Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn cacbohidrat (cách giải và bài tập có đáp án)
Phương pháp giải bài toàn cacbohidrat
♦ Các chất tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH)2/OH‑ (t0): glucozo, fructoro, mantozo (fructozo không có nhóm –CHO, nhưng trong môi trường kiềm chuyển hóa thành glucozo ⇒ Coi phản ứng giống glucozo).
* Glucozo, fructoro, mantozo $\xrightarrow{+AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}},{{t}^{0}}}$ 2Ag * Glucozo, fructoro, mantozo $\xrightarrow{+Cu{{\left( OH \right)}_{2}}/O{{H}^{-}},{{t}^{0}}}$ Cu2O ↓ đỏ gạch ♦ Glucozo, mantozo bị oxi hóa bởi dung dịch Br2, KmnO4 (làm mất màu dung dịch Br2 và KMnO4), fructozo không có phản ứng này. |
Bài tập oxi hóa Cacbohidrat có đáp án
Bài 1: Cho 50ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozo đã dùng là
A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,01M. D. 0,02M. |
Lời giải chi tiết
♦ ${{n}_{Ag}}=2,16:108=0,02\ \left( mol \right)$
♦ Glucozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}=0,02:2=0,01\left( mol \right)\Rightarrow {{C}_{Glucozo}}=0,01:0,05=0,20\text{ M}$
⇒ Đáp án A
Bài 2: Hòa tan 70,2 gam hỗn hợp X gồm glucozo và saccarozo vào nước được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Thành phần % khối lượng saccarozo có trong hỗn hợp X là
A. 51,282%. B. 48,718%. C. 74,359%. D. 97,436%. |
Lời giải chi tiết
♦ Đặt số mol các chất trong X là C6H12O6 : x(mol) ; C12H22O11 : y (mol)
$\Rightarrow 180x+342y=70,2\left( 1 \right)$
C6H12O6 → 2Ag
x 2x
$\Rightarrow 2x=43,2:108\Rightarrow x=0,2\left( mol \right)$, thế x vào (1) ⇒y = 0,1(mol)
$\Rightarrow \%{{m}_{{{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}}}=\frac{0,1.342}{70,2}.100=48,718\%$
⇒ Đáp án B
Bài 3: Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozo và fructozo thành hai phần bằng nhau.
– Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. – Phần 2: Mất màu vừa hết dung dịch chứa 35,2 gam Br2. Nồng độ % của fructozo trong dung dịch ban đầu là A. 32,4%. B. 39,6%. C. 16,2%. D. 45,0%. |
Lời giải chi tiết
♦ ${{n}_{Ag}}=86,4:108=0,8\ \left( mol \right);{{n}_{B{{r}_{2}}}}=35,2:160=0,22\left( mol \right)$
♦ Phần 1:
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
♦ Phần 2:
Glucozo + 1Br2 → sp
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}+{{n}_{Fructozo}}=0,8:2=0,4\left( mol \right)$
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}={{n}_{B{{r}_{2}}}}=0,22\left( mol \right)$
$\Rightarrow {{n}_{fructozo}}=0,18\left( mol \right)$
$C{{}_{fructozo}}=\frac{0,18.180}{100}.100=32,4\%$
⇒ Đáp án A
Bài 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozo và fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 1,2 gam Br2. Thành phần % khối lượng glucozo có trong X là
A. 50%. B. 12,5%. C. 25%. D. 75%. |
Lời giải chi tiết
♦ ${{n}_{Ag}}=6,48:108=0,06\ \left( mol \right);{{n}_{B{{r}_{2}}}}=1,2:160=0,0075\left( mol \right)$
♦ Glucozo + 1Br2 → sản phẩm
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}=0,0075\left( mol \right)$
♦ Glucozo → 2Ag
♦ Fructozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{fructozo}}=\frac{0,06-2.0,0075}{2}=0,025$
⇒ Đáp án C
Bài 5: Thực hiện phản ứng tráng bạc 36 gam dung dịch glucozo 10% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (nếu hiệu suất phản ứng 100%) thì khối lượng bạc kim loại thu được là A. 8,64 gam. B. 4,32 gam. C. 43,2 gam. D. 2,16 gam. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Glucozo}}=\frac{36.10}{180.100}=0,02\left( mol \right)$
Glucozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Ag}}=0,04\left( mol \right)\Rightarrow {{m}_{Ag}}=4,32\left( gam \right)$
⇒ Đáp án B
Bài 6: Người ta dùng glucozo để tráng ruột phích. Trung bình cần phải dùng 0,75 gam glucozo cho một ruột phích, biết hiệu suất của toàn quá trình là 80%. Lượng bạc có trong một ruột phích là
A. 0,36 gam. B. 0,45 gam. C. 0,72 gam. D. 0,90 gam. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Glucozo}}=0,75:180=1:240\left( mol \right)$
Glucozo → 2Ag
$\Rightarrow {{m}_{Ag}}=2.\frac{1}{240}.108.0,8=0,72\left( gam \right)$
⇒ Đáp án C
Bài 7: Cho 34,2 gam hỗn hợp saccarozo có lẫn mantozo tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam bạc. Độ tinh khiết của saccarozo là
A. 95%. B. 85%. C. 90%. D. 99%. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Ag}}=0,216:108=0,002\ \left( mol \right)$
Mantozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Mantozo}}=0,002:2=0,001\left( mol \right)\Rightarrow {{m}_{Mantozo}}=34,2-0,001.342=33,858\left( gam \right)$
$\Rightarrow \%{{m}_{Saccarozo}}=\frac{33,858}{34,2}.100=99\%$
⇒ Đáp án D
Bài 8: Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp X gồm glucozo và saccarozo vào nước, được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozo có trong hỗn hợp X là
A. 2,7 gam. B. 3,42 gam. C. 4,32 gam. D. 2,16 gam. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Ag}}=3,24:108=0,03\left( mol \right)$
Glucozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}=0,03:2=0,015\left( mol \right)\Rightarrow {{m}_{Glucozo}}=2,7\left( gam \right)$
$\Rightarrow {{m}_{Saccarozo}}=6,12-2,7=3,42\left( gam \right)$
⇒ Đáp án B
Bài 9: Cho m gam glucozo và fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozo và fructozo trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,15 mol. B. 0,1 mol và 0,15 mol. C. 0,2 mol và 0,2 mol. D. 0,05 mol và 0,35 mol. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Ag}}=43,2:108=0,4\left( mol \right);{{n}_{B{{r}_{2}}}}=8:160=0,05\left( mol \right)$
– Glucozo +1Br2 → sp
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}=0,05\left( mol \right)$
– Glucozo → 2Ag
– Fructozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}+{{n}_{fructozo}}=0,4:2\Rightarrow {{n}_{fructozo}}=0,15\left( mol \right)$
⇒ Đáp án A
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 140,4 gam hỗn hợp X gồm glucozo, fructozo và saccarozo vào nước rồi chia làm hai phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. – Phần 2: Làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam brom. Thành phần % khối lượng fructozo và saccarozo có trong hỗn hợp X lần lượt là A. 25,64% và 48,72%. B. 48,72% và 25,64%. C. 25,64% và 25,64%. D. 12,82% và 74,36%. |
Lời giải chi tiết
${{n}_{Ag}}=43,2:108=0,4\left( mol \right);{{n}_{B{{r}_{2}}}}=16:160=0,1\left( mol \right)$
– Phần 2: Glucozo +1Br2 → sp
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}=0,1\left( mol \right)$
– Phần 1:
Glucozo → 2Ag
Fructozo → 2Ag
$\Rightarrow {{n}_{Glucozo}}+{{n}_{fructozo}}=0,4:2\Rightarrow {{n}_{Fructozo}}=0,1\left( mol \right)$
$\Rightarrow {{m}_{Saccarozo}}=70,2-0,2.180=34,2\left( gam \right)$
$\Rightarrow \%{{m}_{Fructozo}}=\frac{0,1.180}{70,2}.100=25,64;\%{{m}_{Saccarozo}}=\frac{34,2}{70,2}.100=48,72\%$
⇒ Đáp án A