• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Toán 12 / Tổng hợp lý thuyết vecto trong không gian là gì? vecto chỉ phương, tích vô hướng, quy tắc – lý thuyết vecto toán lớp 12

Tổng hợp lý thuyết vecto trong không gian là gì? vecto chỉ phương, tích vô hướng, quy tắc – lý thuyết vecto toán lớp 12

22/04/2022 by admin Để lại bình luận

Vecto trong không gian là gì? Vecto chỉ phương, tích vô hướng, quy tắc – lý thuyết Vecto

Định nghĩa: Veto trong không gian là gì?

Vectơ trong không gian là một đoạn thằng có hướng. Kí hiệu $\overrightarrow{AB}$ chỉ vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B. Vectơ còn được kí hiệu là $\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$, $\overrightarrow{c}$,…

Các quy tắc về vectơ:

Quy tắc 3 điểm: $\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}$ hoặc $\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{BC}-\overrightarrow{BA}$

Quy tắc hình bình hành: Cho hình bình hành ACBD ta có: $\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}$

Quy tắc trung điểm: Nếu M  là trung điểm của AB thì $\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{0}$

Quy tắc trung tuyến: Nếu AP là trung tuyến của tam giác ABC thì $\overrightarrow{AP}=\frac{1}{2}\left( \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC} \right)$

Tương tự hình bên ta có: $\left\{ \begin{array}  {} \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{BC}=2\overrightarrow{BN} \\  {} \overrightarrow{CB}+\overrightarrow{CA}=2\overrightarrow{CM} \\ \end{array} \right.$

Quy tắc trọng tâm: Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì $\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}=\overrightarrow{0}$

Khi đó với mọi điểm M ta có: $\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}=3\overrightarrow{MG}$

Quy tắc hình hộp: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ thì $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA’}=\overrightarrow{AC’}$

Chứng minh:

Ta có: ACC’A’ là hình bình hành nên $\overrightarrow{AC’}=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AA’}$

Tương tự: $\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}$ suy ra $\overrightarrow{AC’}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA’}$

Chú ý: Nếu G là trong tâm tứ diện ABCD, ta có: $\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GD}=\overrightarrow{0}$

Sự đồng phẳng của các vectơ, điều kiện để va vectơ đồng phẳng

Định nghĩa: Ba vectơ gọi là đồng phẳng nếu các giá của chúng cùng song song với một mặt phẳng.

Điều kiện để ba vectơ đồng phẳng:

Định lí 1: Điều kiện cần và đủ để ba vectơ $\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$, $\overrightarrow{c}$ đồng phẳng là $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ cùng phương hoặc tồn tại các số m, n duy nhất sao cho $\overrightarrow{c}=m.\overrightarrow{a}+n.\overrightarrow{b}$

Định lí 2: Nếu $\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$, $\overrightarrow{c}$ là ba vectơ không đồng phẳng thì với mỗi vectơ $\overrightarrow{d}$ trong không gian, ta tìm được các số m, n, p duy nhất sao cho

Tích vô hướng của 2 vectơ

Góc giữa 2 vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ khác $\overrightarrow{0}$ được định nghĩa bằng góc AOB với $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a}$; $\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{b}$

Nếu $\overrightarrow{a}$ hoặc $\overrightarrow{b}$ bằng $\overrightarrow{0}$ ta quy ước góc giữa chúng có thể nhận một giá trị tùy ý.

Tích vô hướng giữa 2 vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ là một số, được kí hiệu $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}$ và được xác định bởi $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=\left| \overrightarrow{a} \right|.\left| \overrightarrow{b} \right|\cos \left( \overrightarrow{a};\overrightarrow{b} \right)$ từ đó suy ra cosin góc giữa 2 vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ là $\cos \left( \overrightarrow{a};\overrightarrow{b} \right)=\frac{\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}}{\left| \overrightarrow{a} \right|.\left| \overrightarrow{b} \right|}$

Đặc biệt khi $\overrightarrow{a}\bot \overrightarrow{b}\Leftrightarrow \cos \left( \overrightarrow{a};\overrightarrow{b} \right)=0\Leftrightarrow \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=0$

Tính chất: Cho 3 vectơ $\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$, $\overrightarrow{c}$ và số thực k. Khi đó ta có:

i)                   $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=\overrightarrow{b}.\overrightarrow{a}$ ii)                 $\overrightarrow{a}\left( \overrightarrow{b}+\overrightarrow{c} \right)=\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}+\overrightarrow{a}.\overrightarrow{c}$
iii)               $\left( k\overrightarrow{a} \right)\overrightarrow{b}=k\left( \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b} \right)+\overrightarrow{a}.\left( k\overrightarrow{b} \right)$ iv)                ${{\left| \overrightarrow{a} \right|}^{2}}={{\overrightarrow{a}}^{2}}$

Vectơ chỉ phương của đường thằng:

Vectơ $\overrightarrow{a}\ne \overrightarrow{0}$ được gọi là vectơ chỉ phương của đường thằng d nếu giá của vectơ $\overrightarrow{a}$ song song hoặc trùng với đường thẳng d

Một đường thẳng d trong không gian hoàn toàn xác định nếu biết một điểm A thuộc d và một vectơ chỉ phương $\overrightarrow{a}$ của đường thẳng d.

Ứng dụng của tích vô hướng

Tính độ dài đoạn thẳng AB: $AB=\left| \overrightarrow{AB} \right|=\sqrt{{{\overrightarrow{AB}}^{2}}}$

Xác định góc giữa hai vectơ: $\cos \left( \overrightarrow{a};\overrightarrow{b} \right)=\frac{\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}}{\left| \overrightarrow{a} \right|.\left| \overrightarrow{b} \right|}$

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Toán 12 Tag với:HINH HOC KHONG GIAN - TOAN 12

Bài liên quan:
  1. Bài tập bài toán thực thế hình học không gian thường ra trong đề thi – Có đáp án chi tiết
  2. Tổng hợp lý thuyết cách giải cực trị hình không gian hay – bài tập có đáp án chi tiết toán lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau không vuông góc toán lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau toán lớp 12
  5. Cách tính Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song
  6. Tổng hợp lý thuyết cách tính khoảng cách từ một điểm bất kỳ đến mặt bên -bài tập có đáp án toán lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết cách tính khoảng cách từ chân đường cao đến mặt phẳng bên. toán lớp 12
  8. Tổng hợp lý thuyết tính khoảng cách từ một điểm trên mặt phẳng đáy tới mặt phẳng chứa đường cao toán lớp 12
  9. Tổng hợp lý thuyết bài tập sử dụng định lý hình chiếu để tính góc giữa hai mặt phẳng toán lớp 12
  10. Tổng hợp lý thuyết cách tính nhanh góc giữa hai mặt bên có đáp án chi tiết toán lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.