LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Tổng quan
Công nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật áp dụng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh mang đặc tính của cơ thể cho mô, tế bào.
Các giai đoạn của công nghệ tế bào
Bước 1: Tách các tế bào từ cơ thể động vật hay thực vật.
Bước 2: Nuôi cấy tế bào trong môi trường nhân tạo để hình thành mô sẹo.
Bước 3: Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành các cơ quan hoặc tạo thành cơ thể hoàn chỉnh.
Mỗi tế bào trong cơ thể sinh vật đều được phát sinh từ hợp tử thông qua quá trình phân bào miễn nhiễm. Điều đó có nghĩ là bất kì tế bào nào của thực vật như rễ, thân, lá … ở thực vật đều chứa thông tin di truyền cần thiết của một cơ thể hoàn chỉnh và các tế bào đều có khả năng sinh sản vô tính để tạo thành
cây trưởng thành.
STUDY TIP
Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng công nghệ tế bào là tính toàn năng của của tế bào sinh vật. |
Tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật
a. Công nghệ nuôi cấy hạt phấn
– Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra các dòng thuần chủng; tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định.
– Tạo dòng thuần lưỡng bội từ dòng đơn bội dựa trên đặc tính của hạt phấn là có khả năng mọc trên môi trường nhân tạo thành dòng đơn bội và tất cả các gen của dòng đơn bội được biểu hiện ra kiểu hình cho phép chọn lọc invitro (trong ống nghiệm) những dòng có đặc tính mong muốn.
LƯU Ý
Dùng để chọn các cây có đặc tính chống chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, kháng thuốc diệt cỏ… Dùng để tạo ra dòng thuần chủng, tính trạng chọn lọc sẽ rất ổn định. |
b. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
– Ưu điểm của phương pháp này là nhân nhanh giống cây trồng quý – hiếm và sạch bệnh, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu gen giống với cá thể ban đầu.
– Nhân nhanh các giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống và duy trì ưu thế lai.
c. Dung hợp tế bào trần
Hình 1.35. Dung hợp tế bào trần
– Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài nhưng không cần phải trải qua sinh sản hữu tính, tránh hiện tượng bất thụ của con lai.
– Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp dung hợp tế bào trần.
d. Chọn dòng tế bào xoma có biến dị
Hình 1.36. Chọn dòng tế bào xoma có biến dị
Ưu điểm là tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.
STUDY TIP
Phương pháp này tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo thể lệch bội khác nhau. |
Tạo giống bằng công nghệ tế bào ở động vật
a. Nhân bản vô tính ở động vật
Nhân bản vô tính ở động vật được nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần tế bào chất của noãn bào.
– Lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng, sau đó loại nhân của tế bào trứng.
– Lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân tế bào.
– Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.
– Nuôi cây trứng đã được cấy nhân trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi.
– Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.
– Cừu con sinh ra là cừu Đôly có kiểu hình giống với kiểu hình cừu cho nhân tế bào.
b. Ý nghĩa
– Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc động vật biến đổi gen.
– Tạo ra các giới động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.
c. Cấy truyền phôi
Phôi được tách thành nhiều phần riêng biệt rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, sau này sinh ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.