I. Tia hồng ngoại
– Khái niệm: Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy, nằm ngoài vùng ánh sáng đỏ, có bước sóng từ \(0,{76.10^{ – 6}}\) m đến vài mm.
– Bản chất: Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
– Nguồn phát:
+ Do vật có nhiệt độ lớn hơn 0K phát ra (thường là vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường).
+ Ở nhiệt độ thấp vật chỉ phát ra tia hồng ngoại
+ Từ 5000C bắt đầu phát ra ánh sáng đỏ tối
+ Nguồn phát thường là bóng đèn dây tóc Vônfram
– Tác dụng:
+ Tác dụng nhiệt lên kính ảnh
+ Có thể biến điệu như sóng cao tần
+ Bị hơi nước hấp thụ mạnh
– Ứng dụng:
+ Dùng để sấy, sưởi, làm điều khiển từ xa, chụp ảnh hồng ngoại,…
+ Sử dụng trong lĩnh vực y tế, điều trị một số bệnh như trị da, trị ung thư,…
II. Tia tử ngoại
– Khái niệm: Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy, nằm ngoài vùng ánh sáng tím, có bước sóng từ \(0,01\mu m\) đến \(0,38\mu m\), có bản chất là sóng điện từ.
– Nguồn phát:
+ Các vật nung nóng lớn hơn \({2000^0}C\) như: Mặt Trời, hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân,…
+ Nhiệt độ càng cao bước sóng tử ngoại càng ngắn
– Tác dụng:
+ Có tác dụng lên kính ảnh, kích thích phát quang một số chất, làm ion hóa chất khí, hủy diệt tế bào
+ Gây ra phản ứng quang hóa, quang hợp
+ Bị nước , thủy tinh, ozon hấp thụ mạnh
+ Gây ra hiện tượng quang điện
III. Tia Rơn-ghen (tia X)
– Khái niệm: là bức xạ không nhìn thấy, năng lượng ngoài vùng ánh sáng tím, có bước sóng rất ngắn cỡ nm.
– Nguồn phát: Ống Culitgiơ: là một ống thủy tinh bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vônfram và hai điện cực.
– Tính chất:
+ Có khả năng đâm xuyên tốt: truyền qua được những vật chắn sáng thông thường như: giấy, gỗ hay kim loại mỏng,…Bước sóng càng ngắn, đâm xuyên càng mạnh.
+ Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất
+ Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí
+ Tác dụng sinh học rất mạnh: hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn,…
– Ứng dụng:
+ Chiếu chụp điện, chữa bệnh ung thư
+ Tìm vết nứt của sản phẩm
+ Làm đèn huỳnh quang
+ Gây ra hiện tượng quang điện