Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
a. Đặc điểm quan hệ hỗ trợ
– Sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
– Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.
VÍ DỤ
Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. |
b. Đặc điểm quan hệ cạnh tranh
– Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác …, các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá
mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.
– Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.
VÍ DỤ
– Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. – Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ. – Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở. |
Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
– Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh.
– Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn, … Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể tốt hơn.
Đặc điểm phân bố của các cá thể trong không gian
Đồng đều | Ngẫu nhiên | Theo nhóm | |
Đặc điểm | Điều kiện sống phân bố đồng đều. | Điều kiện sống phân bố đồng đều. | Điều kiện sống phân bố không đồng đều. |
Giữa các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt, tính lãnh thổ cao. | Giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt, không có tính lãnh thổ cao mà cũng không thích sống tụ họp. | Các cá thể sống thành bầy đàn tập trung ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. | |
Ý nghĩa | Giảm cạnh tranh. | Khai thác và sử dụng nguồn sống có hiệu quả. | Hỗ trợ nhau. |
Bài tập | Chim cánh cụt, cỏ trên thảo nguyên, chim hải âu,… | Cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới, sò sống ở phù sa,.. | Hươu, trâu rừng sống thành bầy đàn, giun sống ở nơi có độ ẩm |
Tỉ lệ giới tính
– Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống.
Ý nghĩa của tỉ lệ giới tính
Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Bài tập, các đàn gà, hươu, nai, … người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.
STUDY TIP
Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. |