• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / Tổng ôn Sinh 12 / Tổng hợp lý thuyết bài tập nhân đôi adn có đáp án chi tiết sinh học lớp 12

Tổng hợp lý thuyết bài tập nhân đôi adn có đáp án chi tiết sinh học lớp 12

05/02/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP NHÂN ĐÔI ADN

Bài 1. Một phân tử ADN nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:
a. Số phân tử ADN được tạo ra.
b. Trong số các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử mang 1 mạch của ADN ban đầu?
c. Số phân tử ADN được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi k lần thì:

–       Số phân tử ADN được tạo ra = 2k.

–      Số phân tử ADN có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = số phân tử ADN được tạo ra – 2 = 2k – 2.

–     Số nuclêôtit mỗi loại cần cung cấp = số nuclêôtit loại đó ´ (2k – l)

Amt = Tmt = Aạdn ´ (2k -1); Gmt =Xmt =Gadn ´ (2k – 1).

Chứng minh:

a)       Số phân tử ADN có cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = 2k – 2.

Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên 2 mạch của ADN ban đầu luôn đi vào 2 ADN con. Do đó, luôn có 2 phân tử ADN có chứa một mạch cũ và một mạch mới.

 

→ Số phân tử ADN hoàn toàn mới = 2k – 2.

b)       Số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp = Aadn ´(2k – 1).

–   Nhân đôi k lần thì tạo ra 2k ADN. Do đó, tổng số nuclêôtit loại A của các ADN = 2k ´ A.

–     Ban đầu chỉ có 1 ADN cho nên số nuclêôtit loại A mà ban đầu có là A.

→ Số nuclêôtit môi trường cung cấp = tổng số nuclêôtit được tạo ra – số nuclêôtit ban đầu = 2k ´ A – A = A ´ (2k – 1).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

  1.    Phân tử ADN nhân đôi 5 lần thí sẽ tạo ra số phân tử ADN = 25 = 32.
  2.  Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên trong số các phân tử ADN con luôn có 2 phân tử ADN mang một mạch của ADN ban đầu = 2.
  3.    Số phân tử ADN được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường:

2k – 2 = 25 – 2 = = 32-2 = 30.

Bài tập vận dụng:

Một phân tử ADN có tổng số 20000 nuclêôtit và có 20% số nuclêôtit loại A. Phân tử ADN này nhân đôi 4 lần. Hãy xác định:

  1.    Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.
  2.    Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
  3.     Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

Lời giải chi tiết:

  1.    Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.

A = T = 20% ´ 20000 = 4000; G = X = 30% ´ 20000 = 6000.

  1.    Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.

Amt = Tmt = AADN ´ (2k – 1) = 4000 ´ (24 – 1) = 60000.

Gmt = Xmt= GADN ´ (2k – 1) = 6000 ´  (24 – 1) = 90000.

  1.     Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

= 2k – 2 = 24 – 2 = 14 (phân tử).

Bài 2. Một phân tử ADN nhân đôi 3 lần đã cần môi trường cung cấp 28000 nuclêôtit loại A và 42000 nuclêôtit loại G. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

 – Một gen nhân đôi k lần đã cần môi trường cung cấp x nuclêôtit loại A thì số nuclêôtit loại A của gen là = $\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}$.

– Một gen nhân đôi k lần đã cần môi trường cung cấp y nuclêôtit loại G thì số nuclêôtit loại G của gen là = $\frac{\operatorname{y}}{{{2}^{k}}-1}$.

Chứng minh:

ADN nhân đôi k lần thì số nuclêôtit loại A mà môi trường cung cấp = AADN ´ (2k – 1)

→ Số nuclêôtit loại A của ADN = $\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}$.

Tương tự, số nuclêôtit loại G = $\frac{\operatorname{y}}{{{2}^{k}}-1}$.

Vận dụng:

Ở bài này, x = 28000; y = 42000; và k = 3.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số nuclêôtit loại A của ADN = $\frac{\operatorname{x}}{{{2}^{k}}-1}=\frac{28000}{{{2}^{3}}-1}=\frac{28000}{7}=4000$.

Số nuclêôtit loại G của ADN = $\frac{42000}{{{2}^{3}}-1}=\frac{42000}{7}=6000$.

Bài tập vận dụng:

Một gen nhân đôi 4 lần đã cần môi trường cung cấp 9000 nuclêôtit loại A và 13500 nuclêôtit loại X. Hãy xác định tổng số liên kết hiđrô của gen.

Cách tính:

Ở bài này, x = 9000, y = 13500 và k = 4.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số nuclêôtit loại A của gen = $\frac{9000}{{{2}^{4}}-1}=\frac{9000}{15}=600$.

Số nuclêôtit loại G của gen = $\frac{13500}{{{2}^{4}}-1}=\frac{13500}{15}=900$.

→ Tổng liên kết hiđrô của gen = 2A + 3G = 2 ´ 600 + 3 ´ 900 = 3900.

Bài 3. Một phân tử ADN có N15, tiến hành nhân đôi 5 lần trong môi trường chỉ có N14. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Có a phân tử ADN được đánh dấu N15 tiến hành nhân đôi k lần trong môi trưừng chỉ có N14 thì số phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14 là = a´(2k – 2).

Chứng minh:

–    Vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên ban đầu có a phân tử ADN thì sẽ có số mạch ADN chứa N15 = 2a → Số phân tử ADN có chứa mạch cũ (chứa N15) = 2a.

–     Sau khi nhân đôi k lần thì sẽ tạo ra số phân tử ADN = a.2k phân tử.

→ Số phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N14 (từ nguyên liệu môi trường) = tổng số ADN – số phân tử ADN có N15 = a.2k – 2a = a X (2k – 2).

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số phân tử ADN chỉ có N14 = l ´ (25 – 2) = 30.

 

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Có 5 phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tử N15, tiến hành nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ N14?

Cách tính:

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có: số ADN chỉ có N14 = 5´(22 – 2) = 15.

Bài tập 2: Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tử N14, tiến hành nhân đôi 5 lân trong môi trường chỉ có N15. Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ được câu tạo từ N15?

Cách tính: Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

Số phân tử ADN chỉ có N15 = 10´(25 – 2) = 300.

Bài 4. Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15 nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a)       Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?

b)       Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ có N15?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15 nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = 2m+1 – 2. Số phân tử ADN chỉ có N15 = tổng số phân tử ADN con – tổng số phân tử ADN có N14 = 2m+n – (2m+1 – 2) = 2m+n + 2 – 2m+1.

Chứng minh:

a)  Số phân tử ADN có N14 = 2m+1 – 2.

–     Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là 2m.

–     Trong tổng số 2m phân tử ADN này, có 2 mạch phân tử có N15 và số mạch

phân tử ADN có N14 = 2´2m -2 = 2m+l – 2.

b)   Số phân tử chỉ chứa N15 = 2m+n +2 – 2m+1.

–     Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là 2m ´ 2n = 2m+n phân tử.

–     Tổng số ADN chỉ có N15 = 2m+n – (2m+1 – 2) = 2m+n +2 – 2m+1.

Áp dụng công thức giải nhanh ta có:

a)   Số phân tử ADN có N14 = 2m+l – 2 = 23+1 – 2 = 14 phân tử.

b)  Số phân tử ADN chỉ có:

N15 = 2m+n + 2 – 2m+1 = 23+5 + 2 – 23+1 = 28 + 2 – 24= 242

Bài tập vận dụng:

Một phân tử ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15 nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:

 

a)   Có bao nhiêu phân tử ADN có N14?

b)  Có bao nhiêu phân tử ADN chỉ có N15?

Cách tính:

Áp dụng công thức giải nhanh ta có:

a)   Số phân tử ADN có N14 = 2m+1 – 2 = 22+l – 2 = 6 phân tử.

b)  Số phân tử ADN chỉ có: N15 = 2m+n + 2 – 2m+1 = 22+3 + 2 – 22+1 = 25 + 2 – 23 = 26.

Bài 5. Có 10 phân tử ADN được cấu tạo từ N15 tiến hành nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:

a)   Số phân tử ADN có N14 là bao nhiêu?

b)   Số phân tử ADN chỉ có N15 là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

Công thức giải nhanh:

Có a phân tử ADN được cấu tạo từ N15 tiến hành nhân đôi m lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi n lần thì số phân tử ADN có N14 = a´ (2m+1 – 2); Số phân tử chỉ có N15 = a´(2m+n + 2 – 2m+1).

Chứng minh:

a)  Số phân tử ADN có N14 = a´(2m+1 – 2).

–     Ở m lần nhân đôi trong môi trường có N14, số phân tử ADN được tạo ra là a´2m.

–    Trong tổng số a´2m phân tử ADN này, có số mạch phân tử ADN chứa N15 là 2a; Số mạch phân tử ADN có N14 = 2a´2m – 2a = a(2m+1 – 2).

b)  Số phân tử chỉ chứa N15 = a´(2m+n + 2 – 2m+1).

–    Ở n lần nhân đôi tiếp theo trong môi trường có N15, số phân tử ADN được tạo ra là

a´2m ´ 2n = a´2m+n phân tử.

–     Tống số ADN chỉ được cấu tạo từ:

N15 = a´2m+n – a´(2m+1 – 2) = a´(2m+n +2 – 2m+1).

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

a)   Số phân tử ADN có N14 = a´ (2m+1 – 2) = 10 ´ (22+1 – 2) = 60 phân tử.

b)   Số phân tử có N15 = a´ (2m+n + 2 – 2m+l) = 10´ (22+3 + 2 – 22+l) = 260 phân tử.

Bài tập vận dụng:

Có 5 phân tử ADN được cấu tạo từ N15 tiến hành nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a)   Số phân từ ADN có N14 là bao nhiêu?

b)   Số phân tử ADN chỉ có N15 là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết:

 

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

a)   Số phân tử ADN có N14 = a ´ (2m+1 — 2) = 5´(23+l – 2) = 70 phân tử.

b)   Số phân tử có N15 = a´(2m+n + 2 -2m+l) = 5´(23+5 + 2 – 23+l) = 1210 phân tử.

Thuộc chủ đề:Tổng ôn Sinh 12 Tag với:CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Bài liên quan:

  1. Tổng hợp lý thuyết bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể (nst) có đáp án chi tiết sinh học lớp 12
  2. Tổng hợp lý thuyết đột biến số lượng nhiễm sắc thể (nst) là gì? sinh học lớp 12
  3. Tổng hợp lý thuyết bài tập đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có đáp án chi tiết sinh học lớp 12
  4. Tổng hợp lý thuyết lý thuyết trọng tâm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sinh học lớp 12
  5. Tổng hợp lý thuyết nhiềm sắc thể là gì? lý thuyết tóm tắt ngắn gọn sinh học lớp 12
  6. Tổng hợp lý thuyết bài tập đột biến gen có đáp án chi tiết sinh học lớp 12
  7. Tổng hợp lý thuyết đột biến gen là gì? lý thuyết tóm tắt ngắn gọn sinh học lớp 12
  8. Tổng hợp lý thuyết lý thuyết trọng tâm điều hòa hoạt động gen sinh học lớp 12
  9. Tổng hợp lý thuyết quá trình dịch mã là gì? sinh học lớp 12
  10. Tổng hợp lý thuyết bài tập arn và quá trình phiên mã có đáp án chi tiết sinh học lớp 12

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản