LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN
1. Di truyền liên kết hoàn toàn
a. Đối tượng nghiên cứu
Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít (2n = 8).
Hình 1.20. Bộ nhiễm sắc thể của ruồi
Hai cặp gen Aa và Bb di truyền phân li độc lập với nhau nếu chúng nằm trên 2 cặp NST khác nhau; di truyền liên kết với nhau nếu chúng cùng nằm trên một cặp NST.
Các gen trên cùng một NST thì di truyền cùng nhau và tạo thành một nhóm gen liên kết. Bộ NST của loài là 2n thì số nhóm gen liên kết là n.
Trong tế bào, số lượng gen nhiều hon rất nhiều so với số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
b. Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết hoàn toàn
Hình 1.21. Cơ sở tế bào học của quy luật di truyền liên kết hoàn toàn
– Các gen quy định các tính trạng khác nhau cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau.
STUDY TIP – Liên kết gen làm hạn chế biến dị tổ hợp và đảm bảo di truyền bền vững giữa các nhóm tính trạng. – Trong chọn giống người ta có thể sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển các gen có lợi vào cùng một NST để chúng di truyền cùng nhau tạo ra các nhóm tính trạng tốt |
2. Hoán vị gen
LƯU Ý Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, tạo ra các nhóm tính trạng tốt. |
– Hoán vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn cromatit tương đồng khác nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân 1.
Ở kì đầu của nguyên phân cũng có thể có hoán vị gen.
Tần số hoán vị gen
Tần số hoán vị gen = |
tổng giao tử hoán vị |
x 100 |
tổng số giao tử |
– Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách của gen và không vượt quá 50%.
– Bản đồ di truyền là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm liên kết.
– Khi lập bản đồ di truyền, cần phải xác định số nhóm gen liên kết, trình tự và khoảng cách của các gen trong nhóm gen liên kết trên nhiễm sắc thể.
– Khoảng cách giữa các gen trên NST được tính bằng đơn vị cM (centiMoocgan).
– Dựa vào việc xác định tần số hoán vị gen, người ta xác lập trình tự và khoảng cách của các gen trên nhiễm sắc thể: 1% HVG = 1cM.
– Để xác định các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập, liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen
chúng ta so sánh tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con với tích tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng. Trong hường hợp các cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu hình của đòi con bằng tích tỉ lệ từng cặp tính trạng. Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế biến dị tổ hợp) cho nên tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé hơn trường hợp phân li độc lập. Còn hoán vị gen thì lớn hơn trường hợp phân li độc lập.
– Khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen thì:
– Tỉ lệ kiểu hình lặn: aabb = ab x ab
Tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB- = 0,25 -aabb
Tỉ lệ kiểu hình A-B- = aabb + 0,5.
– Tìm tần số hoán vị gen nên dựa vào kiểu gen đồng hợp lặn aabb.
– Nếu phép lai có nhiều nhóm gen liên kết thì phải phân tích và loại bỏ những nhóm liên kết không có hoán vị gen, chỉ tập ữung vào nhóm liên kết có hoán vị gen.
– Nếu bài toán cho các loại giao tử thì phải xác định đâu là giao tử liên kết, đâu là giao tử hoán vị theo nguyên tắc: giao tử hoán vị < 0,25.