• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Bạn đang ở:Trang chủ / LÝ THUYẾT MÔN TOÁN - ĐGTD ĐH BÁCH KHOA HN / Lý thuyết phần ứng dụng tích phân vào tính diện tích thi ĐGTD Bách khoa

Lý thuyết phần ứng dụng tích phân vào tính diện tích thi ĐGTD Bách khoa

08/04/2022 by admin Để lại bình luận

I. Công thức tính diện tích hình phẳng

– Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục \(Ox\) và hai đường thẳng \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\):

\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \)

– Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right),y = g\left( x \right)\) và hai đường thẳng \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\):

\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right|dx} \)

II. Tính diện tích hình phẳng khi biết hai đường giới hạn

Phương pháp:

– Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục \(Ox\) và hai đường thẳng \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\):

Công thức:

\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \)

Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Gọi \(S\) là diện tích cần xác định, ta có: \(S=\int_{a}^{b}|f(x)| d x\).

+ Bước 2: Xét dấu biểu thức \(f(x)\) trên \([a ; b]\). Từ đó phân được đoạn \([a ; b]\) thành các đoạn nhỏ, giả sử: \([a ; b]=\left[a ; c_{1}\right] \cup\left[c_{1} ; c_{2}\right] \cup \ldots \cup\left[c_{k} ; b\right]\) mà trên mỗi đoạn \(f(x)\) chỉ có một dấu.

+Bước 3: \(S=\int_{a}^{c_{1}}|f(x)| d x+\int_{c_{1}}^{c_{2}}|f(x)| d x+\ldots+\int_{c_{k}}^{b}|f(x)| d x\).

Chú ý: Nếu bài toán phát biểu dưới dạng: “Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(x=f(y)\) (liên tục trên đoạn \([a ; b]\) ) hai đường thẳng \(y=a, y=b\) và trục \(O y\)”, khi đó công thức tính diện tích là: \(S=\int_{a}^{b}|f(y)| dy \).

– Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right),y = g\left( x \right)\) và hai đường thẳng \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\):

Công thức:

\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right|dx} \)

Ví dụ: Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{x – 2}}$ và các trục tọa độ. Chọn kết quả đúng nhất.

A. $3\ln 6$

B. \(3\ln \dfrac{3}{2}\)

C. \(3\ln \dfrac{3}{2} – 2\)

D.\(3\ln \dfrac{3}{2} – 1\)

Giải:

Đồ thị hàm số cắt $Ox$ tại $\left( {-1;0} \right)$, cắt $Oy$ tại $\left( {0; – \dfrac{1}{2}} \right)$.

Hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{x – 2}}$ có \(y’ = \dfrac{{ – 3}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} < 0,\forall x \in \left( { – 1;0} \right)\) nên hàm số $y = \dfrac{{x + 1}}{{x – 2}}$ nghịch biến trên $\left( {-1;0} \right)$.

Do đó \(y < 0,\forall x \in \left( { – 1;0} \right)\)

Do đó $S = \int\limits_{ – 1}^0 {\left| {\dfrac{{x + 1}}{{x – 2}}} \right|} dx = \int\limits_{ – 1}^0 {\left( { – \dfrac{{x + 1}}{{x – 2}}} \right)} dx =  – \int\limits_{ – 1}^0 {\left( {1 + \dfrac{3}{{x – 2}}} \right)} dx $

$=  – \left( {x + 3\ln \left| {x – 2} \right|\mathop |\nolimits_{ – 1}^0 } \right) =  – 3\ln 2 – 1 + 3\ln 3 = 3\ln \dfrac{3}{2} – 1$

Chọn D.

III. Tính diện tích hình phẳng nếu chưa biết hai đường giới hạn

Phương pháp:

– Bước 1: Giải phương trình \(f\left( x \right) = g\left( x \right)\) tìm nghiệm.

– Bước 2: Phá dấu giá trị tuyệt đối của biểu thức \(\left| {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right|\)

– Bước 3: Tính diện tích hình phẳng theo công thức tích phân:

\(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right|dx} \)

Thuộc chủ đề:LÝ THUYẾT MÔN TOÁN - ĐGTD ĐH BÁCH KHOA HN Tag với:NGUYEN HAM - TICH PHAN - DGTD BK HN

Bài liên quan:
  1. Lý thuyết phần ứng dụng tích phân để giải một số bài toán thực tế thi ĐGTD Bách khoa
  2. Lý thuyết tích phân (đổi biến số) môn toán ĐGNL
  3. Lý thuyết phần tích phân thi ĐGTD Bách khoa
  4. Lý thuyết nguyên hàm (từng phần) môn toán ĐGNL
  5. Lý thuyết nguyên hàm (đổi biến) môn toán ĐGNL
  6. Lý thuyết nguyên hàm – định nghĩa và tính chất môn toán ĐGNL

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2022.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.