị nguyên của tham số $m=\left\{ 3;4 \right\}$. Chọn C.

Lời giải

Ta có ${y}’={{x}^{2}}-\left( 2m-1 \right)x+{{m}^{2}}-m-2=\left[ x-\left( m-2 \right) \right]\left[ x-\left( m+1 \right) \right]$ .

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 1;2 \right)\Leftrightarrow {y}’\le 0,\text{ }\forall x\in \left( 1;2 \right)\Leftrightarrow \left[ x-\left( m-2 \right) \right]\left[ x-\left( m+1 \right) \right]\le 0$.

$\Leftrightarrow m-2\le x\le m+1$

Với $x\in \left( 1;2 \right)\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} x\ge 1\Rightarrow m-2\le 1\Leftrightarrow m\le 3 \\  {} x\le 2\Rightarrow m+1\ge 2\Leftrightarrow m\ge 1 \\ \end{array} \right.\Rightarrow 1\le m\le 3$.

Suy ra có ba giá trị nguyên của m để hàm số nghịch biến trên khoảng
. Chọn D.

Ví dụ 18: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $f\left( x \right)=\sqrt{{{x}^{2}}+4mx+4{{m}^{2}}+3}$ nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;2 \right)$.

A. $m\le -1$. B. $m>-1$. C. $m\le 2$. D. $m>2$.

Lời giải

Hàm số xác định $\Leftrightarrow {{x}^{2}}+4mx+4{{m}^{2}}+3\ge 0\Leftrightarrow {{\left( x+2m \right)}^{2}}+3\ge 0$ (Luôn đúng).

Ta có ${f}’\left( x \right)={{\left( \sqrt{{{x}^{2}}+4mx+4{{m}^{2}}+3} \right)}^{\prime }}=\frac{x+2m}{\sqrt{{{x}^{2}}+4mx+4{{m}^{2}}+3}}$.

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;2 \right)$, khi đó

${y}’\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;2 \right) \right)\Leftrightarrow \frac{x+2m}{\sqrt{{{x}^{2}}+4mx+4{{m}^{2}}+3}}\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;2 \right) \right)$

Suy ra $x+2m\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;2 \right) \right)\Leftrightarrow m\le -\frac{x}{2}\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;2 \right) \right)\Leftrightarrow m\le \frac{-2}{2}=-1$. Chọn A.

Ví dụ 19: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( 2m-1 \right)x+1$ nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2?

A. $m=0,\text{ }m=2$. B. $m=1$. C. $m=0$. D. $m=2$.

Lời giải

Ta có ${y}’={{\left[ {{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( 2m-1 \right)x+1 \right]}^{\prime }}=3{{x}^{2}}-6mx+3\left( 2m-1 \right)$.

Hàm số nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 2  PT ${y}’=0$ là hai nghiệm ${{x}_{1}},\text{ }{{x}_{2}}$ thỏa mãn $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=2$.

Hàm số có hai cực trị, khi đó $\text{Δ’}\left( {{y}’} \right)>0\Leftrightarrow 9{{m}^{2}}-9\left( 2m-1 \right)>0\Leftrightarrow {{\left( m-1 \right)}^{2}}>0\Leftrightarrow m\ne 1$.

Khi đó $\left\{ \begin{array}  {} {{x}_{1}}\text{+ }{{x}_{2}}=2m \\  {} {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=2m-1 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=2\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right)}^{2}}=4$

$\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}.{{x}_{2}}=4\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}-4\left( 2m-1 \right)=4\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}-8m=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} m=0 \\  {} m=2 \\ \end{array} \right.$. Chọn A.

Ví dụ 20: Tổng các giá trị của tham số m thỏa mãn điều kiện để hàm số $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-m{{x}^{2}}+\left( 3-2m \right)x+m$ nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng $2\sqrt{5}$ là:

A. $T=2$. B. $T=-2$. C. $T=-4$. D. $T=4$.

Lời giải

Ta có: ${y}’={{x}^{2}}-2mx+3-2m$.

Hàm số nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng $2\sqrt{5}$ khi phương trình ${{x}^{2}}-2mx+3-2m=0\left( * \right)$ có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=2\sqrt{5}$

Phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khi $\text{Δ’}={{m}^{2}}+2m-3>0$

Theo định lí Vi-et ta có: $\left\{ \begin{array}  {} {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m \\  {} {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=3-2m \\ \end{array} \right.$

Ta có: $\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=2\sqrt{5}\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right)}^{2}}=20\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}{{x}_{2}}=20\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}+8m-12=20\left( t/m \right)$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} m=-4 \\  {} m=2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow T=-2$. Chọn B.

Ví dụ 21: Xác định giá trị của b để hàm số $f\left( x \right)=\sin x-bx+c$ nghịch biến trên toàn trục số.

A. $b\le 1$. B. $b<1$. C. $b>1$. D. $b\ge 1$.

Lời giải

Ta có: ${y}’=\cos x-b$. Hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$ $\Leftrightarrow \cos x-b\le 0\text{ }\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow b\ge \cos x\text{ }\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow b\ge 1$.

Chọn D.

Ví dụ 22: : Xác định giá trị của m để hàm số $f\left( x \right)=\sin 2x+mx+c$ đồng biến trên $\mathbb{R}$.

A. $m\ge 2$. B. $-2\le m\le 2$. C. $m>2$. D. $m\ge -2$.

Lời giải

Ta có: ${y}’=2\cos 2x+m$.

Hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$ $\Leftrightarrow {y}’\ge 0\left( \forall x\in \mathbb{R} \right)\Leftrightarrow \underset{\mathbb{R}}{\mathop{\min }}\,{y}’=-2+m\ge 0\Leftrightarrow m\ge 2$. Chọn A.

Ví dụ 23: Xác định giá trị của m để hàm số $y=m\sin x+\cos x+\left( m+1 \right)x$ đồng biến trên $\mathbb{R}$.

A. $m\ge 0$. B. $-1\le m\le 1$. C. $m>1$. D. $m\ge -1$.

Lời giải

Ta có: ${y}’=m\cos x-\sin x+m+1$.Hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$ $\Leftrightarrow {y}’\ge 0\left( \forall x\in \mathbb{R} \right)$.

$\Leftrightarrow \underset{\mathbb{R}}{\mathop{\min }}\,{y}’=-\sqrt{{{m}^{2}}+1}+m+1\ge 0\Leftrightarrow m+1\ge \sqrt{{{m}^{2}}+1}\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\ge -1 \\  {} {{m}^{2}}+2m+1\ge {{m}^{2}}+1 \\ \end{array} \right.$

. Chọn A.

Ví dụ 24: Xác định giá trị của tham số m để hàm số $y=\left( m-3 \right)x-\left( 2m+1 \right)\cos x$ luôn nghịch biến trên $\mathbb{R}$.

A. $-4\le m\le \frac{2}{3}$. B. $-4\le m\le 3$. C. $-1\le m\le \frac{2}{3}$. D. $-1\le m\le 3$.

Lời giải

Ta có: ${y}’=m-3+\left( 2m+1 \right)\sin x$. Hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$ $\Leftrightarrow {y}’\le 0\left( \forall x\in \mathbb{R} \right)$

$\Leftrightarrow \underset{\mathbb{R}}{\mathop{\max }}\,{y}’=m-3+\left| 2m+1 \right|\le 0\Leftrightarrow 3-m\ge \left| 2m+1 \right|\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\le 3 \\  {} {{\left( 3-m \right)}^{2}}\ge {{\left( 2m+1 \right)}^{2}} \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\le 3 \\  {} 3{{m}^{2}}+10m-8\le 0 \\ \end{array} \right.$

$\Leftrightarrow -4\le m\le \frac{2}{3}$. Chọn A.

Ví dụ 25: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y={{x}^{3}}-\left( 3m+6 \right){{x}^{2}}+\left( 3{{m}^{2}}+12m \right)x+{{m}^{2}}-m$ nghịch biến trên đoạn $\left[ 1;3 \right]$.

A. $0\le m\le 1$. B. $\left[ \begin{array}  {} m\ge 1 \\  {} m\le 0 \\ \end{array} \right.$. C. $-1\le m\le 1$.              D. $\left[ \begin{array}  {} m\ge 1 \\  {} m\le -1 \\ \end{array} \right.$..

Lời giải

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-6\left( m+2 \right)x+3\left( {{m}^{2}}+4m \right)=3\left( x-m \right)\left( x-m-4 \right);\text{ }{y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} x=m \\  {} x=m+4 \\ \end{array} \right.$.

Do đó phương trình ${y}’=0$ luôn có 2 nghiệm phân biệt

Bảng biến thiên

Để hàm số nghịch biến trên $\left[ 1;3 \right]$ thì $\left\{ \begin{array}  {} m\le 1 \\  {} m+4\ge 3 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\le 1 \\  {} m\ge -1 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow -1\le m\le 1$. Chọn C.

Ví dụ 26: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y={{x}^{3}}-6m{{x}^{2}}+\left( 12{{m}^{2}}-3 \right)x+m+3$ nghịch biến trên đoạn $\left[ 0;1 \right]$.

A. $-1\le m\le 1$. B. $\left[ \begin{array}  {} m\ge 1 \\  {} m\le -1 \\ \end{array} \right.$.

C. $\left[ \begin{array}  {} m\ge \frac{1}{2} \\  {} m\le 0 \\ \end{array} \right.$. D. $0\le m\le \frac{1}{2}$.

Lời giải

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-12mx+12{{m}^{2}}-3=3\left( x-2m+1 \right)\left( x-2m-1 \right);\text{ }{y}’=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} x=2m+1 \\  {} x=2m-1 \\ \end{array} \right.$.

Do đó phương trình
 luôn có 2 nghiệm phân biệt

Bảng biến thiên

Để hàm số nghịch biến trên $\left[ 0;1 \right]$ thì $\left\{ \begin{array}  {} 2m-1\le 0 \\  {} 2m+1\ge 1 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\le \frac{1}{2} \\  {} m\ge 0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow 0\le m\le \frac{1}{2}$. Chọn D.

Ví dụ 27: Số giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn $\left[ -20;20 \right]$ để hàm số $y={{x}^{3}}-3\left( m-1 \right){{x}^{2}}-\left( 9{{m}^{2}}-6m \right)x+2m+1$ nghịch biến trên khoảng $\left( 2;4 \right)$ là:

A. 17. B. 36. C. 19. D. 41.

Lời giải

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-6\left( m-1 \right)x-3m\left( 3m-2 \right)=3\left( x+m \right)\left[ x-\left( 3m-2 \right) \right]<0$

Để hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 2;4 \right)$ thì:

TH1: $-m\le 2<4\le 3m-2\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\ge -2 \\  {} m\ge 2 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow m\ge 2$.

TH2: $3m-2\le 2<4\le -m\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} m\le -4 \\  {} m\le \frac{4}{3} \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow m\le -4$.

Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m\in \mathbb{Z} \\  {} m\in \left[ -20;20 \right] \\ \end{array} \right.\Rightarrow $có 36 giá trị nguyên của m. Chọn B.

Ví dụ 28: Cho hàm số $y=2{{x}^{3}}-3\left( m+1 \right){{x}^{2}}+6mx$. Số giá trị nguyên dương của m để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng $\left( 2;+\infty  \right)$ là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Lời giải

Yêu cầu bài toán $\Leftrightarrow {y}’=6\left( {{x}^{2}}-m\left( x+1 \right)x+m \right)\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 2;+\infty  \right) \right)$

$\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( x-m \right)\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 2;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow x\ge m\text{ }\left( \forall x\in \left( 2;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow 2\ge m$.

Kết hợp $m\in {{\mathbb{Z}}^{+}}\Rightarrow m=\left\{ 1;2 \right\}$. Chọn B.

Ví dụ 29: Cho hàm số $y=2{{x}^{3}}-3\left( m+2 \right){{x}^{2}}+12mx+1$. Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của $m\in \left[ -10;10 \right]$ để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng $\left( 3;+\infty  \right)$. Số phần tử của tập hợp S là

A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.

Lời giải

Ta có: ${y}’=6{{x}^{2}}-6\left( m+2 \right)x+12m\ge 0\text{ }\Leftrightarrow {{x}^{2}}-\left( m+2 \right)x+2m\ge 0$.

Giả thiết $\Leftrightarrow \left( x-m \right)\left( x-2 \right)\ge 0\text{ }\left( \forall x>3 \right)\Leftrightarrow x-m\ge 0\text{ }\left( \forall x>3 \right)\Leftrightarrow x\ge m\text{ }\left( \forall x>3 \right)\Leftrightarrow 3\ge m$.

Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m\in \mathbb{Z} \\  {} m\in \left[ -10;10 \right] \\ \end{array} \right.\Rightarrow $có 14 giá trị của m. Chọn B.

Ví dụ 30: Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( {{m}^{2}}-1 \right)x+1$. Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của $m\in \left[ -20;20 \right]$ để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng $\left( 0;+\infty  \right)$. Số phần tử của tập hợp S là

A. 22. B. 19. C. 21. D. 20.

Lời giải

Ta có: ${y}’=3{{x}^{2}}-6mx+3\left( {{m}^{2}}-1 \right)$. Ta có: ${y}’\ge 0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2mx+\left( {{m}^{2}}-1 \right)\ge 0$

$\Leftrightarrow \left( x-m-1 \right)\left( x-m+1 \right)\ge 0\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} x\ge m+1 \\  {} x\le m-1 \\ \end{array} \right.$.

Do vậy hàm số đồng biến trên $\left( -\infty ;m-1 \right]$ và $\left[ m+1;+\infty  \right)$

Để hàm số đã cho đồng biến trên x$\left( 0;+\infty  \right)\Leftrightarrow m+1\le 0\Leftrightarrow m\le -1$

.Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m\in \mathbb{Z} \\  {} m\in \left[ -20;20 \right] \\ \end{array} \right.\Rightarrow $có 20 giá trị nguyên của m. Chọn D.

Ví dụ 31: Cho hàm số $y=-{{x}^{4}}+4\left( 3m-2 \right){{x}^{2}}+2m+1$. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn $\left[ -20;20 \right]$ để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -\infty ;-2 \right)$

A. 22. B. 23. C. 21. D. 20.

Lời giải

Ta có: ${y}’=-4{{x}^{3}}+8\left( 3m-2 \right)x$. Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -\infty ;-2 \right)$.

$\Leftrightarrow -4{{x}^{3}}+8\left( 3m-2 \right)x\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;-2 \right) \right)\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2\left( 3m-2 \right)\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;-2 \right) \right)$

(Do $-4x\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;-2 \right) \right)$)

$\Leftrightarrow 2\left( 3m-2 \right)\le {{x}^{2}}\text{ }\left( \forall x\in \left( -\infty ;-2 \right) \right)\Leftrightarrow 2\left( 3m-2 \right)\le \underset{\left( -\infty ;-2 \right)}{\mathop{\min }}\,{{x}^{2}}=4\Leftrightarrow 3m-2\le 2\Leftrightarrow m\le \frac{4}{3}$.

Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m\in \mathbb{Z} \\  {} m\in \left[ -20;20 \right] \\ \end{array} \right.\Rightarrow $có 22 giá trị của m. Chọn A.

Ví dụ 32: Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2\left( 2m+3 \right){{x}^{2}}+m-1$. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn $\left[ -10;10 \right]$ để hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$.

A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.

Lời giải

Ta có: ${y}’=4{{x}^{3}}-4\left( 2m+3 \right)x$. Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 0;3 \right)$.

$\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-4\left( 2m+3 \right)x\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)\Leftrightarrow {{x}^{2}}-\left( 2m+3 \right)\le 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)$

$\Leftrightarrow {{x}^{2}}\le 2m+3\text{ }\left( \forall x\in \left( 0;3 \right) \right)\Leftrightarrow 2m+3\ge 9\Leftrightarrow m\ge 3$

Kết hợp $\left\{ \begin{array}  {} m\in \mathbb{Z} \\  {} m\in \left[ -10;10 \right] \\ \end{array} \right.\Rightarrow $có 8 giá trị của m. Chọn A.

Ví dụ 33: Cho hàm số $y={{x}^{4}}-8\left( {{m}^{2}}-5 \right){{x}^{2}}+3m-1$. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn $\left[ -10;10 \right]$ để hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 3;+\infty  \right)$.

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7..

Lời giải

Ta có: ${y}’=4{{x}^{3}}-8\left( {{m}^{2}}-5 \right)x$. Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 3;+\infty  \right)$.

$\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-8\left( {{m}^{2}}-5 \right)x\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 3;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2\left( {{m}^{2}}-5 \right)\ge 0\text{ }\left( \forall x\in \left( 3;+\infty  \right) \right)$.

$\Leftrightarrow 2\left( {{m}^{2}}-5 \right)\le {{x}^{2}}\text{ }\left( \forall x\in \left( 3;+\infty  \right) \right)\Leftrightarrow 2\left( {{m}^{2}}-5 \right)\le 9\Leftrightarrow {{m}^{2}}\le \frac{19}{2}$.

Kết hợp $m\in \mathbb{Z}\Rightarrow m=\left\{ 0;\pm 1;\pm 2;\pm 3 \right\}$. Chọn D.

 

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Toán 12 Tag với:TINH DON DIEU - HAM SO - TOAN 12

Bài liên quan:
  1. Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số giải phương trình, hệ phương trình và bất phương trình
  2. Tính đơn điệu của hàm số hợp (nâng cao) – Cách giải và bài tập có đáp án chi tiết
  3. Tổng hợp lý thuyết cách xét tính đồng biến nghịch biến của hàm số phân thức chứa tham số m toán lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết cách xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc 3 chứa tham số m toán lớp 12
  5. Cách tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số dựa vào đồ thị và bảng biến thiên
  6. Tổng hợp lý thuyết cách khảo sát chiều biến thiên của hàm số dựa vào bảng biến thiên toán lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số toán lớp 12
  8. Tổng hợp lý thuyết quy tắc xét dấu biểu thức và bài tập minh họa toán lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.