• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Toán 12 / 7 Dạng bài tập cực trị số phức thường gặp trong kì thi THPT quốc gia có đáp án chi tiết

7 Dạng bài tập cực trị số phức thường gặp trong kì thi THPT quốc gia có đáp án chi tiết

21/04/2022 by admin Để lại bình luận

7 Dạng bài tập cực trị số phức thường gặp trong kì thi THPT quốc gia có đáp án

@ Dạng 1: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-{{z}_{1}} \right|=\left| z-{{z}_{2}} \right|$. Tìm số phức thỏa mãn $\left| z-{{z}_{0}} \right|$nhỏ nhất.

Phương pháp: Đặt $M(z);A({{z}_{1}});B({{z}_{2}})$là các điểm biểu diễn số phức $z;\,\,{{z}_{1}}$ và ${{z}_{2}}$. Khi đó từ giả thiết $\left| z-{{z}_{1}} \right|=\left| z-{{z}_{2}} \right|$suy ra $MA=MB$, tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là đường trung trực ∆ của AB.

Gọi $N({{z}_{0}})$là  điểm biểu diễn số phức ${{z}_{0}}$

Ta có $MN=\left| z-{{z}_{0}} \right|$nhỏ nhất khi $M{{N}_{\min }}$ khi M là hình chiếu vuông góc của  N  trên  d  và $M{{N}_{\min }}=d(N;\Delta )$

Bài tập 1: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-4-i \right|=\left| z+i \right|$. Gọi $z=a+bi\,\,(a;b\in \mathbb{R})$ là số phức thỏa mãn $\left| z-1+3i \right|$ nhỏ nhất. Giá trị của biểu thức $T=2a+3b$là:

A. $-4$ B. 4 C. 0 D. 1

Lời giải chi tiết

Đặt $M(z);\,\,A(4;1),\,\,B(0;-1)$ là các điểm biểu diễn số phức $z;\,\,4+i$ và $-i$. Khi đó từ giả thiết suy ra $MA=MB$, tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là đường trung trực của AB đi qua $I(2;0)$ và có VTPT là $\overrightarrow{n}=\overrightarrow{AB}(-4;-2)\Rightarrow \Delta :2x+y-4=0$

Gọi $N(1;-3)$là điểm biểu diễn số phức $1-3i$

Ta có $\left| z-1+3i \right|$ nhỏ nhất khi $M{{N}_{\min }}$ khi M  là hình chiếu vuông góc của N  trên ∆, suy ra $MN:x-2y+1=0$

Giải hệ $\left\{ \begin{array}  {} 2x+y-4=0 \\  {} x-2y-7=0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} x=3 \\  {} y=-2 \\ \end{array} \right.\Rightarrow M\left( 3;-2 \right)\Rightarrow z=3-2i\Rightarrow 2a+3b=0$. Chọn C.

Bài tập 2: Cho các số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-2i \right|=\left| z+2 \right|$. Gọi $z$ là số phức thỏa mãn $\left| (2-i)z+5 \right|$nhỏ nhất. Khi đó :

A. $0<\left| z \right|<1$ B. $1<\left| z \right|<2$ C. $2<\left| z \right|<3$ D. $\left| z \right|>3$

Lời giải chi tiết

Gọi $M(x;y);A(0;2),B(-2;0)$là các điểm biểu diễn số phức $z;\,\,2i$ và $-2$.

Từ giả thiết $\Rightarrow $$MA=MB\Rightarrow M\in $trung trực của AB có phương trình $\Delta :x+y=0$

Lại có: $P=\left| (2-i)z+5 \right|=\left| 2-i \right|\left| z+\frac{5}{2-i} \right|=\sqrt{5}\left| z+2+i \right|$, gọi $N(-2;-1)$là điểm biểu diễn số phức $-2-i$ suy ra $P=\sqrt{5}MN$

Ta có P nhỏ nhất khi $M{{N}_{\min }}$ khi M là hình chiếu vuông góc của N trên ∆, suy ra phương trình $MN:x-y+1=0$

Giải hệ $\left\{ \begin{array}  {} x+y=0 \\  {} x-y+1=0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} x=\frac{-1}{2} \\  {} y=\frac{1}{2} \\ \end{array} \right.\Rightarrow M\left( \frac{-1}{2};\frac{1}{2} \right)\Rightarrow z=\frac{-1}{2}+\frac{1}{2}i\Rightarrow \left| z \right|=\frac{\sqrt{2}}{2}$. Chọn A.

@ Dạng 2: Cho số phức $z$ thỏa mãn$\left| z-{{z}_{0}} \right|=R$. Tìm số phức thỏa mãn $P=\left| z-{{z}_{1}} \right|$đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.

Phương pháp: Đặt $M(z);I({{z}_{0}});E({{z}_{1}})$ là các điểm biểu diễn số phức $z;\,\,{{z}_{0}}$ và ${{z}_{1}}$. Khi đó từ giả thiết $\left| z-{{z}_{0}} \right|=R\Leftrightarrow MI=R$ $\Rightarrow M$ thuộc đường tròn tâm I bán kính R. Ta có: $P=ME$ lớn nhất $\Leftrightarrow M{{E}_{max}}$và P nhỏ nhất $\Leftrightarrow M{{E}_{\min }}$. Khi đó:

${{P}_{max}}=IE+R\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{2}}$và ${{P}_{\min }}=\left| IE-R \right|\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{1}}$

(Điểm E có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn).

Bài tập 1: Cho số phức $z$thỏa mãn $\left| iz-3+2i \right|=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $P=\left| z-1-i \right|$

A. ${{P}_{\min }}=3$ B.${{P}_{\min }}=\sqrt{13}-3$ C. ${{P}_{\min }}=2$              D. ${{P}_{\min }}=\sqrt{10}$

Lời giải chi tiết

Ta có: $\left| iz-3+2i \right|=3\Leftrightarrow \left| i \right|\left| z-\frac{3}{i}+2 \right|=3\Leftrightarrow \left| z+2+3i \right|=3\Rightarrow $ tập hợp điểm M biểu diễn số phức $z$là đường tròn tâm $I(-2;-3)$ bán kính $R=3$

Gọi $E(1;1)$ là điểm biểu diễn số phức $1+i\Rightarrow P=ME\Rightarrow {{P}_{\min }}=\left| EI-R \right|=2$

Bài tập 2: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z+2-i \right|=\sqrt{5}$. Gọi ${{z}_{1}}$ và ${{z}_{2}}$ lần lượt là 2 số phức làm cho biểu thức $P=\left| z-2-3i \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất và lớn nhất. Tính $T=3\left| {{z}_{1}} \right|+2\left| {{z}_{2}} \right|$

A. $T=20$ B. $T=6$ C. $T=14$ D. $T=24$

Lời giải chi tiết

Ta có: $\left| z+2-i \right|=\sqrt{5}\Rightarrow $tập hợp điểm M  biểu diễn số phức $z$ là đường tròn tâm $I(-2;1)$ bán kính $R=\sqrt{5}$. Gọi $E(2;3)\Rightarrow P=ME$

Phương trình đường thẳng $IE:x-2y+4=0$

Dựa vào hình vẽ ta có ${{P}_{max}}=IE+R\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{2}}$

Giải hệ $\left\{ \begin{array}  {} x-2y+4=0 \\  {} {{(x+2)}^{2}}+{{(y-1)}^{2}}=5 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left[ \begin{array}  {} {{M}_{2}}(-4;0)\Rightarrow {{P}_{\min }}=3\sqrt{5} \\  {} {{M}_{1}}(0;2)\Rightarrow {{P}_{\min }}=\sqrt{5} \\ \end{array} \right.$.

Do đó $T=3\left| {{z}_{1}} \right|+2\left| {{z}_{2}} \right|=3.2+2.4=14$. Chọn C.

@ Dạng 3: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-{{z}_{1}} \right|=\left| z-{{z}_{2}} \right|$. Tìm số phức thỏa mãn $P=\left| z-{{z}_{3}} \right|+\left| z-{{z}_{4}} \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất.

Phương pháp: Đặt $M(z);A({{z}_{1}});B({{z}_{2}});H({{z}_{3}});K({{z}_{4}})$ là các điểm biểu diễn số phức $z;{{z}_{1}};{{z}_{2}};{{z}_{3}}$và ${{z}_{4}}$. Khi đó từ giả thiết $\left| z-{{z}_{1}} \right|=\left| z-{{z}_{2}} \right|$ suy ra $MA=MB$, tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là đường trung trực ∆ của AB; $P=\left| z-{{z}_{3}} \right|+\left| z-{{z}_{4}} \right|=MH+MK$

TH1: H, K nằm khác phía so với đường thẳng ∆

Ta có: $P=MH+MK\ge HK$

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{o}}=HK\cap (\Delta )$

Khi đó ${{P}_{\min }}=HK$

 

TH2: H, K nằm cùng phía so với đường thẳng ∆

Gọi H’ là điểm đối xứng của ∆

Khi đó: $P=MH+MK=MH’+MK\ge H’K$

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{o}}=H’K\cap (\Delta )$

Khi đó ${{P}_{\min }}=H’K$

 

Bài tập 1: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-1+2i \right|=\left| z+3-2i \right|$. Gọi $z=a+bi$$(a;b\in \mathbb{R})$ sao cho

$P=\left| z-2-4i \right|+\left| z+1-i \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó $a+b$ là:

A. 3 B. 5 C. 8 D. 4

Lời giải chi tiết

Đặt $M(z);A(1;-2),B(-3;2)$ tử giả thiết suy ra $MA=MB$ nên M thuộc đường thẳng trung trực của AB có phương trình  $\Delta :x-y+1=0$, gọi $H(2;4)$và $K(-1;1)$ là các điểm biểu diễn số phức $2+4i$ và $-1+i$

Ta có $P=MH+MK$và 2 điểm H, K cùng phía so với đường thẳng ∆

Gọi H’ là điểm đối xứng của $\Delta :x-y+1=0$

Ta có: $HH’:x+y-6=0$tọa độ trung điểm của HH’ là nghiệm hệ phương trình $\left\{ \begin{array}  {} x-y+1=0 \\  {} x+y-6=0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow I\left( \frac{5}{2};\frac{7}{2} \right)$

Suy ra $H'(3;3)$

Lại có: $P=MH+MK=MH’+MK\ge H’K$

Dấu bằng xảy ra $\Leftrightarrow M=H’K\cap d$. Phương trình đường thẳng H’K là: $H’K:x-2y+3=0$

Suy ra ${{M}_{0}}=H’K\cap \Delta \Rightarrow {{M}_{o}}(1;2)\Rightarrow z=1+2i$. Khi đó ${{P}_{\min }}=H’K=2\sqrt{5}$. Chọn A.

Bài tập 2: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-2+4i \right|=\left| iz-2 \right|$. Gọi $z=a+bi$$(a;b\in \mathbb{R})$ sao cho

$P=\left| z-i \right|+\left| z+1+3i \right|$ đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị nhỏ nhất đấy bằng

A. $\sqrt{53}$ B. $\sqrt{37}$ C. 4 D. $\sqrt{41}$

Lời giải chi tiết

Ta có:$\left| z-2+4i \right|=\left| iz-2 \right|\Leftrightarrow \left| z-2+4i \right|=\left| i \right|\left| z-\frac{2}{i} \right|=\left| z+2i \right|$

Gọi $M(z);A(2;-4),B(0;-2)$từ giả thiết suy ra $MA=MB$ nên M thuộc đường thẳng trung trực của AB có phương trình  $\Delta :x-y-4=0$, gọi $H(0;1)$và $K(-1;-3)$là các điểm biểu diễn số phức $i$và $-1-3i$

Ta có: $P=MH+MK$và 2 điểm H, K cùng phía so với đường thẳng ∆

Gọi H’ là điểm đối xứng của $\Delta :x-y-5=0$

Ta có: $HH’:x+y-1=0$ tọa độ trung điểm của HH’ là nghiệm hệ phương trình $\left\{ \begin{array}  {} x-y-4=0 \\  {} x+y-1=0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow I\left( \frac{5}{2};-\frac{3}{2} \right)$

Suy ra $H'(5;-4)$

Lại có: $P=MH+MK=MH’+MK\ge H’K=\sqrt{37}$. Chọn B.

@ Dạng 4: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-{{z}_{1}} \right|=\left| z-{{z}_{2}} \right|$. Tìm số phức thỏa mãn $P={{\left| z-{{z}_{3}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{4}} \right|}^{2}}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

 

Phương pháp: Đặt x$M(z);A({{z}_{1}});B({{z}_{2}});H({{z}_{3}});K({{z}_{4}})$ là các điểm biểu diễn số phức $z;{{z}_{1}};{{z}_{2}};{{z}_{3}}$ và ${{z}_{4}}$. Khi đó từ giả thiết $\left| z-{{z}_{1}} \right|\equiv \left| z-{{z}_{2}} \right|$ suy ra $MA=MB$, tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là đường trung trực ∆ của AB; $P={{\left| z-{{z}_{3}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{4}} \right|}^{2}}=M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}$

Gọi I là trung điểm của$HK\Rightarrow M{{I}^{2}}=\frac{M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}}{2}-\frac{H{{K}^{2}}}{4}\Rightarrow P=M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}=2M{{I}^{2}}+\frac{H{{K}^{2}}}{2}$

nhỏ nhất khi $M{{I}_{\min }}\Leftrightarrow M$ là hình chiếu vuông góc của I xuống$\Delta $.

Bài tập 1: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z+2-4i \right|=\left| z-2i \right|$. Gọi z là số phức thoả mãn biểu thức $P={{\left| z-i \right|}^{2}}+{{\left| z-4+i \right|}^{2}}$đạt giá trị nhỏ nhất. Tính${{\left| z \right|}^{2}}$.

A. ${{\left| z \right|}^{2}}=12$ B. ${{\left| z \right|}^{2}}=10$ C. ${{\left| z \right|}^{2}}=2$              D. ${{\left| z \right|}^{2}}=5$

Lời giải chi tiết

Gọi $M(z);A(-2;4),B(0;2)$ là các điểm biểu diễn số phức$z;-2+4i$ và $2i$

Khi đó $\left| z+2-4i \right|=\left| z-2i \right|\Leftrightarrow MA=MB\Rightarrow M$thuộc trung trực của AB có phương trình$\Delta :x-y+4=0$

Gọi$H\left( 0;1 \right),K\left( 4;-1 \right)\Rightarrow P=M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}=2M{{I}^{2}}+\frac{H{{K}^{2}}}{2}$

(với $I\left( 2;0 \right)$ là trung điểm của HK)

Do đó${{P}_{\min }}\Leftrightarrow M{{E}_{\min }}$ hay M là hình chiếu vuông góc của I xuống$\Delta $, khi đó

$IM:x+y-2=0\Rightarrow M=IM\cap \Delta \Rightarrow M\left( -1;3 \right)\Rightarrow {{\left| z \right|}^{2}}=O{{M}^{2}}=10$. Chọn B.

Bài tập 2: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-1+3i \right|=\left| z+2+i \right|$. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$P={{\left| z-2+4i \right|}^{2}}+{{\left| z+2i \right|}^{2}}$ là:

A. ${{P}_{\min }}=8$ B. ${{P}_{\min }}=9$ C. ${{P}_{\min }}=16$ D. ${{P}_{\min }}=25$

Lời giải chi tiết

Gọi $M(z);A(1;-3),B(-1;-1)$ là các điểm biểu diễn số phức$z;\,\,1+3i$ và $-1-i$

Khi đó$\left| z-1+3i \right|=\left| z+1+i \right|\Leftrightarrow MA=MB\Rightarrow M$thuộc trung trực của AB có phương trình$\Delta :x-y-2=0$

Gọi$H\left( 2;-4 \right),K\left( 0;-2 \right)\Rightarrow P=M{{H}^{2}}+M{{K}^{2}}=2M{{I}^{2}}+\frac{H{{K}^{2}}}{2}$

(với$I\left( 1;-3 \right)$là trung điểm của HK)

Do đó ${{P}_{\min }}\Leftrightarrow M{{E}_{\min }}$ hay M là hình chiếu vuông góc của I xuống$\Delta $, khi đó ${{P}_{\min }}=2{{\left[ d\left( I;\Delta  \right) \right]}^{2}}+\frac{H{{K}^{2}}}{2}=8$. Chọn A.

@ Dạng 5: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-{{z}_{0}} \right|=R$. Tìm số phức thỏa mãn $P={{\left| z-{{z}_{1}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{2}} \right|}^{2}}$đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.

Phương pháp: Đặt$M(z);A({{z}_{1}});B({{z}_{2}});I\left( {{z}_{0}} \right)$ là các điểm biểu diễn số phức $z;{{z}_{1}};{{z}_{2}}$ và ${{z}_{0}}$.

Khi đó từ giả thiết $\left| z-{{z}_{0}} \right|=R\Leftrightarrow MI=R\Rightarrow M$thuộc đường tròn tâm I bán kính R.

Gọi E là trung điểm của AB ta có: $P=2M{{E}^{2}}+\frac{A{{B}^{2}}}{2}$ lớn nhất $\Leftrightarrow M{{E}_{\text{max}}}$và P nhỏ nhất$\Leftrightarrow M{{E}_{\text{min}}}$.

Khi đó${{P}_{max}}\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{2}}$ và ${{P}_{\min }}\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{1}}$.

 

Bài tập 1: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-1+2i \right|=2$. Gọi$z=a+bi\left( a;b\in \mathbb{R} \right)$ là số thức thỏa mãn biểu thức $P={{\left| z-2-3i \right|}^{2}}+{{\left| z-5i \right|}^{2}}$ đạt giá trị lớn nhất. Tính $T=a+b$

A. $T=1$ B. $T=3$ C. $T=-1$ D. $T=-3$

Lời giải chi tiết

Gọi $M\left( z \right);I\left( 1;-2 \right)$ khi đó$MI=2\Leftrightarrow M$thuộc đường tròn tâm

$I\left( 1;-2 \right)$ bán kính $R=2$

Đặt $A\left( 2;3 \right);B\left( 0;5 \right)\Rightarrow P=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}$

Gọi $H\left( 1;4 \right)$là trung điểm của AB ta có :

$P=2M{{H}^{2}}+\frac{A{{B}^{2}}}{2}$ lớn nhất$\Leftrightarrow M{{H}_{\text{max}}}$

Do $MH\le MI+IH\Leftrightarrow M{{H}_{\text{max}}}\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{2}}$

Ta có:$IH:x=1$

Giải hệ$\left\{ \begin{array}  {} x=1 \\  {} {{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+2 \right)}^{2}}=4 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} {{M}_{1}}\left( 1;0 \right) \\  {} {{M}_{2}}\left( 1;-4 \right) \\ \end{array} \right.$. Do đó$a+b=-3$. Chọn D.

Bài tập 2: Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| z-3+i \right|=\frac{\sqrt{13}}{2}$. Gọi $z=a+bi\left( a;b\in \mathbb{R} \right)$ là số thức thỏa mãn biểu thức $P={{\left| z-2-i \right|}^{2}}+{{\left| z-3i \right|}^{2}}$ đạt giá trị nhỏ nhất. Tính $T=a+b$

A. $T=\frac{5}{2}$ B. $T=\frac{3}{2}$ C. $T=\frac{13}{2}$  D. $T=\frac{9}{2}$

Lời giải chi tiết

Gọi $M\left( z \right);I\left( 3;-1 \right)$khi đó$MI=\frac{\sqrt{13}}{2}\Leftrightarrow M$ thuộc đường tròn tâm $I\left( 3;-1 \right)$ bán kính $R=\frac{\sqrt{13}}{2}$

Đặt $A\left( 2;1 \right);B\left( 0;3 \right)\Rightarrow P=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}$

Gọi $E\left( 1;2 \right)$là trung điểm của AB ta có :

$P=2M{{E}^{2}}+\frac{A{{B}^{2}}}{2}$nhỏ nhất$\Leftrightarrow M{{E}_{\text{min}}}$

Do $ME\ge \left| MI-IE \right|\Leftrightarrow M{{E}_{\text{min}}}\Leftrightarrow M\equiv {{M}_{1}}$

Ta có: $IE:3x+2y-7=0$. Giải hệ$\left\{ \begin{array}  {} 3x-2y-7=0 \\  {} {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}=\frac{13}{4} \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} {{M}_{1}}\left( 2;\frac{1}{2} \right) \\  {} {{M}_{2}}\left( 4;\frac{-5}{2} \right) \\ \end{array} \right.$. Do đó$a+b=\frac{5}{2}$. Chọn A.

 Dạng 6: Cho hai số phức ${{z}_{1}};{{z}_{2}}$ thỏa mãn $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{0}} \right|=R$và $\left| {{z}_{2}}-{{\text{w}}_{1}} \right|=\left| {{z}_{2}}-{{\text{w}}_{2}} \right|$;

trong đó ${{z}_{0;}}{{\text{w}}_{1}};{{\text{w}}_{2}}$ là các số phức đã biết. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức$P=\left| {{z}_{1}}-{{\text{z}}_{2}} \right|$

Phương pháp: Đặt $M({{z}_{1}});N\left( {{z}_{2}} \right)$ lần lượt là các điểm biểu diễn số phức ${{z}_{1}}$và ${{z}_{2}}$.

Điểm M thuộc đường tròn tâm$I\left( {{z}_{0}} \right)$ bán kính$R$,$N$ thuộc trung trực $\Delta $ của AB với$A\left( {{\text{w}}_{1}} \right);B\left( {{\text{w}}_{2}} \right)$

Lại có: $P=MN\Rightarrow {{P}_{\min }}=\left| {{d}_{(t;\Delta )}}-R \right|$

 

f

Ví dụ 1: Cho số phức ${{z}_{1}}$ thỏa mãn ${{\left| z-2 \right|}^{2}}-{{\left| z+i \right|}^{2}}=1$ và số phức ${{z}_{2}}$ thỏa mãn $\left| z-4-i \right|=\sqrt{5}$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|$

A. $\frac{2\sqrt{5}}{5}$ B. $\sqrt{5}$ C. $2\sqrt{5}$ D. $\frac{3\sqrt{5}}{5}$

Lời giải

Gọi $M(z;y)$là điểm biểu diễn số phức ${{z}_{1}}$. Khi đó ${{\left| z-2 \right|}^{2}}-{{\left| z+i \right|}^{2}}=1$

$\Leftrightarrow {{(x-2)}^{2}}+{{y}^{2}}-{{x}^{2}}-{{(y+1)}^{2}}=1\Leftrightarrow -4x-2y=-2\Leftrightarrow (\Delta ):2x+y-1=0$

Gọi $N(a;b)$là điểm biểu diễn số phức ${{z}_{2}}$. Khi đó $\left| z-4-i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow {{(a-4)}^{2}}+{{(b-1)}^{2}}=5$

Hay tập hợp điểm N trong mặt phẳng Oxy là đường tròn $(C):{{(x-4)}^{2}}+{{(y-1)}^{2}}=5$

Ta có $d\left( {{I}_{(c)}};(\Delta ) \right)=\frac{8}{\sqrt{5}}>\sqrt{5}={{R}_{(C)}}$

$\Rightarrow \left( \Delta  \right)$ không cắt đường tròn$\left( C \right)$.

Lại có$MN=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|\Rightarrow $dựa vào hình vẽ ta thấy

$M{{N}_{\min }}\Leftrightarrow MN=d\left( {{I}_{\left( C \right)}};\left( \Delta  \right) \right)-{{R}_{\left( C \right)}}$

Hay${{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}_{\min }}=\frac{8\sqrt{5}}{5}-\sqrt{5}=\frac{3\sqrt{5}}{5}$. Chọn D.

Bài toán có thể hỏi thêm là tìm số phức ${{z}_{1}}$ hoặc ${{z}_{2}}$ để${{\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|}_{\min }}$ thì ta chỉ cần viết phương trình đường thẳng$MN\bot \left( \Delta  \right)$ sau đó tìm giao điểm$\left\{ \begin{array}  {} M=\left( \Delta  \right)\cap MN \\  {} N=\left( C \right)\cap MN \\ \end{array} \right.$.

Ví dụ 2: Cho hai số phức ${{z}_{1}};{{z}_{2}}$ thỏa mãn $\left| {{z}_{1}}+5 \right|=5$ và $\left| {{z}_{2}}+1-3i \right|=\left| {{z}_{2}}-3-6i \right|$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|$

A. ${{P}_{\min }}=\frac{5}{2}$ B. ${{P}_{\min }}=\frac{15}{2}$ C. ${{P}_{\min }}=3$              D. ${{P}_{\min }}=10$

Lời giải

Gọi $M\left( {{z}_{1}} \right);N\left( {{z}_{2}} \right)$lần lượt là các điểm biểu diễn các số phức${{z}_{1}}$và${{z}_{2}}$.

Điểm M thuộc đường thẳng tròn tâm $I\left( -5;0 \right)$ bán kính $R=5$.

Điểm N thuộc đường thẳng trung trực $\Delta $ của AB với $A\left( -1;3 \right);B\left( 3;6 \right)\Rightarrow \Delta :4x+3y-\frac{35}{2}=0$

Lại có: $P=MN\Rightarrow {{P}_{min}}=\left| {{d}_{\left( I;\Delta  \right)}}-R \right|=\frac{5}{2}$. Chọn A.

 

 Dạng 7: Cho hai số phức ${{z}_{1}};{{z}_{2}}$ thỏa mãn $\left| {{z}_{1}}-{{\text{w}}_{1}} \right|={{R}_{1}}$ và $\left| {{z}_{2}}-{{\text{w}}_{1}} \right|={{R}_{2}}$ trong đó${{\text{w}}_{1}};{{\text{w}}_{2}}$ là các số phức đã biết. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức$P=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|$.

Phương pháp: Đặt $M({{z}_{1}});N\left( {{z}_{2}} \right)$lần lượt là các điểm biểu diễn số phức ${{z}_{1}}$và ${{z}_{2}}$.

Điểm M  thuộc đường tròn tâm $\left( {{C}_{1}} \right)$ tâm $I\left( {{\text{w}}_{1}} \right)$ bán kính ${{R}_{1}}$ và $N$ thuộc đường tròn $\left( {{C}_{2}} \right)$  tâm $K\left( {{\text{w}}_{2}} \right)$ bán kính ${{R}_{2}}\Rightarrow P=MN$. Dựa vào các vị trí tương đối của 2 đường tròn để tìm $M{{N}_{max}};M{{N}_{\min }}$

 

Ví dụ 1: Cho hai số phức $z;\text{w}$ thỏa mãn $z.\overline{z}=1$ và $\left| \text{w}-3+4i \right|=2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P=\left| z-\text{w} \right|$

A. ${{P}_{max}}=5$ B. ${{P}_{\text{max}}}=8$ C. ${{P}_{\text{max}}}=10$              D. ${{P}_{\text{max}}}=5+\sqrt{2}$

Lời giải

Ta có:$z.\overline{z}=1\Leftrightarrow \left| z \right|=1$

Gọi $M\left( z \right);N\left( \text{w} \right)$ lần lượt là các điểm biểu diễn các số phức $z$ và $\text{w}$.

Điểm M thuộc đường tròn tâm $\left( {{C}_{1}} \right)$ tâm $O\left( 0;0 \right)$ bán kính ${{R}_{1}}=1$ và $N$ thuộc đường tròn $\left( {{C}_{2}} \right)$  tâm $K(3;-4)$ bán kính ${{R}_{2}}=2\Rightarrow P=MN$.

Dễ thấy $OK=5>{{R}_{1}}+{{R}_{2}}$ nên $\left( {{C}_{1}} \right)$ và $\left( {{C}_{2}} \right)$ nằm ngoài nhau suy ra $M{{N}_{max}}=OK+{{R}_{1}}+{{R}_{2}}=8$. Chọn B.

Ví dụ 2: [Đề tham khảo Bộ GD {} ĐT 2018] Xét các số phức$z=a+bi\left( a,b\in \mathbb{R} \right)$ thỏa mãn điều kiện $\left| z-4-3i \right|=\sqrt{5}$. Tính $P=a+b$khi giá trị biểu thức $\left| z+1-3i \right|+\left| z-1+i \right|$ đạt giá trị lớn nhất

A. $P=10$ B. $P=4$ C. $P=6$ D. $P=8$

 

Lời giải

Gọi$M\left( x;y \right)$là điểm biểu diễn số phức$z$

Từ giả thiết, ta có $\left| z-4-3i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow {{\left( x-4 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=5\Rightarrow M$ thuộc đường tròn$\left( C \right)$tâm$I\left( 4;3 \right)$, bán kính $R=\sqrt{5}$. Khi đó $P=MA+MB$, với$A\left( -1;3 \right),B\left( 1;-1 \right)$.

Ta có ${{P}^{2}}=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+2MA.MB\le 2\left( M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}} \right).$

Gọi $E\left( 0;1 \right)$là trung điểm$AB\Rightarrow M{{E}^{2}}=\frac{M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}}{2}-\frac{A{{B}^{2}}}{4}$.

Do đó ${{P}^{2}}\le 4.M{{E}^{2}}+A{{B}^{2}}$ mà $ME\le CE=3\sqrt{5}$ suy ra ${{P}^{2}}\le 4.{{\left( 3\sqrt{5} \right)}^{2}}+{{\left( 2\sqrt{5} \right)}^{2}}=200$.

Với C là giao điểm của đường thẳng EI với đường tròn$\left( C \right)$.

Vậy$P\le 10\sqrt{2}$. Dấu$”=”$ xảy ra$\left\{ \begin{array}  {} MA=MB \\  {} M\equiv C \\ \end{array} \right.\Rightarrow M\left( 6;4 \right)\Rightarrow a+b=10$. Chọn A.

Ví dụ 3: [Đề tham khảo Bộ GD {} ĐT 2017] Xét các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện:

$\left| z+2-i \right|+\left| z-4-7i \right|=6\sqrt{2}$. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của$\left| z-1+i \right|$. Tính $P=M+m$

A. $P=\sqrt{13}+\sqrt{73}$ B. $P=\frac{5\sqrt{2}+2\sqrt{73}}{2}$              C. $P=5\sqrt{2}+\sqrt{73}$              D. $P=\frac{5\sqrt{2}+\sqrt{73}}{2}$

Lời giải

Đặt $z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)$ và gọi

$M\left( x;y \right),A\left( -2;1 \right),B\left( 4;7 \right)$ suy ra $AB=6\sqrt{2}$.

Ta có $=\left( 6;6 \right)\Rightarrow =\left( 1;-1 \right)\Rightarrow $phương trình đường thẳng

AB là $x-y+3=0$.

Từ giả thiết, ta có $MA+MB=6\sqrt{2}\to MA+MB=AB$

suy ra M  thuộc đoạn thẳng  AB.

Gọi $N\left( 1;-1 \right)\Rightarrow \left| z-1+i \right|=\sqrt{{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}}=MN\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} {{\left| z-1+i \right|}_{min}}=M{{N}_{\min }} \\  {} {{\left| z-1+i \right|}_{\text{max}}}=M{{N}_{\text{max}}} \\ \end{array} \right.$.

 Độ dài đoạn thẳng MN nhỏ nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu của N trên AB.

Hay $M{{N}_{\min }}=d\left( N;\left( AB \right) \right)=\frac{\left| 1-\left( -1 \right)+3 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -1 \right)}^{2}}}}=\frac{5\sqrt{2}}{2}\to m=\frac{5\sqrt{2}}{2}$

 Độ dài đoạn thẳng MN lớn nhất khi và chỉ khi$M\equiv A$hoặc$M\equiv B$.

Ta có $\left\{ \begin{array}  {} M\equiv A\to MN=AN=\sqrt{13} \\  {} M\equiv B\to MN=BN=\sqrt{73} \\ \end{array} \right.\Rightarrow M{{N}_{max}}=\sqrt{73}\to M=\sqrt{73}.$

Vậy giá trị biểu thức $P=M+m=\frac{5\sqrt{2}+2\sqrt{73}}{2}$. Chọn B.

Ví dụ 4: Xét các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện: $\left| z-1-i \right|+\left| z-7-4i \right|=3\sqrt{5}$. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của $\left| z-5+2i \right|$. Tính $P=M+m$

A. $P=\sqrt{5}+\sqrt{10}$ B. $P=\frac{2\sqrt{5}+\sqrt{10}}{2}$              C. $P=2\left( \sqrt{5}+\sqrt{10} \right)$              D. $P=\frac{5\sqrt{2}+\sqrt{10}}{2}$

Lời giải

Đặt $z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)$ và gọi $M\left( x;y \right),A\left( 1;1 \right),B\left( 7;4 \right)$

suy ra $AB=3\sqrt{5}$.

Ta có$=\left( 6;3 \right)\Rightarrow {{}_{_{(AB)}}}=\left( 1;-2 \right)\Rightarrow $ phương trình đường

thẳng  AB  là $x-2y+1=0$.

Từ giả thiết, ta có $MA+MB=3\sqrt{5}\to MA+MB=AB$

suy ra  M  thuộc đoạn thẳng AB.

Gọi$N\left( 5;-2 \right)\Rightarrow \left| z-5+2i \right|=MN\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} {{\left| z-5+2i \right|}_{min}}=M{{N}_{\min }} \\  {} {{\left| z-5+2i \right|}_{max}}=M{{N}_{\text{max}}} \\ \end{array} \right.$.

 Độ dài đoạn thẳng MN nhỏ nhất khi và chỉ khi M là hình chiếu của N  trên AB.

Hay $M{{N}_{\min }}=d\left( N;\left( AB \right) \right)=\frac{\left| 5-2\left( -2 \right)+1 \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( -2 \right)}^{2}}}}=2\sqrt{5}\to m=2\sqrt{5}$

 Độ dài đoạn thẳng MN lớn nhất khi và chỉ khi$M\equiv A$hoặc$M\equiv B$.

Ta có$\left\{ \begin{array}  {} M\equiv A\to MN=AN=5 \\  {} M\equiv B\to MN=BN=2\sqrt{10} \\ \end{array} \right.\Rightarrow M{{N}_{max}}=2\sqrt{10}\to M=2\sqrt{10}.$

Vậy giá trị biểu thức $P=M+m=2\left( \sqrt{5}+\sqrt{10} \right).$ Chọn C.

Ví dụ 5: Biết số phức $z$ thỏa mãn đồng thời hai điều kiện $\left| z-3-4i \right|=\sqrt{5}$và biểu thức $M={{\left| z+2 \right|}^{2}}-{{\left| z-i \right|}^{2}}$ đạt giá trị lớn nhất. Tính môđun của số phức $z+i$.

A. $\left| z+i \right|=2\sqrt{41}$ B. $\left| z+i \right|=3\sqrt{5}$ C. $\left| z+i \right|=5\sqrt{2}$              D. $\left| z+i \right|=\sqrt{41}$

Lời giải

Gọi $z=x+yi\left( x,y\in \mathbb{R} \right)$

Ta có: $\left| z-3-4i \right|=\sqrt{5}\Leftrightarrow {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=5\Rightarrow $ tập hợp điểm biểu diễn số phức $z$ là dường tròn $\left( C \right)$ tâm $I\left( 3;4 \right)$ và $R=\sqrt{5}$.

Mặt khác: $M={{\left| z+2 \right|}^{2}}-{{\left| z-i \right|}^{2}}={{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}-\left[ \left( {{x}^{2}} \right)+{{\left( y-1 \right)}^{2}} \right]=4x+2y+3$$\Leftrightarrow d:4x+2y+3-M=0$

Do số phức $z$ thỏa mãn đồng thời hai điều kiện nên  d  và $\left( C \right)$ có điểm chung

$\Leftrightarrow d\left( I;d \right)\le R\Leftrightarrow \frac{\left| 23-M \right|}{2\sqrt{5}}\le \sqrt{5}\Leftrightarrow \left| 23-M \right|\le 10\Leftrightarrow 13\le M\le 33$

$\Rightarrow {{M}_{max}}=33\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} 4x+2y-30=0 \\  {} {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=5 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}  {} x=5 \\  {} y=-5 \\ \end{array} \right.\Rightarrow z+i=5-4i\Rightarrow \left| z+i \right|=\sqrt{41}$. Chọn D.

Ví dụ 6: Cho hai số phức ${{z}_{1}}$ và ${{z}_{2}}$ thỏa mãn ${{z}_{1}}+{{z}_{2}}=8+6i$ và $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=2$. Tìm giá trị lớn nhất của $P=\left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|?$

A. $P=4\sqrt{6}$ B. $P=5+3\sqrt{5}$ C. $P=2\sqrt{26}$ D. $P=34+3\sqrt{2}$

Lời giải

Đặt $A\left( {{z}_{1}} \right);B\left( {{z}_{2}} \right)$theo giả thiết ta có: $\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}=(8;6);\left| – \right|=2;P=OA+OB$

$104={{\left( + \right)}^{2}}+{{\left( – \right)}^{2}}=2\left( O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}} \right)\ge {{\left( OA+OB \right)}^{2}}={{P}^{2}}\Rightarrow P\le \sqrt{104}=2\sqrt{26}$. Chọn C.

Ví dụ 7: [Đề thi thử chuyên Đại học Vinh 2018] Giả sử ${{z}_{1}},{{z}_{2}}$ là hai trong các số phức $z$ thỏa mãn $\left| iz+\sqrt{2}-i \right|=1$ và $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=2$. Giá trị lớn nhất của $\left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|$bằng

A. 3 B. $2\sqrt{3}$ C. $3\sqrt{2}$  D. 4

Lời giải

Ta có:$\left| iz+\sqrt{2}-i \right|=1\Leftrightarrow \left| i\left( x+yi \right)+\sqrt{2}-i \right|=1$ (với$z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$)

$\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-\sqrt{2} \right)}^{2}}=1\Rightarrow M\left( x;y \right)$ biểu diễn $z$thuộc đường tròn tâm$I\left( 1;\sqrt{2} \right)$ bán kính $R=1$.

Giả sử $A\left( {{z}_{1}} \right);B\left( {{z}_{2}} \right)$ do $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=2\Rightarrow AB=2=2R$ nên $AB$ là đường kính của đường tròn$\left( I;R \right)$

Lại có:$\left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|=OA+OB$

Mặt khác theo công thức trung tuyến ta có:$O{{I}^{2}}=\frac{O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}}}{2}-\frac{A{{B}^{2}}}{4}\Rightarrow O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}}=8$

Theo BĐT Bunhiascopky ta có: $2\left( O{{A}^{2}}+O{{B}^{2}} \right)\ge {{\left( OA+OB \right)}^{2}}\Rightarrow OA+OB\le 4$. Chọn D.

Ví dụ 8: Cho ${{z}_{1}},{{z}_{2}}$ là hai trong các số phức $z$ thỏa mãn điều kiện $\left| z-5-3i \right|=5$và $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=8$. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức $\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|$là:

A. $6-\sqrt{34}$ B. $2\sqrt{34}-6$ C. $2\sqrt{34}+6$  D. $\sqrt{34}+6$

Lời giải

Giả sử $\text{w}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}$

Đặt$\left\{ \begin{array}  {} {{\text{w}}_{1}}={{z}_{1}}-5-3i \\  {} {{\text{w}}_{2}}={{z}_{2}}-5-3i \\ \end{array} \right.$ suy ra ${{\text{w}}_{1}}+{{\text{w}}_{2}}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}-10-6i=\text{w}-10-6i\Leftrightarrow \left| {{\text{w}}_{1}}+{{\text{w}}_{2}} \right|=\left| \text{w}-10-6i \right|$

Mà $\left\{ \begin{array}  {} \left| {{\text{w}}_{1}} \right|=\left| {{\text{w}}_{2}} \right|=5 \\  {} \left| {{\text{w}}_{1}}-{{\text{w}}_{2}} \right|=\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=8 \\ \end{array} \right.$ mà ${{\left| {{\text{w}}_{1}}+{{\text{w}}_{2}} \right|}^{2}}+{{\left| {{\text{w}}_{1}}-{{\text{w}}_{2}} \right|}^{2}}=2\left( {{\left| {{\text{w}}_{1}} \right|}^{2}}+{{\left| {{\text{w}}_{2}} \right|}^{2}} \right)\Rightarrow {{\left| {{\text{w}}_{1}}+{{\text{w}}_{2}} \right|}^{2}}=36.$

Vậy $\left| \text{w}-10-6i \right|=\left| {{\text{w}}_{1}}+{{\text{w}}_{2}} \right|=\sqrt{36}=6\Rightarrow \text{w}$thuộc đường tròn tâm $I\left( 10;6 \right)$, bán kính $R=6$.

Cách 2: Gọi $A\left( {{z}_{1}} \right);B\left( {{z}_{2}} \right)$ biểu diễn số phức${{z}_{1}};{{z}_{2}}$

Ta có: tập hợp $z$ là đường tròn tâm $I\left( 5;3 \right)$ bán kính $R=5,AB=8$

Gọi H là trung điểm của $AB\Rightarrow \text{w}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}=+=2\left( 1 \right)$

Mặt khác$IH=\sqrt{I{{A}^{2}}-H{{A}^{2}}}=3\Rightarrow $tập hợp điểm H là đường tròn${{\left( x-5 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=9\left( C \right)$.

Giả sử $\text{w}\left( a;b \right),\left( 1 \right)\Rightarrow H\left( \frac{a}{2};\frac{b}{2} \right)\in \left( C \right)\Rightarrow {{\left( \frac{a}{2}-5 \right)}^{2}}+{{\left( \frac{b}{2}-3 \right)}^{2}}=9\Leftrightarrow {{\left( a-10 \right)}^{2}}+{{\left( b-6 \right)}^{2}}=36.$

Do đó tập hợp điểm biểu diễn w thuộc đường tròn tâm $I\left( 10;6 \right)$, bán kính $R=6$.

Ta có:${{\left| \text{w} \right|}_{\min }}=\left| OI-R \right|=2\sqrt{34}-6.$ Chọn B.

Ví dụ 9: Cho ${{z}_{1}},{{z}_{2}}$ là hai nghiệm của phương trình $\left| 6-3i+iz \right|=\left| 2z-6-9i \right|$, thỏa mãn điều kiện $\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=\frac{8}{5}$. Giá trị lớn nhất của $\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|$

A. $\frac{31}{5}$ B. $\frac{56}{5}$ C. $4\sqrt{2}$ D. $5$

Lời giải

Đặt $z=x+yi\left( x;y\in \mathbb{R} \right)$ suy ra $\left\{ \begin{array}  {} 6-3i+iz=6-3i+i\left( x+yi \right)=6-y+\left( x-3 \right)i \\  {} 2z-6-9i=2x+2yi-6-9i=2x-6+\left( 2y-9 \right)i \\ \end{array} \right.$

Khi đó, giả thiết$\Leftrightarrow {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-6 \right)}^{2}}={{\left( 2x-6 \right)}^{2}}+{{\left( 2y-9 \right)}^{2}}\Leftrightarrow {{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=1\,\,\,\,\,\left( C \right)$.

Tập hợp $z$là đường tròn tâm$I\left( 3;4 \right)$bán kính $R=1,AB=\frac{8}{5}$

Đặt $\text{w}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}$ gọi H là trung điểm của$AB\Rightarrow \text{w}={{z}_{1}}+{{z}_{2}}=+=2\left( 1 \right)$

Mặt khác$IH=\sqrt{I{{A}^{2}}-H{{A}^{2}}}=\frac{3}{5}\Rightarrow $ tập hợp điểm H là đường tròn ${{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=\frac{9}{25}\,\,\,\left( C \right)$.

Giả sử $\text{w}\left( a;b \right),\left( 1 \right)\Rightarrow H\left( \frac{a}{2};\frac{b}{2} \right)\in \left( C \right)\Rightarrow {{\left( \frac{a}{2}-3 \right)}^{2}}+{{\left( \frac{b}{2}-4 \right)}^{2}}=\frac{9}{25}\Leftrightarrow {{\left( a-6 \right)}^{2}}+{{\left( b-8 \right)}^{2}}=\frac{36}{25}.$

Do đó tập hợp điểm biểu diễn w thuộc đường tròn tâm $I\left( 6;8 \right)$, bán kính $R=\frac{6}{5}$.

Ta có: ${{\left| \text{w} \right|}_{max}}=OI+R=10+\frac{6}{5}=\frac{56}{5}.$

Chọn B.

 

Ví dụ 10: [Đề thi thử chuyên Đại học Vinh 2018] Cho số phức $z$ thỏa mãn $z$ không phải là số thực và $\text{w}=\frac{z}{2+{{z}^{2}}}$ là số thực. Giá trị lớn nhất của biểu thức$M=\left| z+1-i \right|$là

A. $2$ B. $2\sqrt{2}$ C. $\sqrt{2}$ D. 8

Lời giải

Ta có $\text{w}=\frac{z}{2+{{z}^{2}}}\Rightarrow \overline{\text{w}}=\overline{\frac{z}{2+{{z}^{2}}}}=\frac{\overline{z}}{2+{{\overline{z}}^{2}}}\left( 1 \right)$. Vì w là số thực nên$\text{w}=\overline{\text{w}}\left( 2 \right)$.

Từ (1), (2)  suy ra $\text{w}=\frac{z}{2+{{z}^{2}}}=\frac{\overline{z}}{2+{{\overline{z}}^{2}}}\Leftrightarrow z\left( 2+{{\overline{z}}^{2}} \right)=\overline{z}\left( 2+{{z}^{2}} \right)\Leftrightarrow 2\left( z-\overline{z} \right)=z.\overline{z}\left( z-\overline{z} \right)$

$\Leftrightarrow \left( z-\overline{z} \right)\left( {{\left| z \right|}^{2}}-2 \right)=0\Leftrightarrow {{\left| z \right|}^{2}}=2\Leftrightarrow \left| z \right|=\sqrt{2}$ (vì $z$không là số thực nên$z-\overline{z}\ne 0$).

Đặt $\text{w}=z+1-i\Leftrightarrow z=\text{w}-1+i$ nên $\left| \text{w}-1+i \right|=\sqrt{2}\Rightarrow {{\left| \text{w} \right|}_{max}}=\sqrt{2}+\sqrt{{{1}^{2}}+{{1}^{2}}}=2\sqrt{2}$. Chọn B.

Cách 2: Ta có w là số thực nên $\frac{1}{\text{w}}=z+\frac{2}{z}$ là số thực.

Đặt $z=a+bi\Rightarrow \frac{1}{\text{w}}=a+bi+\frac{2\left( a-bi \right)}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}$ là số thực khi $b-\frac{2b}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}  {} b=0\left( kot/mycbt \right) \\  {} {{a}^{2}}+{{b}^{2}}=2\Rightarrow \left| z \right|=\sqrt{2} \\ \end{array} \right.$

Tập hợp điểm biểu diễn  z  là đường tròn $O\left( 0;0 \right);R=\sqrt{2}$

Đặt $M\left( z \right);A\left( -1;1 \right)\Rightarrow M{{A}_{max}}=AO+R=2\sqrt{2}$. Chọn B.

Ví dụ 11: Cho số phức z thỏa mãn $\left| z \right|=1$. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức$P=\left| z+1 \right|+\left| {{z}^{2}}-z+1 \right|$. Tính giá trị của M.m

A. $\frac{13\sqrt{3}}{4}$ B. $\frac{39}{4}$ C. $3\sqrt{3}$               D. $\frac{13}{4}$

Lời giải

Gọi $z=x+yi;\left( x\in \mathbb{R};y\in \mathbb{R} \right)$. Ta có:$\left| z \right|=1\Leftrightarrow z.\overline{z}=1$.

Đặt $t=\left| z+1 \right|,$ta có $0=\left| z \right|-1\le \left| z+1 \right|\le \left| z \right|+1=2\Rightarrow t\in \left[ 0;2 \right]$.

Ta có ${{t}^{2}}=\left( 1+z \right)\left( 1+\overline{z} \right)=1+z.\overline{z}+z+\overline{z}=2+2x\Rightarrow x=\frac{{{t}^{2}}-2}{2}$

Suy ra $\left| {{z}^{2}}-z+1 \right|=\left| {{z}^{2}}-z+z.\overline{z} \right|=\left| z \right|\left| z-1+\overline{z} \right|=\sqrt{{{\left( 2x-1 \right)}^{2}}}=\left| 2x-1 \right|=\left| {{t}^{2}}-3 \right|$

Xét hàm số$f\left( t \right)=t+\left| {{t}^{2}}-3 \right|,t\in \left[ 0;2 \right]$. Bằng cách dùng đạo hàm, suy ra

$\text{max }f\left( t \right)=\frac{13}{4};\min f\left( t \right)=\sqrt{3}\Rightarrow M.n=\frac{13\sqrt{3}}{4}.$

Chọn A.

 

Ví dụ 12: Cho số phức z  thỏa mãn $\left| z \right|=1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $T=\left| z+1 \right|+2\left| z-1 \right|$

A. $\text{MaxT=2}\sqrt{5}$ B. $\text{MaxT=2}\sqrt{10}$ C. $\text{MaxT=3}\sqrt{5}$              D. $\text{MaxT=3}\sqrt{2}$

Lời giải

$T=\left| z+1 \right|+2\left| z-1 \right|\le \sqrt{\left( 1+{{2}^{2}} \right)\left( {{\left| z+1 \right|}^{2}}+{{\left| z-1 \right|}^{2}} \right)}=\sqrt{5.2\left( {{\left| z \right|}^{2}}+1 \right)}=2\sqrt{5}$(BĐT Cauchy-Swart)

Chú ý: ${{\left| z+1 \right|}^{2}}+{{\left| z-1 \right|}^{2}}=2{{x}^{2}}+2{{y}^{2}}+2=2\left( {{\left| z \right|}^{2}}+1 \right)$ với $z=x+yi$

Cách 2: Đặt $z=x+yi$. Ta có : $T=\left| x+yi+1 \right|+2\left| x-yi-1 \right|=\sqrt{{{(x+1)}^{2}}+{{y}^{2}}}+2\sqrt{{{(x-1)}^{2}}+{{y}^{2}}}$

Lại có ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1\Rightarrow T=\sqrt{2x+2}+2\sqrt{-2x+2}=f\left( x \right)$

Ta có:$f’\left( x \right)=\frac{1}{\sqrt{2x+2}}-\frac{2}{\sqrt{2-2x}}=0\Leftrightarrow x=\frac{-6}{10}\Rightarrow {{T}_{max}}=2\sqrt{5}$. Chọn A.

Ví dụ 13: Cho số phức z thỏa mãn $\left| z-4 \right|+\left| z+4 \right|=10$. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của $\left| z \right|$ lần lượt là :

A. 10 và 4 B. 5 và 4 C. 4 và 3 D. 5 và 3

Lời giải

Đặt $z=x+yi;\left( x;y\in \mathbb{R} \right)\Rightarrow M(x;y)$biểu diễn $z$

Ta có: $\left| z-4 \right|+\left| z+4 \right|=10\Leftrightarrow \left| z+yi-4 \right|+\left| x+yi+4 \right|=10$

Gọi ${{F}_{1}}(-4;0);{{F}_{2}}(4;0)\Rightarrow M{{F}_{1}}+M{{F}_{2}}=10$

Khi đó điểm biểu diễn $z$ là Elip có trục lớn

$2a=10\Rightarrow a=5;{{F}_{1}}{{F}_{2}}=2c=8$

$\Rightarrow c=4\Rightarrow b=\sqrt{{{a}^{2}}-{{c}^{2}}}=3$. Do đó $3\le OM\le 5\Rightarrow 3\le \left| z \right|\le 5$. Chọn D.

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Toán 12 Tag với:SO PHUC - TOAN 12

Bài liên quan:
  1. Tổng hợp lý thuyết bài tập biểu diễn hình học của số phức có đáp án chi tiết. toán lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết biểu diễn hình học của số phức là gì? công thức và cách dạng bài tập toán lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết bài tập giải phương trình phức có đáp án chi tiết. toán lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết phương trình số phức là gì? các dạng toán và công thức trọng thay hay thi toán lớp 12
  5. Tổng hợp lý thuyết bài tập số phức – lấy môđun 2 vế tìm số phức có đáp án chi tiết toán lớp 12
  6. Bài tập số phức – Dạng quy về giải hệ phương trình nghiệm thực có đáp án chi tiết
  7. Bài tập số phức bấm máy casio – Tính toán cơ bản với số phức có đáp án chi tiết và cách giải
  8. Tổng hợp lý thuyết số phức là gì? các phép toán của số phức, biểu diễn hình học modun số phức toán lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.