LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
1. Nhiễm sắc thể giới tính
NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.
– Mỗi NST giói tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
+ Kiểu XX, XY:
– Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người.
– Con cái XY, con đực XX: chim, bướm, cá, ếch nhái.
+ Kiểu XX, XO:
– Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.
– Con cái XO, con đực XX: bọ nhậy.
2. Đặc điểm di truyền liên kết trên NST X
– Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau.
– Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới.
– Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình.
– Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo:
+ Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.
+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới.
Cơ sở tế bào học: Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen.
3. Đặc điểm di truyền liên kết giới tính trên NST Y
– NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có.
– Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới.
– Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
Bài tập: Người bố có tật có túm lông ở vành tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này.
4. Ý nghĩa di truyền liên kết giới tính
– Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
– Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
– Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
Bài tập: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực có năng suất tơ cao hcm.