A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy
- Là nhà thơ có nhiều sáng tác về cách mạng
- Bài thơ Đò Lèn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc về tình cảm bà cháu.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát về nội dung của bài thơ Đò Lèn
- Hoàn cảnh khiến bà cháu phải cách xa
- Người cháu đi lính để bảo vệ Tổ quốc.
- Những hình ảnh tuổi thơ
- Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, đi chân đất xem hội, níu váy bà đòi đi chợ,…
- ⇒ Tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- ⇒ Cách nhìn của nhà thơ: thành thực, tự nhiên, đậm chất hiện thực.
- Tình cảm sâu nặng đối với người bà
- Hình ảnh bà cháu được xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm ⇒ dòng chảy xuyên suốt trong tác phẩm: tình cảm bà cháu, sự gắn bó của bà cháu trong những tháng ngày người cháu còn bé.
- Hoàn cảnh khiến bà cháu phải cách xa
- Khổ thơ cuối: sự tiếc nuối những quãng thời gian đã qua, khi trở về bà đã không còn nữa.
-
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
- Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng.
- Tình cảm bà cháu của tác giả thật thiêng liêng, làm dậy lên những cảm xúc trong lòng tác giả và người đọc.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn ⇒ sự ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
3. Kết bài
- Bài thơ đã để lại cho người đọc một cái nhìn khái quát về tình cảm bà cháu.
- Khổ thơ cuối thức tỉnh con người phải biết yêu thương những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta thành người.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn thơ cuối trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Gợi ý làm bài
Nguyễn Duy là nhà thơ có rất nhiều những sáng tác hay viết về cách mạng, trong số đó bài thơ Đò Lèn đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc nhất về tình thương yêu, tình cảm gia đình giữa nhân vật người lính – cháu và người bà.
Trong bài thơ tác giả đã miêu tả chi tiết hoàn cảnh xa bà của mình, đó là tác giả phải đi lính để bảo vệ đất nước, lúc đó không còn nhiều thời gian bên bà, chăm sóc bà như thời còn trẻ nữa, biết bao nhiêu những kỉ niệm hồi trẻ muốn quay trở lại như thời đi ra Cống Na câu cá, hay ăn trộm nhãn ở chùa Trần, tất cả những kỉ niệm đó đều là kỉ niệm tuổi thơ của tác giả khi còn sống bên cạnh người bà của mình. Nhưng rồi khi lớn lên, chiến tranh đến, người cháu phải lên đường ra chiến trận để bảo vệ Tổ quốc, lúc này ở nhà chỉ còn một mình người bà lẻ bóng đơn côi.
Hình ảnh bà cháu được xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, có thể thấy nó như là một dòng chảy xuyên suốt trong tác phẩm, tình cảm bà cháu, sự gắn bó, biết bao nhiêu kỉ niệm vẫn luôn gắn bó với nhau, hình ảnh bà luôn tần tảo sớm hôm, luôn lo cho người cháu của mình.
Những kỉ niệm đó thật đẹp và qua đây tác giả cũng nói lên tấm lòng yêu thương, tình cảm chân thành mà người cháu dành cho bà của mình, luôn luôn hết lòng vì cháu, tình cảm đó thật thiêng liêng biết bao. Bà cũng luôn tần tảo sớm hôm, kiếm sống để nuôi cháu, nếu khổ thơ cuối là sự luyến tiếc về những quãng thời gian đã qua, thì hình ảnh ở đầu bài thơ lại là hình ảnh mô tả hay nói về sự vất vả của người bà, đi mò cua bắt cá nuôi cháu, rồi thì quan tâm chăm sóc, tất cả những hành động đó cũng thể hiện được một tấm lòng cao thượng của bà.
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Hình ảnh đó làm cho người đọc có những cảm nhận sâu sắc hơn về hình ảnh bà cháu, tình cảm đó thật thiêng liêng, làm dậy lên những cảm xúc nằm sâu bên trong con người của tác giả, đó là những cảm xúc thật nhất, sự day dứt muộn màng, nhưng rồi chúng ta cũng thấy được một tín hiệu vui mừng khi tác giả nhìn nhận ra tình cảm với người bà của mình, đó đều là những chi tiết thể hiện những cái nhìn sâu sắc, tình cảm thiêng liêng của người thân. Một người luôn yêu thương và chăm sóc cho mình.
Bài thơ đã để lại cho người đọc một cái nhìn khái quát về tình cảm bà cháu, đó là những tình cảm thiêng liêng, chân thành nhất mà tác giả dành cho người bà của mình, qua khổ thơ này nó cũng thức tỉnh rất nhiều người cần phải biết yêu thương những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta thành người. Để rồi một khi không còn những người thân nữa, mình cũng không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã qua.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ cuối trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
——LOP12.COM—–