LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM, PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ BÀI TẬP GIẢN ĐỒ VECTƠ
Dạng 1. Phương pháo vecto buộc (vecto chung gốc)
Lý thuyết chung và phương pháp giải:
TH1: Mạch RLC có $\overrightarrow{{{U}_{RL}}}\bot \overrightarrow{{{U}_{RC}}}$:
Đặc điểm: ${{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{2}\Rightarrow \tan {{\varphi }_{1}}\tan {{\varphi }_{2}}=-1.$
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
$+)\text{ }O{{H}^{2}}=HA.HB\Rightarrow U_{R}^{2}={{U}_{L}}{{U}_{C}}\Rightarrow {{R}^{2}}={{Z}_{L}}{{Z}_{C}}=\frac{L}{C}.$
$+)\text{ }\frac{1}{U_{R}^{2}}=\frac{1}{U_{RL}^{2}}+\frac{1}{U_{RC}^{2}}.$
$\begin{array}{} +)\text{ }O{{A}^{2}}=AB.AH\Rightarrow U_{RL}^{2}=({{U}_{L}}+{{U}_{C}}).{{U}_{L}} \\ {} U_{RC}^{2}=({{U}_{L}}+{{U}_{C}}).{{U}_{C}}. \\ \end{array}$
$+)\text{ }OH.AB=OA.OB\Rightarrow {{U}_{R}}.({{U}_{L}}+{{U}_{C}})={{U}_{RL}}.{{U}_{RC}}.$
TH2: Mạch RLC có $\overrightarrow{{{U}_{RL}}}\bot \overrightarrow{U}$
Ta có: $\overrightarrow{U}\bot \overrightarrow{{{U}_{RL}}}$nên trong tam giác OAB vuông tại O
có đường cao OH ta có:
+) Định lý Pytago: ${{U}^{2}}+U_{RL}^{2}=U_{C}^{2}.$
$+)\frac{1}{{{h}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{{{b}^{2}}}\Rightarrow \frac{1}{U_{R}^{2}}=\frac{1}{{{U}^{2}}}+\frac{1}{U_{RL}^{2}}.$
$\begin{array}{} +)\text{ }O{{B}^{2}}=AB.HB\Rightarrow {{U}^{2}}={{U}_{C}}.({{U}_{C}}-{{U}_{L}}). \\ {} O{{A}^{2}}=HA.AB\Rightarrow U_{RL}^{2}={{U}_{L}}.{{U}_{C}}\Leftrightarrow U_{R}^{2}+U_{L}^{2}={{U}_{L}}.{{U}_{C}} \\ {} \Rightarrow {{R}^{2}}+Z_{L}^{2}={{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}. \\ \end{array}$
$\begin{array}{} +)\text{ }OH.AB=OA.OB={{U}_{R}}.{{U}_{C}}={{U}_{RL}}.U=2{{S}_{OAB}}. \\ {} \Rightarrow {{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}={{R}^{2}}+Z_{L}^{2}. \\ {} +)\text{ tan}{{\varphi }_{RL}}.\tan \varphi =-1. \\ \end{array}$
TH3: Mạch RLC có $\overrightarrow{{{U}_{RC}}}\bot \overrightarrow{U}$.
Ta có: $\overrightarrow{U}\bot \overrightarrow{{{U}_{RC}}}$nên trong tam giác OAB vuông tại O
có đường cao OH ta có:
$\begin{array}{} +)\text{ }O{{B}^{2}}=AB.HB\Rightarrow {{U}_{L}}.{{U}_{C}}=U_{R}^{2}+U_{C}^{2} \\ {} \Rightarrow {{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}={{R}^{2}}+Z_{C}^{2}. \\ \end{array}$
+) Định lý Pytago: ${{U}^{2}}+U_{RC}^{2}=U_{L}^{2}.$
$+)\frac{1}{{{h}^{2}}}=\frac{1}{{{a}^{2}}}+\frac{1}{{{b}^{2}}}\Rightarrow \frac{1}{U_{R}^{2}}=\frac{1}{{{U}^{2}}}+\frac{1}{U_{RC}^{2}}.$
$+)\text{ }O{{A}^{2}}=AB.HA\Rightarrow {{U}^{2}}={{U}_{L}}.({{U}_{L}}-{{U}_{C}}).$
$+)\text{ }OH.AB=OA.OB={{U}_{R}}.{{U}_{L}}={{U}_{RC}}.U=2{{S}_{OAB}}.$
$+)\text{ }\tan \varphi .\tan {{\varphi }_{RC}}=-1.$
VÍ DỤ MINH HỌA DẠNG 1.
Bài tập 1: Cho mạch điện LRC nối tiếp theo thứ tự trên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức $u={{U}_{0}}c\text{os}(100\pi t)V$thì ${{U}_{RL}}=160V$;${{U}_{C}}=72V.$Biết cường độ dòng điện trong mạch $I=2A$ và điện áp ${{u}_{RL}}$ lệch pha $\pi /2$ so với ${{u}_{RC}}$ tính R, ${{Z}_{L}}$,${{Z}_{C}}$ và ${{U}_{0}}$. |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có: $O{{A}^{2}}=HA.AB\Rightarrow {{160}^{2}}=AB.(AB-72)$
$\Rightarrow AB=200\Rightarrow {{U}_{L}}=HA=128V.$
Mặt khác: $O{{H}^{2}}=HA.HB\Rightarrow {{U}_{R}}=\sqrt{{{U}_{L}}{{U}_{C}}}=96V.$
Suy ra $R=48\Omega ,{{Z}_{L}}=64\Omega $ và ${{Z}_{C}}=36\Omega .$
Lại có: $U=\sqrt{U_{R}^{2}+{{({{U}_{L}}-{{U}_{C}})}^{2}}}=8\sqrt{193}$
$\Rightarrow {{U}_{0}}=U\sqrt{2}=8\sqrt{386}V.$
Bài tập 2: Đặt điện áp $u=200\cos 100\pi t(V)$ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điệp áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau $2\pi /3.$Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM, giữa hai đầu điện trở R. |
HD giải: Ta có: $\Delta AO{{U}_{C}}$ cân tại O có $\widehat{AO{{U}_{C}}}={{120}^{0}}.$
Mặt khác $OAB{{U}_{C}}$là hình bình hành có $OA=O{{U}_{C}}$nên
$OAB{{U}_{C}}$ là hình thoi. Khi đó tam giác OAB và $OB{{U}_{C}}$
là các tam giác đều.
Do đó ${{U}_{AM}}={{U}_{AB}}={{U}_{MB}}=100\sqrt{2}V.$
${{U}_{R}}=\frac{OA\sqrt{3}}{2}=\frac{100\sqrt{6}}{2}=50\sqrt{5}V.$
Bài tập 3: [Trích đề thi đại học năm 2008] Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, mắc nối tiếp với tụ điện. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha $\pi /2$ so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Mối quan hệ giữa điện trở thuần R với cảm kháng${{Z}_{L}}$ của cuộn dây và dung kháng${{Z}_{C}}$ của tụ điện là:
A. ${{R}^{2}}={{Z}_{C}}({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}).$ B. ${{R}^{2}}={{Z}_{C}}({{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}).$ C. ${{R}^{2}}={{Z}_{L}}({{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}).$ D. ${{R}^{2}}={{Z}_{L}}({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}).$ |
HD giải: Ta có : $\overline{U}\bot \overline{{{U}_{RL}}}$nên trong tam giác OAB
vuông tại O có đường cao OH ta có:
$O{{H}^{2}}=HA.HB\Rightarrow U_{R}^{2}={{U}_{L}}.({{U}_{C}}-{{U}_{L}})$
Suy ra ${{R}^{2}}={{Z}_{L}}({{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}).$Chọn C.
Bài tập 4: Cho mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp theo thứ tự: điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L có độ tự cảm thay đổi. Điều chỉnh độ tự cảm sao cho điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đạt giá trị cực đại, khi có điện áp hiệu dụng trên R là 100V và khi điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch là $100\sqrt{5}V$ thì điện áp tức thời của đoạn mạch RC là $50\sqrt{2}V.$Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là:
A. 300V B. $100\sqrt{3}.$V C. $75\sqrt{2}.$ D. 200V. |
HD giải: Điều chỉnh L để ${{U}_{Lm\text{ax}}}$ thì $\overline{{{U}_{RC}}}\bot \overline{U}.$
Ta có: $\overline{U}\bot \overline{{{U}_{RC}}}$ nên ta có: ${{\left( \frac{u}{U} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{u}_{RC}}}{{{U}_{RC}}} \right)}^{2}}=2.$
$\Leftrightarrow \frac{{{100}^{2}}.5}{{{U}^{2}}}+\frac{{{50}^{2}}.2}{U_{RC}^{2}}=2(1).$
Mặt khác $\frac{1}{U_{R}^{2}}=\frac{1}{{{U}^{2}}}+\frac{1}{U_{RC}^{2}}=\frac{1}{{{100}^{2}}}(2).$
Giải hệ(1) và (2) suy ra $\left\{ \begin{array}{} U=100\sqrt{3}V \\ {} {{U}_{RC}}=50\sqrt{6}V \\ \end{array} \right..$ Chọn B.
Bài tập 5: Đặt điện áp xoay chiều tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần $R=100\sqrt{3}\Omega $ mắc nói tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung $C=0,05/\pi (mF).$ Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau $\pi /3.$ Gía trị L bằng:
A. $2/\pi (H).$ B. $1/\pi (H).$ C. $\sqrt{3}/\pi (H).$ D. $3/\pi (H).$ |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ bên.
Ta có: $\widehat{{{U}_{C}}OB}=\widehat{OBA}={{60}^{0}}.$
Suy ra $HB\tan B=OH\Rightarrow HB=\frac{R}{\sqrt{3}}=100.$
Mặt khác ${{Z}_{C}}=\frac{1}{C\omega }=200\Omega \Rightarrow HA=100\Omega ={{Z}_{L}}.$
Do đó $L=\frac{1}{\pi }(H).$ Chọn B.
Bài tập 6: Cho mạch điện RLC. Điện áp đặt hai đầu đoạn mạch có dạng $u=U\sqrt{2}c\text{os}(\omega t)V;{{R}^{2}}=\frac{L}{C}.$ Cho biết điện áp hiệu dụng ${{U}_{RL}}=\sqrt{5}{{U}_{RC}}.$Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là :
A. $\frac{\sqrt{21}}{5}.$ B. $\frac{\sqrt{5}}{21}.$ C. $\sqrt{\frac{3}{7}}.$ D. $\sqrt{\frac{5}{21}}.$ |
HD giải:
Cách 1: Ta có: ${{R}^{2}}=\frac{L}{C}\Rightarrow {{R}^{2}}={{Z}_{L}}{{Z}_{C}}$ nên tam giác
OAB vuông tại O. Chọn
${{U}_{RC}}=I\Rightarrow {{U}_{RL}}=\sqrt{5}\Rightarrow AB=\sqrt{6}.$
Suy ra ${{U}_{R}}=\sqrt{\frac{5}{6}};{{U}_{L}}=\frac{5}{\sqrt{6}};{{U}_{C}}=\frac{1}{\sqrt{6}}$
$\Rightarrow c\text{os}\varphi =\frac{{{U}_{R}}}{\sqrt{U_{R}^{2}+{{({{U}_{L}}-{{U}_{C}})}^{2}}}}=\sqrt{\frac{5}{21}}.$
Cách 2:[Đại số]. Ta có: ${{R}^{2}}=\frac{L}{C}\Rightarrow {{R}^{2}}={{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}.$
Lại có: ${{U}_{RL}}=\sqrt{5}{{U}_{RC}}\Rightarrow {{R}^{2}}+Z_{L}^{2}=5({{R}^{2}}+Z_{C}^{2})\Rightarrow 4{{R}^{2}}=Z_{L}^{2}-5Z_{C}^{2}\Leftrightarrow 4{{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}=Z_{L}^{2}-5Z_{C}^{2}.$
$\Leftrightarrow ({{Z}_{L}}-5{{Z}_{C}})({{Z}_{L}}+{{Z}_{C}})=0\Rightarrow {{Z}_{L}}=5{{Z}_{C}}$
$\Rightarrow c\text{os}\varphi =\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+16Z_{C}^{2}}}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{16}{5}}{{R}^{2}}}.$Do đó $c\text{os}\varphi =\frac{\sqrt{5}}{21}.$Chon D.
Bài tập 7: Một mạch điện gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị $C={{C}_{1}}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng gía trị và bằng U, cường độ dòng điện trong mạch khi có biểu thức ${{i}_{1}}=2\sqrt{6}c\text{os}(100\pi t+\pi /4)(A).$Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị $C={{C}_{2}}$thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là:
A. ${{i}_{2}}=2\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t+5\pi /12)(A).$ B. ${{i}_{2}}=2\sqrt{3}c\text{os}(100\pi t+5\pi /12)(A).$ C. ${{i}_{2}}=2\sqrt{3}c\text{os}(100\pi t+\pi /3)(A).$ D. ${{i}_{2}}=2\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t+\pi /3)(A).$ |
HD giải: vẽ giản đồ vecto như hình vẽ:
Khi $C={{C}_{1}}$ ta có: ${{U}_{Lr}}={{U}_{C}}={{U}_{AB}}$ nên $\Delta OAB$đều.
Suy ra $\widehat{AOH}={{30}^{0}}\Rightarrow \frac{{{Z}_{L}}}{r}=\tan {{30}^{0}}\Rightarrow r={{Z}_{L}}\sqrt{3}.$
Chọn ${{Z}_{L}}=1,r=\sqrt{3}\Rightarrow {{Z}_{Lr}}={{Z}_{C}}=Z=2$
$\Rightarrow U=Z.I=4\sqrt{3}\Rightarrow u=4\sqrt{6}c\text{os}(100\pi t+\pi /12).$
Khi $C={{C}_{2}}$thì ${{U}_{Cm\text{ax}}}$
$\Rightarrow {{Z}_{C2}}=\frac{{{r}^{2}}Z_{L}^{2}}{{{Z}_{L}}}=4\Rightarrow {{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C2}})}^{2}}}}=\frac{4\sqrt{6}}{\sqrt{3+9}}=2\sqrt{2}.$
$\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{r}=-\sqrt{3}\Rightarrow \varphi =-\frac{\pi }{3}\Rightarrow I=2\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t+5\pi /12).$ Chọn A.
Dạng 2: Phương pháp vecto trượt
1. Lý thuyết chung và phương pháp giải:
Góc giữa hai vecto: Góc giữa 2 vecto $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$
khác $\overrightarrow{0}$được định nghĩa bằng góc $\widehat{AOB}$với
$\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a};\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{b}.$
Quy tắc vẽ :
-Chọn ngang là trục dòng điện.
-Chọn điểm đầu mạch A làm gốc.
-Vẽ lần lượt các véc –tơ $\overrightarrow{{{U}_{R}}};\overrightarrow{{{U}_{L}}};\overrightarrow{{{U}_{C}}};\overrightarrow{{{U}_{r}}}$biểu diễn các điện áp, lần lượt từ O sang B nối đuôi nhau liên tiếp theo các nguyên tắc:
Với R; r ta vẽ mũi tên ngang:
Với L ta vẽ bằng mũi tên đi lên:
Với C ta vẽ bằng mũi tên đi xuống:
Độ dài các véc-tơ tỉ lệ với các giá trị hiệu dụng tương ứng.
– Nối các điểm trên giản đồ có liên quan đến dữ kiện của bài toán.
– Biễu diễn các số liệu lên giản đồ.
– Dựa vào các hệ thức lượng trong tam giác để tìm các điện áp hoặc góc chưa biết.
2. Minh họa một số mạch thường gặp.
+) Mạch RL. Giản đồ vecto như hình vẽ:
Khi đó $\overrightarrow{{{U}_{C}}}=\overrightarrow{AM},\overrightarrow{{{U}_{L}}}=\overrightarrow{MB},\overrightarrow{{{U}_{RL}}}=\overrightarrow{AB}.$
+) Mạch RC (tương tự).
+) Mạch RLr.
+) Mạch R – Lr – C .
+) Mạch Lr – R – C .
+) Mạch R – C – Lr .
3. Công cụ toán học.
Cho tam giác ABC có AB = c, BC = a và CA = b.
+) Định lý hàm cos: $\cos A=\frac{{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-{{a}^{2}}}{2bc}$ tương tự
cho cos B, cos C.
+) Đinh lý hàm sin: $\sin =\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}.$
4. VÍ DỤ MINH HỌA DẠNG 2.
Bài tập 1: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần $R=40\Omega $ mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch là 120V. Dòng điện trong mạch lệch pha $\pi /6$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch và lệch pha $\pi /3$so với điện áp hai đầu cuôn dây. Cường độ hiệu dụng dòng qua mạch bằng :
A. $\sqrt{3}A.$ B. $3A.$ C. $1A.$ D. $\sqrt{2}A.$ |
HD giải: Ta có: $\widehat{ABM}={{60}^{0}}-{{30}^{0}}$(góc ngoài của tam
giác ). Do đó $\Delta MAB$ vuông cân tại M.
Khi đó: $AB=2AMc\text{os}{{30}^{0}}=120$
$\Rightarrow AM=\frac{60}{c\text{os}{{30}^{0}}}=40\sqrt{3}\Rightarrow {{U}_{R}}=40\sqrt{3}\Rightarrow I=\sqrt{3}A.$
Chọn A.
Bài tập 2: Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có tụ điện, giữa hai điểm N và B chỉ có cuộn cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 240V – 50 Hz thì ${{u}_{MB}}$ và ${{u}_{AM}}$ lệch pha nhau $\pi /3$, ${{u}_{AB}}$ và ${{u}_{MB}}$ lệch pha nhau $\pi /6$. Điện áp hiệu dụng trên R là:
A. $80V.$ B. $60V.$ C. $80\sqrt{3}V.$ D. $60\sqrt{3}V.$ |
HD giải: Xét tam giác AMB ta có:
$\widehat{ABM}=\frac{\pi }{3}-\frac{\pi }{6}=\frac{\pi }{6}.$
Áp dụng định lý hàm sin trong $\Delta AMB$ta
có: $\frac{{{U}_{R}}}{\sin B}=\frac{AB}{\sin M}\Rightarrow {{U}_{R}}=80\sqrt{3}V.$
Chọn C.
Bài tập 3: Đặt điện áp xoay chiều $u=120\sqrt{3}c\text{os}\omega t(V)$ vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r và có độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp ba lần điện áp hiệu dụng trên R và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là 1 A. Điện áp trên đoạn MB lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là $\pi /2$. Công suất tiêu thụ toàn mạch là:
A. $80\text{W}.$ B. $80\sqrt{2}\text{W}\text{.}$ C. $80\sqrt{3}\text{W}\text{.}$ D. $80\sqrt{6}\text{W}.$ |
HD giải: Ta có: $\widehat{MBF}=\widehat{BAI}$ (vì cùng phụ
với góc $\widehat{ABx}$).
Mặt khác $\sin \varphi =\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{AM}}}=\frac{1}{3}\Rightarrow c\text{os}\varphi =\frac{2\sqrt{2}}{3}.$
Khi đó $P=UIc\text{os}\varphi =\frac{120\sqrt{3}}{\sqrt{2}}.1.\frac{2\sqrt{2}}{3}$
$=80\sqrt{3}\text{W}.$. Chọn C.
Bài tập 4: Đặt điện áp xoay chiều tần số $u={{U}_{0}}c\text{os}100\pi t(V)$vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm có độ tự cảm L có điện trở trong r, biết rằng $R=2r$, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung $0,1/\pi $. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn dây và điện áp giữa hai đầu đoạn mạc AB lệch pha nhau $\pi /2$và cường độ . Gía trị L bằng:
A. $1/\pi (H).$ B. $0,5/\pi (H).$ C. $2/\pi (H).$ D. $1,2/\pi (H).$ |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Xét tam giác AMB có trọng tâm G đồng thời là
trực tâm nên $\Delta AMB$đều.
Khi đó ${{Z}_{L}}=\frac{{{Z}_{C}}}{2}=50\Omega .$.
Do đó $L=\frac{0,5}{\pi }(H).$ Chọn B.
Bài tập 5: Đặt điện áp xoay chiều $u=100\sqrt{10}c\text{os}100\pi t(V)$ổn định và mạch điện nối tiếp gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R và cuộn dây có độ tự cảm L có điện trở thuần r. Khi đó điện áp giữa hai đầu điện trở R là 100V và cường độ dòng điện trong mạch là 0,5(A), biết rằng $L=1/\pi (H)$. Công suất của đoạn mạch là:
A. 43,3W. B. 180,6W. C. 75W. D. 90,3W. |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có: $\widehat{EAM}=\widehat{BMF}$ (cùng phụ với $\widehat{BMF}$).
Khi đó $\sin \widehat{EAM}=\sin \widehat{BMF}\Rightarrow \frac{100}{x}=\frac{50}{y}.$
(với $AM=x;BM=y$). Lại có: ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=A{{B}^{2}}$.
Suy ra $x=200,y=100$
$\Rightarrow AE=100\sqrt{3},MF=50\sqrt{3}.$
$\Rightarrow {{U}_{R+r}}=100+50\sqrt{3}\Rightarrow P={{U}_{R+r}}.I=90,3\text{W}.$Chọn D.
Bài tập 6: Đặt điện áp xoay chiều ổn định $u=120\sqrt{6}c\text{os}100\pi t(V)$vào hai đầu đoạn mạch AB. Đoạn AM gồm điện trở thuần, đoạn MN gồm tụ điện, đoạn NB chỉ gồm cuộn dây, điện áp hiệu dụng hai đầu MB bằng 120V, công suất tiêu thụ toàn mạch là 360 W, độ lệch pha giữa ${{u}_{AN}}$và ${{u}_{MB}}$ là ${{90}^{0}}$, giữa ${{u}_{AN}}$và ${{u}_{AB}}$là ${{60}^{0}}$.Tìm R và r :
A. $R=120\Omega ;r=60\Omega .$ B.</span |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có: $\widehat{ABF}={{30}^{0}}.$ Xét $\Delta ABM$ta có:
$A{{M}^{2}}=A{{B}^{2}}+B{{M}^{2}}-2AB.BM\cos B$
Suy ra $AM={{U}_{R}}=120V.$
Dễ dàng suy ra $\widehat{AMB}={{120}^{0}}$
$\Rightarrow {{U}_{R}}=BMc\text{os}{{60}^{0}}=60V.$
Mặt khác $P={{U}_{R+r}}.I\Rightarrow I=2A$
$\Rightarrow R=60\Omega ,r=30\Omega .$.Chọn B.
Ví dụ 7: Đặt điện áp xoay chiều $u=160c\text{os}\omega t(V)$vào hai đầu đoạn mạch AB. Đoạn AM gồm điện trở thuần, đoạn MN gồm tụ điện, đoạn NB chỉ gồm cuộn dây, điện áp hiệu dụng ${{U}_{AM}}={{U}_{NB}}=50(V)$và ${{U}_{MN}}=120(V)$, công suất tiêu thụ toàn mạch là 80 W. Điện trở thuần của cuộn dây bằng : A. $15\Omega .$ B. $30\Omega .$ C. $20\Omega .$ D. $40\Omega .$ |
HD: Ta có : $\left\{ \begin{array}{} U_{L}^{2}+U_{r}^{2}={{50}^{2}} \\ {} {{(50+{{U}_{r}})}^{2}}+{{({{U}_{L}}-120)}^{2}}=U_{AB}^{2}={{(80\sqrt{2})}^{2}}. \\ \end{array} \right.$
Suy ra: ${{(50+{{U}_{r}})}^{2}}+(\sqrt{2500-U_{r}^{2}}-60)=12800.$
$\xrightarrow[SHIFT-CALC]{X={{U}_{R}}}X={{U}_{r}}=30V\Rightarrow {{U}_{L}}=40V\Rightarrow I=\frac{P}{{{U}_{R+r}}}=1A\Rightarrow r=30\Omega .$.Chọn B.
Ví dụ 8: Đặt điện áp xoay chiều $u=U\sqrt{2}c\text{os}100\pi t(V)$vào hai đầu đoạn mạch AB. Đoạn AM gồm điện trở thuần $R=80\Omega $, đoạn MN gồm cuộn dây không thuần cảm có $r=20\Omega $, đoạn NB chỉ gồm tụ điện, điện áp hiệu dụng ${{u}_{AN}}=300V,{{u}_{MB}}=60\sqrt{3}V$. Biết ${{u}_{AN}}$và ${{u}_{AB}}$vuông pha với nhau.Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch có giá trị gần bằng : A. 200V B. 120V C. 275V D. 180V |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ bên.
Dựng $MB//AN$. Khi đó theo Talet ta có:
$\frac{r}{R+r}=\frac{ME}{AN}\Rightarrow ME=\frac{1}{5}AN=60.$
Mặt khác $MB\bot AN\Rightarrow \Delta MEB$vuông tại M.
Áp dụng hệ thức lượng ta có:
$\frac{1}{U_{r}^{2}}=\frac{1}{M{{E}^{2}}}+\frac{1}{M{{B}^{2}}}\Rightarrow {{U}_{r}}=30\sqrt{3}V$
$\Rightarrow {{U}_{R}}=4{{U}_{r}}=120\sqrt{3}V.$
${{U}_{C}}-{{U}_{L}}=\sqrt{M{{B}^{2}}-U_{r}^{2}}=90V.$
$\Rightarrow AB=\sqrt{{{\left( 150\sqrt{3} \right)}^{2}}+{{90}^{2}}}\approx 275V.$ Chọn C.
Ví dụ 9: Trên mạch điện xoay chiều không phân nhánh AB, giữa AM chỉ có điện trở thuần, giữa MN chỉ có cuộn dây, giữa NB chỉ có tụ điện. Cuộn dây có điện trở thuần r = 0,5R. Điện áp hiệu dụng trên AN là $U\sqrt{3}$ và trên đoạn MB là U. Điện áp tức thời trên đoạn AN và MB vuông pha với nhau. Điện áp tức thời trên AN sớm pha hơn dòng điện là: A. ${{60}^{0}}$ B. ${{45}^{0}}$ C. ${{30}^{0}}$ D. ${{25}^{0}}$ |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ bên.
Dựng ME//AN.
Khi đó theo Talet ta có:
$\frac{r}{R+r}=\frac{ME}{AN}=\frac{r}{3r}\Rightarrow ME=\frac{U\sqrt{3}}{3}.$
Xét tam giác MEB vuông tại M.
Suy ra tan $\widehat{MEB}=\frac{MB}{ME}=\sqrt{3}\Rightarrow \widehat{MEB}={{60}^{0}}$
Do đó $\widehat{EMH}={{30}^{0}}$. Chọn C.
Ví dụ 10: [Trích đề thi THPT Thị Xã Quảng trị] Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức $u=U\sqrt{2}c\text{os}\omega t(V)$ vào 2 đầu đoạn mạch AB nối tiếp mắc theo thứ tự R, L, C (trong đó L là cuộn cảm thuần). Biết dòng điện tức thời trong mạch trễ pha hơn u, điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch chứa R và L có giá trị bằng $U\sqrt{3}$ và sớm pha hơn u góc ${{30}^{0}}$. Hệ số công suất của đoạn mạch AB là: A. $\frac{\sqrt{3}}{3}$ B. $\frac{\sqrt{3}}{2}$ C. $\frac{\sqrt{5}}{2}$ D. $\frac{\sqrt{2}}{2}$ |
HD giải:
Áp dụng định lý hàm số cos cho $\Delta OMN$:
$U_{c}^{\text{2}}={{U}^{2}}+(U\sqrt{3)}c\text{os}{{30}^{0}}-2{{U}^{2}}\sqrt{3}c\text{os}{{30}^{0}}=U.$
$\Rightarrow \Delta OMN$cân tại N có góc $\widehat{OMN}={{30}^{0}}$.
Do đó $\widehat{OMK}={{60}^{0}}\Rightarrow {{U}_{R}}=OM\cos {{60}^{0}}=\frac{U\sqrt{3}}{2}$
$\Rightarrow {{U}_{L}}=OM\sin {{60}^{0}}=\frac{3U}{2}\Rightarrow c\text{os}\varphi =\frac{{{U}_{R}}}{U}$
$=\frac{{{U}_{R}}}{\sqrt{U_{R}^{2}+{{({{U}_{L}}-{{U}_{C}})}^{2}}}}=\frac{\sqrt{3}}{2}$. Chọn B.
Ví dụ 11: [Trích đề thi THPT Thị Xã Quảng trị] Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 240 V, tần số 50 Hz vào A, B của mạch điện gồm 3 AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM chứa điện trở thuần, MN chứa cuộn dây có độ tự cảm $L=\frac{6}{5\pi }H$ và NB chứa tụ điện. Các điện áp hiệu dụng ${{U}_{AM}}=150(V)$, ${{U}_{AN}}=240V$, độ lệch pha giữa các điện áp ${{U}_{MN}}$ với ${{U}_{AM}}$ và ${{U}_{AN}}$ với ${{U}_{AB}}$ có độ lớn bằng nhau. Nối tắt cuộn dây thì công suất tiêu thụ của mạch là: A. 118 W. B. 108 W. C. 98 W. D. 96 W. |
HD giải: Dựng giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có: ${{U}_{AN}}={{U}_{AB}}$ nên tam giác ANB cân tại A
Suy ra AM là đường cao đồng thời là phân giác
$\Rightarrow \widehat{NAM}=\frac{\varphi }{2}\widehat{ANM}\Rightarrow \Delta AMN$ cân tại
M$\Rightarrow {{U}_{AM}}={{U}_{MN}}=150V$.
Mặt khác: $c\text{os}\frac{\varphi }{2}=\frac{{{U}_{MN}}/2}{{{U}_{AM}}}=0,8$
$\Rightarrow c\text{os}\varphi =2{{\cos }^{2}}\frac{\varphi }{2}-1=0,28\Rightarrow {{U}_{L}}={{U}_{MN}}\sin \varphi $.
$={{U}_{MN}}\sqrt{1-c\text{o}{{\text{s}}^{2}}\varphi }=144V$
Dòng điện hiệu dụng trong mạch $I=\frac{{{U}_{L}}}{{{Z}_{L}}}=\frac{144}{120}=1,2A\Rightarrow R=\frac{150}{1,2}=125\Omega .$
Do ${{Z}_{C}}=2{{Z}_{L}}=250\Omega \Rightarrow $Khi nối tắt cuộn dây thì công suất tiêu thụ trong mạch là
$P=\frac{{{U}^{2}}}{R}.c\text{o}{{\text{s}}^{2}}\varphi ‘=\frac{{{240}^{2}}}{125}.\frac{{{125}^{2}}}{{{125}^{2}}+{{240}^{2}}}=98W.$Chọn C.
Ví dụ 12: [Trích đề thi Sở GD-ĐT Hà Nội 2017]
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Biểu thức điện áp giữa hai đầu các đoạn mạch AN, MB và NB lần lượt là ${{U}_{AN}}=2\sqrt{2}U\cos (\omega t+\varphi );{{u}_{MB}}=\sqrt{2}Uc\text{os}(\omega t+\varphi )$ và ${{U}_{NB}}=U’c\text{os}(\omega t+\varphi -\frac{2\pi }{3})$ . Biết điện trở có giá trị R, cuộn dây có điện trở r và cảm kháng ${{Z}_{L}}$; tụ điện có dung kháng ${{Z}_{C}}$.Hệ thức nào sau đây sai? A.R = 2r B. $r=\sqrt{3}{{Z}_{C}}$. C. $2R=\sqrt{3}{{Z}_{L}}$. D. ${{Z}_{L}}=2{{Z}_{C}}$. |
HD giải: Vẽ giản đồ vecto như hình bên.
Ta có: AN//MB và AN = 2MB nên MB là
Đường trung bình của$\Delta ANH$
Suy ra ${{U}_{R}}={{U}_{r}}\Rightarrow R=r,{{Z}_{L}}=2{{Z}_{C}}$.
Do$(\widehat{{{u}_{NB}};{{u}_{MB}}})={{120}^{0}}\Rightarrow \widehat{MBH}={{60}^{0}}=\widehat{ANH}$
$\Rightarrow R+r={{Z}_{L}}\tan {{60}^{0}}={{Z}_{L}}\sqrt{3}=2R\Rightarrow r={{Z}_{C}}\sqrt{3}.$
Chọn A.
Ví dụ 13:Mạch điện xoay chiều AB gồm một cuộn dây không cảm thuần, một điện trở thuần và một tụ điện, mắc nối tiếp theo thức tự đã nêu. Điểm M giữa cuộn dây và điện trở thuần. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có tần số không đổi và giá trị hiệu dụng 200V thì trong mạch có cộng hưởng điện. Lúc đó điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 160V, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM so với cường độ dòng điện trong mạch gấp đôi độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp hai đầu Mb. Điện áp hiệu dụng hai đầu MB là: A. 120V B. 180V C. 220V D. 240V |
HD giải: Phương pháp giản đồ vecto
Áp dụng định lý sin trong tam giác ta có:
$\frac{{{U}_{{}}}}{\sin (180-3\varphi )}=\frac{{{U}_{AM}}}{\sin \varphi }$
Tương đương với phương trình:
$\sin 3\varphi -\frac{5}{4}\sin \varphi =0\Rightarrow 4{{\sin }^{3}}\varphi -\frac{7}{4}\sin \varphi =0.$
Giải phương trình trên ta thu được $\sin \varphi \frac{\sqrt{7}}{4}.$
Áp dụng định lý sin ta thu được ${{U}_{MB}}=240V$.Chọn D.
Ví dụ 14: Đặt điện áp xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch ổn định và có biểu thức $u=220\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t)V$. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch AM sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc$\frac{\pi }{6}.$ Đoạn mạch MB chỉ chứa tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng ${{U}_{AM}}+{{U}_{MB}}$có giá trị lớn nhất. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện có giá trị: A. $220\sqrt{3}V$ B. 440V C. $220\sqrt{2}V$ D. $220V$ |
HD giải: Ta có $\frac{U}{\sin \beta }=\frac{{{U}_{AM}}}{\sin \gamma }=\frac{{{U}_{MB}}}{\sin \alpha }.$
$\Rightarrow {{U}_{AM}}+{{U}_{MB}}=\frac{U}{\sin \beta }(\sin \alpha +\sin \gamma )$
Mặt khác: $\sin \alpha +\sin \gamma =2\sin (\frac{\pi -\beta }{2})c\text{os}(\frac{\alpha -\gamma }{2})$
Vậy ${{({{U}_{AM}}+{{U}_{MB}})}_{m\text{ax}}}$ khi $\alpha =\gamma $.
Hơn nữa $\beta =\frac{\pi }{6}\Rightarrow $tam giác đều U = 220V. Chọn D.
Ví dụ 15: Đặt điện áp xoay chiều sản ra công suất cơ học 7,5 kW và có hiệu suất 80%. Mắc động cơ nối tiếp với một cuộn cảm rồi mắc chúng vào mạng điện xoay chiều. Gía trị hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu động cơ là ${{U}_{M}}$ biết rằng dòng điện qua động cơ có cường độ hiệu dụng I = 40 A và trễ pha với ${{u}_{M}}$một góc $\pi /6$.Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm ${{U}_{L}}=125V$và sớm pha so với dòng điện qua cuộn cảm là $\pi /3$. Điện áp hiệu dụng của mạng điện và độ lệch pha của nó so với dòng điện có giá trị tương ứng là: A. $384V;{{45}^{0}}$ B. $834V;{{45}^{0}}$ C. $384V;{{39}^{0}}$ D. $184V;{{39}^{0}}$ |
HD giải:
+) Phương pháp giản đồ vecto. Ta có thể đơn giản hóa động cơ
điện gồm cuộn cảm và điện trở trong.
Hiệu suất của động cơ:
$H=\frac{A}{P}\Leftrightarrow 0,8=\frac{7500}{{{U}_{M}}.40.c\text{os}({{30}^{0}})}\Rightarrow {{U}_{M}}=271V$
+) Áp dụng định lý cos trong tam giác ta có
$U=\sqrt{U_{M}^{2}+U_{d}^{2}-2{{U}_{M}}{{U}_{d}}c\text{os}\beta }$
$\Rightarrow U=\sqrt{{{271}^{2}}+{{125}^{2}}-2.271.125.c\text{os}{{150}^{0}}}\approx 384V$
Áp dụng định lý sin trong tam giác ta có:
$\frac{U}{\sin \beta }=\frac{{{U}_{d}}}{\sin \alpha }\Leftrightarrow \frac{271}{\sin {{150}^{0}}}=\frac{125}{\sin \alpha }\Rightarrow \alpha ={{9}^{0}}$
Vậy độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch là $\varphi ={{30}^{0}}+\alpha ={{39}^{0}}.$Chọn C.
Ví dụ 16: Đặt một điện áp $u=220\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t+\varphi )V$vào hai đầu đoạn mạch AB chứa RLC nối tiếp theo đúng thứ tự đó, điện dung C thay đổi sao cho dòng điện qua mạch có biểu thức $i={{I}_{0}}c\text{os}(100\pi t)A$. Gọi M là một điểm nối giữa cuộn cảm L và tụ điện C. Biết biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM, MB lần lượt là ${{u}_{1}}={{U}_{01}}c\text{os}\left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)V,$${{u}_{2}}={{U}_{02}}c\text{os}\left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)V$. Tổng $({{U}_{01}}+{{U}_{02}})$ có giá trị lớn nhất là A. 750 V. B. 1202 V. C. 1247 V. D. 1242 V. |
HD giải: Áp dụng định lý sin trong tam giác ta có
$\frac{{{U}_{01}}}{\sin \beta }=\frac{{{U}_{02}}}{\sin \alpha }=\frac{{{U}_{0}}}{\sin {{30}^{0}}}$
$\Rightarrow {{U}_{01}}+{{U}_{02}}=\frac{{{U}_{0}}}{\sin {{30}^{0}}}(\sin \alpha +\sin \beta )$
${{({{U}_{01}}+{{U}_{02}})}_{m\text{ax}}}=\frac{2{{U}_{0}}}{\sin {{30}^{0}}}\sin \left( \frac{180-30}{2} \right)\approx 1202V.$Chọn B.
Ví dụ 17: Đặt điện áp $u=U\sqrt{2}c\text{os}\omega tV$ (${{U}_{0}}$không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn dây có hệ số công suất bằng 0,97 và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng trên tụ điện và cuộn dây có giá trị lớn nhất. Khi đó tỉ số giữa cảm kháng và dung kháng của mạch điện có giá trị gần giá trị nhất nào sau đây? A. 0,26 B. 0,86 C. 0,52 D. 0,71 |
HD giải: Áp dụng định lý sin trong tam giác ta có
$\frac{{{U}_{d}}}{\sin \beta }=\frac{{{U}_{C}}}{\sin \alpha }=\frac{U}{\sin \gamma }\Rightarrow {{U}_{d}}+{{U}_{C}}=\frac{U}{\sin \gamma }\text{ }\!\![\!\!\text{ }\sin \alpha +\sin \beta \text{ }\!\!]\!\!\text{ }$
Biến đổi lượng giác
$\sin \alpha +\sin \beta =2\sin \left( \frac{\alpha +\beta }{2} \right)c\text{os}\left( \frac{\alpha -\beta }{2} \right)$
$\Rightarrow {{\left( {{U}_{d}}+{{U}_{C}} \right)}_{m\text{ax}}}$khi $c\text{os}\left( \frac{\alpha -\beta }{2} \right)=1\Rightarrow \alpha =\beta $
Từ đó ta có : ${{Z}_{C}}=\sqrt{Z_{L}^{2}+{{r}^{2}}}$
Mặt khác $c\text{os}{{\varphi }_{d}}=\frac{r}{\sqrt{Z_{L}^{2}+{{r}^{2}}}}=0,97$
Chuẩn hóa $r=1\Rightarrow \left\{ \begin{array}{} {{Z}_{L}}=0,25 \\ {} {{Z}_{C}}=1,03 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \frac{{{Z}_{C}}}{{{Z}_{L}}}=0,2425$.Chọn A
Ví dụ 18: Đặt điện áp $u=120\sqrt{2}c\text{os}\omega tV$vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm đoạn mạch AM, MN và NB mắc nối tiếp (theo đúng thứ tự trên). Đoạn mạch AM là cuộn dây, đoạn mạch MN là điện trở R và đoạn mạch NB là tụ điện. Biết ${{U}_{AN}}=120V;{{U}_{MN}}=40\sqrt{3}$. Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hai đầu đoạn mạch AM cực đại đến lức cường độ dòng điện trong mạch cực đại bằng khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hai đầu AN cực đại đến lúc điện áp u cực đại và bằng t. Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hai đầu đoạn mạch AN cực đại đến lúc điện áp hai đầu đoạn NB cực đại là A. 2t B. 4t C. 3t D. 5t |
HD giải: Phương pháp giản đồ vecto
Ta có : $\left| {{\varphi }_{AB}} \right|=\left| {{\varphi }_{AN}} \right|\Rightarrow \frac{{{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}}{R+r}=\frac{{{Z}_{L}}}{R+r}\Rightarrow {{Z}_{C}}=2{{Z}_{L}}$
Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hai đầu đoạn mạch
AM cực đại đến lúc cường độ dòng điện trong mạch cực đại
bằng khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc điện áp hai đầu AN
cực đại đến lúc điện áp u cực đại $\Rightarrow {{\varphi }_{AM}}=2{{\varphi }_{AN}}$
Từ hình vẽ ta thấy được $O{{U}_{AN}}{{U}_{AM}}$ là tam giác cân
$c\text{os}{{\varphi }_{AN}}=\frac{U}{2{{U}_{MN}}}\Rightarrow {{\varphi }_{AN}}=\frac{\pi }{6}$
Khoảng thời gian t từ lúc ${{U}_{AM}}$ cực đại đến khi dòng trong mạch cực đại ứng với độ lệch pha $\pi /3$
${{u}_{AN}}$ sớm pha hơn ${{u}_{NB}}$ một góc $\frac{2\pi }{3}\Rightarrow $khoảng thời gian tương ứng trên là 2t. Chọn C.
Ví dụ 19: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi $u=120\sqrt{2}c\text{os}(100\pi t)V$vào đoạn mạch AB gồm đọan AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C thay đổi được mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần. Biết sau khi thay đổi C thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch MB tăng$\sqrt{2}$ lần và dòng điện tức thời trong mạch trước và sau khi thay đổi C lệch pha nhau một góc $5\pi /12$. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi chưa thay đổi C có giá trị bằng A. $60\pi \sqrt{3}V$ B. $120V$ C. $60V$ D. $60\sqrt{2}V$ |
HD giải: Khi thay đổi C, luôn có: ${{U}_{R}}\bot {{U}_{CL}}$ và U không đổi
$\Rightarrow $điểm M luôn nằm trên đường tròn có bán kính AB. Ta có đường
tròn điện áp:
Sử dụng định lý hàm số sin:
$120=\frac{x}{\sin \varphi }=\frac{x\sqrt{2}}{\sin \left( \frac{5\pi }{12}-\varphi \right)}\Rightarrow \sin \left( \frac{5\pi }{12}-\varphi \right)=\sqrt{2}\sin \varphi $
$\Rightarrow \varphi =\pi /6rad$
$\Delta AMB$ vuông tại M: ${{U}_{R1}}=120c\text{os}\frac{\pi }{6}=60\sqrt{3}V.$Chọn A.