• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Toán 12 / Tổng hợp lý thuyết bảng công thức logarit công phá mọi bài toán lớp 12 toán lớp 12

Tổng hợp lý thuyết bảng công thức logarit công phá mọi bài toán lớp 12 toán lớp 12

17/04/2022 by admin Để lại bình luận

Bảng công thức Logarit công phá mọi bài toán lớp 12 

1. Định nghĩa: Logarit là gì?

Cho 2 số dương $a,b$ với $a\ne 1$. Số $\alpha $ thõa mãn đẳng thức ${{a}^{\alpha }}=b$ được gọi là logarit cơ số a của b kí hiệu là ${{\log }_{a}}b$. Như vậy ${{a}^{\alpha }}=b\Leftrightarrow \alpha ={{\log }_{a}}b$

Chú ý:

– Không tồn tại Logarit của số âm và số 0.

– Cho 2 số dương $a,b$ với $a\ne 1$, ta có các tính chất sau: ${{\log }_{a}}1=0;{{\log }_{a}}a=1$

2. Các công thức Logarit

• Công thức 1: ${{\log }_{a}}{{a}^{x}}=x$ với $\forall x\in \mathbb{R};1\ne a>0$

• Công thức 2: ${{\log }_{a}}x+{{\log }_{a}}y={{\log }_{a}}\left( xy \right)$ với $x,y,a>0$và $a\ne 1$

${{\log }_{a}}x-{{\log }_{a}}y={{\log }_{a}}\frac{x}{y}$ với $x,y,a>0$ và $a\ne 1$

Chú ý: Với $x;y<0$và $0<a\ne 1$ ta có: ${{\log }_{a}}\left( xy \right)={{\log }_{a}}\left( -x \right)+{{\log }_{a}}\left( -y \right)$

• Công thức 3: ${{\log }_{a}}{{b}^{n}}=n.{{\log }_{a}}b$ và ${{\log }_{{{a}^{n}}}}b=\frac{1}{n}.{{\log }_{a}}b\left( a,b>0;a\ne 1 \right)$

Như vậy: ${{\log }_{{{a}^{m}}}}{{b}^{n}}=\frac{n}{m}.{{\log }_{a}}b$

• Công thức 4: (đổi cơ số) ${{\log }_{b}}c=\frac{{{\log }_{a}}c}{{{\log }_{a}}b}$

Cách viết khác của công thức đổi cơ số: ${{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c={{\log }_{a}}c$ với $a;b;c>0$ và $a;b\ne 1$

Hệ quả: Khi cho a = c ta có: ${{\log }_{c}}b.{{\log }_{b}}c={{\log }_{c}}c=1\Leftrightarrow {{\log }_{c}}b=\frac{1}{{{\log }_{b}}c}$ (gọi là nghịch đảo)

Tổng quát với nhiều số: ${{\log }_{{{x}_{1}}}}{{x}_{2}}.{{\log }_{{{x}_{2}}}}{{x}_{3}}……{{\log }_{{{x}_{n-1}}}}{{x}_{n}}={{\log }_{{{x}_{1}}}}{{x}_{n}}=1$ (với $1\ne {{x}_{1}};….{{x}_{n}}>0$)

• Công thức 5: ${{a}^{{{\log }_{b}}c}}={{c}^{{{\log }_{b}}a}}$ với $a;b;c>0$;$b\ne 1$

3. Logarit thập phân, logarit tự nhiên.

• Logarit thập phân: Logarit cơ số a = 10 gọi là logarit thập phân ký hiệu: $\log x(x>0)$ ($\log x$ được hiểu là ${{\log }_{10}}x$). Đọc là Lốc x.

• Logarit tự nhiên: Logarit cơ số $a=e\approx 2,712818$ gọi là logarit tự nhiên ký hiệu: $\ln x(x>0)$.Đọc là len x hoặc lốc nepe của x ($\ln x$ được hiểu là ${{\ln }_{e}}x$)    

 

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Toán 12 Tag với:Cong thuc - LOGARIT - TOAN 12

Bài liên quan:
  1. Tổng hợp lý thuyết bài tập tính một logarit theo các logarit đã cho có đáp án chi tiết toán lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết vận dụng công thức logarit để giải bài tập – có đáp án chi tiết toán lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.