• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Lý 12 / Tổng hợp lý thuyết chu kì tần số con lắc đơn (clđ) là gì? vật lý lớp 12

Tổng hợp lý thuyết chu kì tần số con lắc đơn (clđ) là gì? vật lý lớp 12

01/04/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Con lắc đơn

§ Cấu tạo: Con lắc đơn gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu của một sợi dây không giãn, có chiều dài $\ell $ (hình bên). Vị trí cân bằng của con lắc: Là vị trí dây treo có phương thẳng đứng. Con lắc sẽ đứng yên mãi ở vị trí này nếu lúc đầu nó đứng yên. Kéo nhẹ quả cầu cho dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng một góc $\alpha $ rồi thả ra, ta thấy con lắc dao động quanh vị trí cân bằng trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và vị trí ban đầu của vật.

§ Phương trình động lực học:

Chọn chiều dương từ trái sang phải, gốc tọa độ cong tại vị trí cân bằng O. Khi ấy vị trí của vật m được xác định bởi li độ góc $\alpha =\widehat{OCM}$ hay bởi li độ cong (dài) $s=\overset\frown{OM}=\ell \alpha $. 

Trong khi dao động vật chịu tác dụng của trọng lực $\overrightarrow{P}$ và lực căng $\overrightarrow{T}$. Ta phân tích trọng lực $\overrightarrow{P}$ thành 2 phần như hình vẽ:

$\overrightarrow{P}=\overrightarrow{{{P}_{t}}}+\overrightarrow{{{P}_{n}}}$

Lực thành phần $\overrightarrow{{{P}_{n}}}$ theo hướng vuông góc với quỹ đạo

Lực thành phần $\overrightarrow{{{P}_{t}}}$ theo hướng tiếp tuyến với quỹ đạo.

+) Lực căng $\overrightarrow{T}$ và lực thành phần $\overrightarrow{{{P}_{n}}}$ vuông góc với đường đi nên không làm thay đổi tốc độ của vật. Hợp lực của chúng là lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động trên cung tròn.

Description: 0

+) Lực thành phần $\overrightarrow{{{P}_{t}}}$ là lực kéo về và có giá trị đại số ${{P}_{t}}=-mg\sin \alpha $.

Công thức trên cho thấy dao động của con lắc đơn nói chung không phải dao động điều hòa.

Nếu $\alpha $ nhỏ thì $\sin \alpha \approx \alpha \left( rad \right)$. Khi đó ta có: ${{P}_{t}}=-mg\alpha =-mg.\frac{s}{\ell }$.

Như vậy, khi dao động nhỏ $\left( \sin \alpha \approx \alpha \left( rad \right) \right)$(bỏ qua ma sát) thì con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình $s={{s}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$ với tần số góc $\omega =\sqrt{\frac{g}{\ell }}$, biên độ dao động là ${{s}_{o}}=\ell .{{\alpha }_{o}}$.

2. Chu kì, tần số của con lắc đơn.

 – Tần số góc $\omega =\sqrt{\frac{g}{\ell }}$, chu kì $T=2\pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}$, tần số dao động $f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\ell }}$

Có $\omega $, T, f không phụ thuộc vào khối lượng m của vật nặng, không phụ thuộc vào cách kích thích dao động.

– Thay đổi chiều dài của con lắc đơn.

Ta có: ${{T}_{1}}=2\pi \sqrt{\frac{{{\ell }_{1}}}{g}};{{T}_{2}}=2\pi \sqrt{\frac{{{\ell }_{2}}}{g}}.$

+) Nếu g không đổi, T tỉ lệ thuận với $\sqrt{\ell }$ hay ${{T}^{2}}$ tỉ lệ thuận với $\ell $.

Nếu $\ell ={{\ell }_{1}}+{{\ell }_{2}}$ thì${{T}^{2}}={{T}_{1}}^{2}+{{T}_{2}}^{2};\frac{1}{{{f}^{2}}}=\frac{1}{{{f}_{1}}^{2}}+\frac{1}{{{f}_{2}}^{2}}.$

Tổng quá: nếu $\ell ={{\ell }_{1}}+{{\ell }_{2}}+..+{{\ell }_{n}}$ thì ${{T}^{2}}={{T}_{1}}^{2}+{{T}_{2}}^{2}+{{T}_{3}}^{2}+…+{{T}_{n}}^{2}.$

Nếu $\ell =m{{\ell }_{1}}+n{{\ell }_{2}}$ thì ${{T}^{2}}=m{{T}_{1}}^{2}+n{{T}_{2}}^{2};\frac{1}{{{f}^{2}}}=m\frac{1}{{{f}_{1}}^{2}}+n\frac{1}{{{f}_{2}}^{2}}.$

+) Nếu $\ell $ không đổi, T tỉ lệ nghịch với $\sqrt{g}\Rightarrow \frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{2}}}=\sqrt{\frac{{{g}_{2}}}{{{g}_{1}}}}=\frac{{{f}_{2}}}{{{f}_{1}}}.$

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Lý 12 Tag với:CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ

Bài liên quan:

  1. Tổng hợp lý thuyết bài tập dao động tắt dần dao động cưỡng bức có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết dao động tắt dần dao động cưỡng bức là gì? vật lý lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết bài tập tổng hợp dao động điều hòa có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết tổng hợp dao động điều hòa là gì? vật lý lớp 12
  5. Tổng hợp lý thuyết bài tập con lắc đơn (clđ) với lực quán tính lực ac-si-met có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  6. Tổng hợp lý thuyết con lắc đơn với lực quán tính lực ac-si-mét là gì? vật lý lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết bài tập con lắc đơn (clđ) dao động trong điện trường có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  8. Tổng hợp lý thuyết con lắc đơn dao động trong điện trường là gì? vật lý lớp 12
  9. Tổng hợp lý thuyết bài tập biến đổi chu kì con lắc đơn (clđ) có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  10. Tổng hợp lý thuyết biến đổi chu kì con lắc đơn là gì vật lý lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản