• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Lý 12 / Tổng hợp lý thuyết tổng hợp dao động điều hòa là gì? vật lý lớp 12

Tổng hợp lý thuyết tổng hợp dao động điều hòa là gì? vật lý lớp 12

02/04/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Vecto quay

Ta có phương trình $x=A\cos \left( \omega +\varphi  \right)$ là phương trình của hình chiếu của vecto quay $\overline{OM}$ lên trục x. Dựa vào dao động điều hòa người ta đưa ra cách biểu diễn phương trình của dao động điều hòa bằng một vecto quay được vẽ tại thời điểm ban đầu. Vecto quay có đặc điểm:

+) Có gốc tại gốc tọa độ của trục Ox.

+) Có độ dài bằng biên độ dao động OM = A.

+) Hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu (chọn chiều dương là chiều dương của đường tròn lượng giác).

 

2. Phương pháp giản đồ Fre-nen

Giả sử ta cần tổng hợp của hai dạo động điều hòa cùng phương, cùng tần số sau:

${{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)$ và $x{{ {} }_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)$ .

l Trong trường hợp ${{A}_{1}}={{A}_{2}}=A$ ta dùng công thức lượng giác:

$\cos a+\cos b=2\cos \frac{a+b}{2}\cos \frac{a-b}{2}$ ta được: ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2A\cos \left( \omega t+\frac{{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}}}{2} \right)\cos \left( \frac{{{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}}{2} \right)$ .

l Trong trường hợp ${{A}_{1}}\ne {{A}_{2}}$ ta có thẻ dùng phương pháp Fre-nen như sau:

+) Vẽ lần lượt hai vecto quay $\overrightarrow{{{A}_{1}}}$ và $\overrightarrow{{{A}_{2}}}$ biểu diễn hai li độ ${{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)$ và ${{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)$ tại thời điểm ban đầu.

+) Sau đó vẽ vecto $\overrightarrow{A}=\overrightarrow{{{A}_{1}}}+\overrightarrow{{{A}_{2}}}$ theo quy tắc hình bình hành. Khi đó vecto chéo $\overrightarrow{A}$ là vecto quay với tốc độ góc $\omega $ quanh

gốc tọa độ O.

Vì tổng các hình chiếu của hai vecto $\overrightarrow{{{A}_{1}}}$ và $\overrightarrow{{{A}_{2}}}$ lên trục Ox bằng hình chiếu của vecto $\overrightarrow{A}$ lên trục đó, nên vecto quay $\overrightarrow{A}$ biểu diễn phương trình dao động điều hòa tổng hợp là $x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$ .

Vậy, dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó.

Trong trường hợp tổng quát, biên độ và pha ban đầu được tính bằng các công thức sau:

${{A}^{2}}=A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)$ và $\tan \varphi =\frac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}}$ .

Từ công thức trên ta thấy rằng biên độ dao động tổng hợp phụ thuộc vào các biên độ thành phần và độ lệch pha $\Delta \varphi ={{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}$ .

+) Nếu hai dao động cùng pha: ${{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{_{2}}}=k2\pi \Rightarrow A={{A}_{\max }}={{A}_{1}}+{{A}_{2}}$ .

+) Nếu hai dao động ngược pha: ${{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}=\pi +k2\pi \Rightarrow A={{A}_{\min }}=\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|$ .

+) Nếu hai dao động vuông pha: ${{\varphi }_{2}}-{{\varphi }_{1}}=\frac{\pi }{2}+k\pi \Rightarrow A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}$ .

$\Rightarrow $ Trong mọi trường hợp giá trị của A thuộc: $\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\le A\le \left| {{A}_{1}}+{{A}_{2}} \right|$ .

3. Tổng hợp nhiều dao động.

Biểu diễn mỗi dao động bằng một vecto quay trong mặt phẳng Oxy, gốc tại O.

Thiết lập phương trình tổng hợp: $x={{x}_{1}}+{{x}_{2}}+..+{{x}_{n}}.$

Khi đó $\overrightarrow{A}=\overrightarrow{{{A}_{1}}}+\overrightarrow{{{A}_{2}}}+…+\overrightarrow{{{A}_{n}}}$ . Chiếu phương trình lên các trục tọa độ Ox, Oy ta có:

$\left\{ \begin{array}{} {{A}_{x}}={{A}_{1x}}+{{A}_{2x}}+….+{{A}_{n\text{x}}} \\ {} {{A}_{y}}={{A}_{1y}}+{{A}_{1y}}+….+{{A}_{ny}} \\ \end{array} \right.$ suy ra $\left\{ \begin{array}{} {{A}_{x}}={{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}+….+{{A}_{n}}\cos {{\varphi }_{n}} \\

 

{} {{A}_{y}}={{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}+….+{{A}_{n}}\sin {{\varphi }_{n}} \\ \end{array} \right.$ .

Khi đó ta có:$\left\{ \begin{array}{} A=\sqrt{A_{x}^{2}+A_{y}^{2}} \\ {} \tan \varphi =\frac{{{A}_{y}}}{{{A}_{x}}} \\ \end{array} \right.$ .

4. Tổng hợp dao động bằng máy tính CASIO

Để tổng hợp các dao động: $~~{{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right);$${{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right),….,{{x}_{n}}={{A}_{n}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{n}} \right)$ ta viết dưới dạng số phức ${{x}_{i}}={{A}_{i}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{i}} \right)\Rightarrow {{x}_{i}}={{A}_{i}}\angle {{\varphi }_{i}}$ .

Khi đó $x={{x}_{1}}+{{x}_{2}}+..{{x}_{n}}={{A}_{1}}\angle {{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\angle {{\varphi }_{2}}+..+{{A}_{n}}\angle {{\varphi }_{n}}$ .

Chú ý: nếu phương trình để ở dạng sin ta phải đưa phương trình về dạng chuẩn $x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$ .

Thao tác. Màn hình hiển thị.
Bước 1: Chuyển sang chế độ radian bằng thao tác

$$

(các bạn có thể để ở chế độ độ vẫn được).

Bước 2: Nhấn $$ để chuyển sang chế độ $$ để nhân chia cộng trừ số phức.

 

Bước 3: Cộng, trừ các dao động thành phần.

${{A}_{1}}\left( – \right){{\varphi }_{1}}+{{A}_{2}}\left( – \right){{\varphi }_{2}}+….$

Sau khi được tổng các dao động ta bấm

$$ để kết quả về dạng $A\angle \varphi $ .

 

Bài tập: Tổng hợp 2 dao động ${{x}_{1}}=5\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)$ và ${{x}_{2}}=5\sqrt{3}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)$ ta nhập:

$\left( – \right)\frac{\pi }{3}+\left( – \right)\frac{-\pi }{2}=$

Sau đó nhấn $$ ta được kết quả là $5\angle \frac{-\pi }{3}$ .

Như vậy $x={{x}_{1}}+{{x}_{2}}=5\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{3} \right)$ .

5. Bài toán nghịch

Nếu biết một dao động thành phần là ${{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)$ và dao động tổng hợp có phương trình là $x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)$ thì dao động thành phần là ${{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)$ được xác định bởi ${{x}_{2}}=x-{{x}_{1}}$ :

${{A}_{2}}\angle {{\varphi }_{2}}=A\angle \varphi -{{A}_{1}}\angle {{\varphi }_{1}}$ hoặc $\left\{ \begin{array}{} A_{2}^{2}={{A}^{2}}+A_{1}^{2}-2A{{A}_{1}}\cos \left( \varphi -{{\varphi }_{1}} \right) \\ {} \tan {{\varphi }_{2}}=\frac{{{A}_{1}}\sin \varphi -{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}}{A\cos \varphi -{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}} \\ \end{array} \right.$ .

6. Bài toán khoảng cách trong dao động điều hòa

Hai chất điểm dao động trên cùng trục tọa độ, chất điểm thứ nhất có phương trình

${{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)$ chất điểm thứ hai có phương trình x  , hai chất điểm không va chạm nhau thì khoảng cách giữa chúng là:

 , với   .

Khi đó:

+) Khoảng cách lớn nhất giữa 2 chất điểm:   .

+) Hai chất điểm gặp nhau:   .

7. Một số công thức toán và chú ý:

n Định lý sin: 

Sử dụng hàm sin khi bài toán cho một cặp cạnh và góc đối nhau là hằng số.

 

n Định lý hàm cosin: 

Sử dụng hàm cosin khi bài toán đã cho 2 cạnh và góc xen giữa.

n Tỉ lệ thức:   .

n Li độ tổng hợp bằng tổng các li độ thành phần: 

n Véc-tơ tổng hợp luôn nằm giữa 2 véc-tơ thành phần, tức nó nhanh pha hơn một dao động thành phần và chậm pha hơn dao động thành phần còn lại.

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Lý 12 Tag với:CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ

Bài liên quan:

  1. Tổng hợp lý thuyết bài tập dao động tắt dần dao động cưỡng bức có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết dao động tắt dần dao động cưỡng bức là gì? vật lý lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết bài tập tổng hợp dao động điều hòa có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết bài tập con lắc đơn (clđ) với lực quán tính lực ac-si-met có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  5. Tổng hợp lý thuyết con lắc đơn với lực quán tính lực ac-si-mét là gì? vật lý lớp 12
  6. Tổng hợp lý thuyết bài tập con lắc đơn (clđ) dao động trong điện trường có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết con lắc đơn dao động trong điện trường là gì? vật lý lớp 12
  8. Tổng hợp lý thuyết bài tập biến đổi chu kì con lắc đơn (clđ) có đáp án chi tiết vật lý lớp 12
  9. Tổng hợp lý thuyết biến đổi chu kì con lắc đơn là gì vật lý lớp 12
  10. Bài tập tốc độ lực căng dây và năng lượng con lắc đơn (CLĐ) có đáp án chi tiết

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản