Bài tập về đồng điển hình (có lời giải chi tiết)
Câu 1: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dd BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y T/d với dd NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 38,08. B. 24,64. C. 16,8. D. 11,2. |
Lời giải chi tiết
- 18,4 gam X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS $\xrightarrow{HN{{O}_{3}}}Y\left\{ \begin{array} {} C{{u}^{2+}};F{{\text{e}}^{3+}};{{H}^{+}} \\ {} SO_{4}^{2-};NO_{3}^{-} \\ \end{array} \right.$
Ba2+ + SO42– BaSO4: nS = ${{n}_{BaS{{O}_{4}}}}$= 0,2 mol;
Fe3+ $\xrightarrow{dd\ N{{H}_{3}}}$ Fe(OH)3: nFe = ${{n}_{Fe{{\left( OH \right)}_{3}}}}$=0,1 mol.
- Khi đó nCu = $\frac{18,4-0,2.32-0,1.56}{64}=0,1\ mol$.
- Bảo toàn e: 3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 1. ${{n}_{N{{O}_{2}}}}$
$\Rightarrow {{n}_{N{{O}_{2}}}}=1,7\ mol$. Vậy V = 1,7.22,4 = 38,08 lít.
Đáp án A
Câu 2: Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là: A. 2:1 B. 3:2 C. 3:1 D. 5:3 |
Lời giải chi tiết
- Al + X (CuCl2, FeCl3) → 2 kim loại
⇒ chứng tỏ Al phản ứng hết, 2 kim loại là Cu, Fe
- Phản ứng xảy ra theo thứ tự CuCl2 ; FeCl3 $\xrightarrow{Al}$ CuCl2 ; FeCl2 $\xrightarrow{Al}$Cu , Fe
Sau khi hết CuCl2, Al còn dư mới xảy ra phản ứng tạo Fe
- Áp dụng bảo toàn electron: $3{{n}_{Al}}=2{{n}_{CuC{{l}_{2}}}}+{{n}_{FeC{{l}_{3}}}}+2{{n}_{Fe}}=3.\frac{8,64}{27}=0,96\ mol$
${{m}_{Y}}=125{{n}_{CuC{{l}_{2}}}}+162,5{{n}_{FeC{{l}_{3}}}}=74,7g$
mkim loại = mCu + mFe = 64${{n}_{CuC{{l}_{2}}}}$ + 56nFe = 17,76 g
- Giải hệ ta được: ${{n}_{CuC{{l}_{2}}}}$= 0,12 mol; ${{n}_{FeC{{l}_{3}}}}$ = 0,36 mol; nFe = 0,18 mol
$\Rightarrow {{n}_{FeC{{l}_{3}}}}:{{n}_{CuC{{l}_{2}}}}$= 0,36 : 0,12 = 3 : 1
Đáp án C
Câu 3: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là: A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol |
Lời giải chi tiết
- Cu được hòa tan hết ⇒ HNO3 đã phản ứng vừa đủ hoặc dư
$Cu\xrightarrow{+HN{{O}_{3}}}Cu{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{2}},HN{{O}_{3}}\xrightarrow{+NaOH}Cu{{\left( OH \right)}_{2}},NaN{{O}_{3}},NaOH$
$NaN{{O}_{3}},NaOH\xrightarrow{nung}NaN{{O}_{2}},NaOH$
⇒ chất rắn sau khi nung chứa NaNO2, có thể có NaOH dư
- nCu = $\frac{10,24}{64}$=0,16 mol; ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}$=0,2.3=0,6 mol; nNaOH = 0,4.1=0,4 mol
- Bảo toàn nguyên tố Na: ${{n}_{NaN{{O}_{2}}}}$+ nNaOH dư = 0,4 (mol) (1)
mchất rắn = 69. ${{n}_{NaN{{O}_{2}}}}$+40. nNaOH dư = 26,44 g (2)
(1) + (2) $\Rightarrow \left\{ \begin{array} {} {{n}_{NaN{{O}_{2}}}}=0,36\ mol\to {{n}_{NaN{{O}_{3}}}}=0,36\ mol \\ {} {{n}_{NaOH\ du}}=0,04\ mol \\ \end{array} \right.$
Cu(NO3) 2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
0,16 0,32 0,32 mol
⇒ Số mol NaOH trung hòa axit dư = 0,36 – 0,32 = 0,04 mol
$\Rightarrow {{n}_{HN{{O}_{3}}}}$dư = 0,04 mol $\Rightarrow {{n}_{HN{{O}_{3}}}}$p.ư = 0,6-0,04 = 0,56 mol
Đáp án C