• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Lý 12 / Tổng hợp lý thuyết ôn tập kính hiển vi vật lý lớp 12

Tổng hợp lý thuyết ôn tập kính hiển vi vật lý lớp 12

12/04/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

VẤN ĐỀ 4: KÍNH HIỂN VI

LÝ THUYẾT CHUNG

– Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.

– Sơ đồ tạo ảnh qua kính hiển vi: $\text{AB}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{1}}}}{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{2}}}}{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}$

– Độ bội giác: $\text{G}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}$ (với $\tan {{\alpha }_{0}}=\frac{\text{AB}}{\text{O}{{\text{C}}_{\text{c}}}}=\frac{\text{AB}}{{{\text{}}_{\text{c}}}}$)

+) Ngắm chừng ở vị trí bất kì: $\tan \alpha =\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|}+\ell $

$\Rightarrow \text{G}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\text{AB}}.\frac{\text{}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|+\ell }=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{{{\text{A}}_{1}}{{\text{B}}_{1}}}\frac{{{\text{A}}_{1}}{{\text{B}}_{1}}}{\text{AB}}.\frac{\text{}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|+\ell }=\left| {{\text{k}}_{\text{1}}} \right|\left| {{\text{k}}_{\text{2}}} \right|.\frac{\text{}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|+\ell }$

Thực tế mắt thường đặt sát với thị kính nên $\ell =0\Rightarrow \text{G}=\left| {{\text{k}}_{\text{1}}} \right|\left| {{\text{k}}_{\text{2}}} \right|.\frac{\text{}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|}$

 

 

 

+) Khi ngắm chừng ở cực cận: $\tan \alpha =\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\text{}}\Rightarrow \text{G}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\text{AB}}=\left| {{\text{k}}_{\text{1}}} \right|\left| {{\text{k}}_{\text{2}}} \right|$

+) Khi ngắm chừng ở vô cực: 

$\tan \alpha =\frac{{{A}_{1}}{{B}_{1}}}{{{f}_{2}}}$

$\Rightarrow \text{G}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}=\frac{{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}}{\text{AB}}.\frac{\text{}}{{{\text{f}}_{\text{2}}}}=\frac{\delta \text{}}{{{\text{f}}_{\text{1}}}{{\text{f}}_{\text{2}}}}$

(với $\frac{{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}}{\text{AB}}=\frac{\text{F}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{F}}_{\text{2}}}}{{{\text{O}}_{\text{1}}}\text{F}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}}=\frac{\delta }{{{\text{f}}_{\text{1}}}}$)

Vậy ngắm chừng ở vô cực không 

phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

Trong đó: Khoảng cách giữa 2 tiêu 

điểm $\text{F}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{F}}_{\text{2}}}=\delta $ gọi là độ dài quang 

học của kính hiển vi; Đ là khoảng 

nhìn rõ ngắn nhất; f1, f2 là tiêu cự 

của vật kính và thị kính.

– Chú ý: Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính hiển vi cố định không đổi: $\text{a}={{\text{f}}_{\text{1}}}+{{\text{f}}_{\text{2}}}+\delta $

BÀI TẬP VỀ KÍNH HIỂN VI

Bài tập 1: Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1 cm và thị kính với tiêu cự f2 = 4 cm. Hai thấu kính cách nhau a = 17 cm. Tính số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm.

Lời giải chi tiết:

Độ dài quang học của kính hiển vi này là: $\delta =\text{a}-\left( {{\text{f}}_{\text{1}}}+{{\text{f}}_{\text{2}}} \right)=17-5=12\left( \text{cm} \right)$

Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực: ${{\text{G}}_{\infty }}=\frac{\delta \text{}}{{{\text{f}}_{\text{1}}}{{\text{f}}_{\text{2}}}}=75$

 

Chú ý: Trong kính hiển vi khoảng cách a giữa 2 thấu kính luôn không đổi nên: $\text{a}={{\text{f}}_{\text{1}}}+{{\text{f}}_{\text{2}}}+\delta $

Bài tập 2: Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 3 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 25 mm và độ dài quang học $\delta =16\operatorname{cm}.$Người ta đặt 1 tấm phim ảnh vuông góc với quang trục của hệ, cách thị kính 20 cm.

a) Cần đặt vật AB ở vị trí nào trước vật kính để ảnh cuối cùng của nó ghi được rõ nét trên phim.

b) Tính số phóng đại khi đó.

Lời giải chi tiết:

a) Khoảng cách hai kính: $\text{a}={{\text{f}}_{\text{1}}}+\delta +{{\text{f}}_{\text{2}}}=18,8\left( \text{cm} \right)$

Quá trình tạo ảnh của kính thiên văn giống như quá trình tạo ảnh qua hệ hai thấu kính ghép đồng trục và được tóm tắt qua sơ đồ sau: $\text{AB}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{1}}}}{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{2}}}}{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}$

Để ảnh A2B2 rõ nét trên phim thì $\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}=20\left( \text{cm} \right)\Rightarrow {{\text{d}}_{\text{2}}}=\frac{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{f}}_{\text{2}}}}{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}-{{\text{f}}_{\text{2}}}}=\frac{20.2,5}{20-2,5}=2,86\left( \text{cm} \right)$

Vị trí ảnh A1B1 so với vật kính: $\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}=\text{a}-{{\text{d}}_{\text{2}}}=15,94\left( \text{cm} \right)\Rightarrow {{\text{d}}_{\text{1}}}=\frac{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{f}}_{\text{1}}}}{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}-{{\text{f}}_{\text{1}}}}=\frac{15,94.0,3}{15,94-0,3}\approx 0,306\left( \text{cm} \right)$

Vậy cần đặt vật AB trước vật kính một khoảng 0,306 cm.

b) Số phóng đại ảnh: $\left| \text{k} \right|=\left| {{\text{k}}_{\text{1}}}\text{.}{{\text{k}}_{\text{2}}} \right|=\left| \frac{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}}{{{\text{d}}_{\text{2}}}}\text{.}\frac{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}}{{{\text{d}}_{\text{1}}}} \right|=\left| \frac{20}{2,86}.\frac{15,94}{0,306} \right|\approx 364,27.$

Bài tập 3: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm, độ dài quang học $\delta =16\text{cm}.$Người quan sát có mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm. Tính độ bội giác của ảnh trong trường hợp người quan sát ngắm chừng ở vô cực và điểm cực cận. Coi mắt đặt sát kính.

Lời giải chi tiết:

a) Ngắm chừng ở vô cực: ${{\text{G}}_{\infty }}=\frac{\delta \text{}}{{{\text{f}}_{\text{1}}}{{\text{f}}_{\text{2}}}}=\frac{16.20}{1.4}=80$

b) Khoảng cách giữa vật kính và thị kính: $\text{a}={{\text{f}}_{\text{1}}}+\delta +{{\text{f}}_{\text{2}}}=1+16+4=21\text{cm}$

Sơ đồ tạo ảnh: $\text{AB}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{1}}}}{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}\xrightarrow{{{\text{L}}_{\text{2}}}}{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}$

Khi ngắm chừng ảnh A2B2 ở điểm cực cận của mắt, ta có: $\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}=\overline{{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\text{A}}_{\text{2}}}}=-\text{O}{{\text{C}}_{\text{c}}}=-20\text{cm};{{\text{d}}_{\text{2}}}=\overline{{{\text{O}}_{\text{2}}}{{\text{A}}_{\text{1}}}}=\frac{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{f}}_{\text{2}}}}{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}-{{\text{f}}_{\text{2}}}}=\frac{-20.4}{-20-4}=\frac{10}{3}\text{cm}$

$\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}=\overline{{{\text{O}}_{\text{1}}}{{\text{A}}_{\text{1}}}}=\text{a}-

{{\text{d}}_{\text{2}}}=21-\frac{10}{3}=\frac{53}{3}\text{cm};{{\text{d}}_{\text{1}}}=\overline{{{\text{O}}_{\text{1}}}\text{A}}=\frac{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}{{\text{f}}_{1}}}{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}-{{\text{f}}_{\text{1}}}}=\frac{53/3.1}{53/3-1}=\frac{53}{50}\text{cm}$

Độ bội giác: ${{\text{G}}_{\text{c}}}=\frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}$. Với $\tan \alpha =\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\left| \text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }} \right|}=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\text{}}$ và $\tan {{\alpha }_{0}}=\frac{\text{AB}}{\text{}}$

Nên: ${{\text{G}}_{\text{c}}}=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{\text{AB}}=\frac{{{\text{A}}_{\text{2}}}{{\text{B}}_{\text{2}}}}{{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}}\frac{{{\text{A}}_{\text{1}}}{{\text{B}}_{\text{1}}}}{\text{AB}}=\left| \frac{\text{d}_{\text{2}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}}{{{\text{d}}_{\text{2}}}} \right|\left| \frac{\text{d}_{\text{1}}^{\text{ }\!\!’\!\!\text{ }}}{{{\text{d}}_{\text{1}}}} \right|=\frac{20}{10/3}.\frac{53/3}{53/50}=100.$

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Lý 12 Tag với:ON TAP VAT LY 11

Bài liên quan:

  1. Tổng hợp lý thuyết ôn tập kính thiên văn vật lý lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết ôn tập kính lúp vật lý lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết ôn tập về mắt và các tật của mắt vật lý lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết ôn tập thấu kính vật lý lớp 12
  5. Tổng hợp lý thuyết ôn tập cảm ứng điện từ vật lý lớp 12
  6. Tổng hợp lý thuyết ôn tập từ trường vật lý lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết ôn tập định luật ôm cho toàn mạch – các loại đoạn mạch vật lý lớp 12
  8. Ôn tập dòng điện không đổi nguồn điện định luật ôm cho đoạn mạch chí chứa điện trở
  9. Tổng hợp lý thuyết ôn tập tụ điện vật lý lớp 12
  10. Tổng hợp lý thuyết ôn tập công của lực điện – thế năng điện thế hiệu điện thế vật lý lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản