POLIME là gì? Lý thuyết đại cương POLIME cấu tạo, tên gọi, tính chất
1 – Khái niệm về POLIME.
– Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là các mắc xích) liên kết lại với nhau.
– Ví dụ
– Chỉ số n gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa n càng lớn thì phân tử khối của polime càng cao.
– Trong phản ứng
H2N -[CH2]5 – COOH : gọi là monome (phân tử nhỏ)
––H N – [ C2H5 ] – C O–– : gọi là một mắc xích.
2 – Các đọc tên polime.
Poli ghép tên monome tương ứng.
Nếu tên monome có hai cụm từ trở lên thì nằm trong dấu ( ).
Ví dụ
3 – Phân loại polime.
– Dựa theo nguồn gốc :
* Con người tạo ra : Polime tổng hợp, như poli etilen…
* Có sẵn trong tự nhiên : Polime thiên nhiên, như tinh bột, xenlulozơ…
* Có sẵn trong tự nhiên nhưng con người chế biến lại môt phần : Polime bán tổng hợp, như tơ visco, tơ axetat
– Dựa theo phương pháp tổng hợp :
* Điều chế bằng phương pháp trùng hợp : Polime trùng hợp, như poli etilen
* Điều chế bằng phương pháp trùng ngưng : Polime trùng ngưng, như tơ nilon – 6,6.
4 – Đặc điểm cấu tạo của Polime
Polime có
– Mạch không phân nhánh , như amilozơ của tinh bột.
– Mạch phân nhánh, như amilopectin của tinh bột, glicogen…
– Mạch không gian, như cao su lưu hóa, nhựa bakelit…
5 – Tính chất vật lý của Polime
– Hầu hết polime là chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi. Có nhiệt nóng chảy không xác định.
– Nhiều polime có tính dẻo, tính đàn hồi
– Nhiều polime cách nhiệt, cách điện, bán dẫn, dai bền…
– Nhiều polime trong suốt, không giòn : thủy tinh hữu cơ.
6 – Tính chất hóa học của Polime
a– Phản ứng cắt mạch.
– Các polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, như
Tinh bột, xenlulozơ thủy phân thành glucozơ
Polipeptit, poliamit thủy phân thành các amino axit
– Polime trùng hợp bị nhiệt phân thành polime ngắn hơn hoặc monome ban đầu.
b– Phản ứng cộng ở polime không no.
c – Phản ứng tăng mạch cacbon.
7 – Phương pháp điều chế polime
a– Phương pháp trùng hợp.
– Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polime (phân tử lớn).
– Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng hợp :
* Phân tử phải có liên kết đôi, như CH2 = CH2 ; C6H5 – CH = CH2 ; CH2 = CH – Cl …
* Phân tử có vòng kém bền, như
Ví dụ
b– Phương pháp trùng ngưng.
– Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) tạo thành polime (phân tử lớn) đồng thời giải phóng ra nhiều phân tử nhỏ khác như H2O.
Ví dụ
– Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng ngưng.
* Monome phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng hóa học
như : – NH2, – OH, – COOH…
Ví dụ
HOOC – C6H4 – COOH ; axit terephtalic
H2N – CH2 – COOH ; axit amino axetic
HO – CH2 – CH2 – OH ; etylen glicol
8 – Úng dụng của Polime
– Hầu hết polime dùng để sản xuất vật liệu polime phục vụ cho đời sống