Hợp chất của đồng: CuO, Cu(OH)2, Muối đồng II
1. Đồng (II) Oxit:
CuO là chất rắn, màu đen
- Tính oxi hóa: TD: $\overset{+2}{\mathop{C}}\,uO\ +\ CO\ \xrightarrow{{{t}^{0}}}\overset{0}{\mathop{Cu}}\,+C{{O}_{2}}\uparrow $ $\overset{+2}{\mathop{C}}\,uO\ +\ 2\overset{-3}{\mathop{N}}\,{{H}_{3}}\ \xrightarrow{{{t}^{0}}}\overset{0}{\mathop{3Cu}}\,+\overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,\uparrow +3{{H}_{2}}O$
- Tính oxit bazơ : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2. Đồng (II) hiđroxit:
Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh
Tính bazơ: Phản ứng với axit → M + H2O
- TD: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
- Phản ứng tạo phức đồng (II) hidroxit tan trong dung dịch NH3 tạo thành chất amoniacac : $Cu{{\left( OH \right)}_{2}}\ +\ 4N{{H}_{3}}\ \to \ \left[ Cu{{\left( N{{H}_{3}} \right)}_{4}} \right]{{\left( OH \right)}_{2}}$
- Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CuO + H2O
3. Muối Đồng II :
- CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh → dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.