SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Sóng điện từ là gì?
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
2. Những đặc điểm của sóng điện từ
+ Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng $c={{3.10}^{8}}m/s.$ Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
+) Bước sóng $\lambda =\text{v}T=\frac{\text{v}}{\text{f}}.$ Bước sóng điện từ trong chân không: $\lambda =c.T=\frac{\text{c}}{\text{f}}=\frac{{{3.10}^{8}}}{\text{f}}$(m).
+) Sóng điện từ là sóng ngang: Vecto cường độ điện trường $\overrightarrow{\text{E}}$và vecto cảm ứng từ $\overrightarrow{\text{B}}$luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Ba vecto $\overrightarrow{\text{E}},$$\overrightarrow{\text{B}},$$\overrightarrow{\text{v}}$ tạo thành một tam diện thuận (hình bên). +) Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. +) Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ. +) Sóng điện từ tuân theo các qui luật giao thoa, nhiễu xạ. +) Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng. |
|
+) Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được phân loại theo bước sóng thành các loại sau: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.
- Sóng dài: $\lambda $> 3000 m.
- Sóng trung $\lambda $: 200 m ® 3000 m.
- Sóng ngắn $\lambda $: 10 m ® 200 m.
- Sóng cực ngắn $\lambda $: 0,01 m ® 10 m.
3. Công thức tính bước sóng lamđa.
Người ta sử dụng mạch dao động LC ở lối vào của các thiết bị thu phát.
Ta có: $\lambda =\text{v}\text{.T}=\text{v}.2\pi \sqrt{\text{LC}}$với v $\approx $ c = 3.108 m/s.
Khi đó: $\lambda \sim \sqrt{L}\sim \sqrt{C}.$