1. Dàn ý nghị luận về chủ đề HIV/AIDS – Căn bệnh thế kỉ
a. Mở Bài
Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
b. Thân bài
1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.
– Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.
– HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.
– Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.
2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”
– Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.
– Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.
3. Phải lên tiếng, phải hành động.
– Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.
– Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.
c. Kết luận
Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, “im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.
2. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về chủ đề HIV/AIDS – Căn bệnh thế kỉ
HIV – AIDS – căn bệnh thế kỉ đã huỷ diệt biết bao sinh mệnh của con người. HIV-AIDS là tên viết tắt của những loại virut phá huỷ hồng cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch của người, trong đó người bị HIV là giai đoạn đầu của bệnh còn AIDS là giai đoạn cuối của bệnh. Theo thống kê, năm 2007 trên thế giới có 36.1 triệu người nhiễm HIV/ AIDS và 21.8 triệu người trong đó đã tử vong, một con số vô cùng kinh khủng, hơn 10 năm nữa đã trôi qua, con số ấy vẫn tăng lên từng ngày, hiểm hoạ do AIDS gây ra ngày càng kinh khủng cho cả bản thân người mắc lẫn toàn xã hội. Thế nhưng, hậu quả sẽ càng khôn lường hơn nếu chúng ta không có thái độ đúng đắn để đối mặt với căn bệnh thế kỉ đó. Xa lánh, sợ hãi, trốn tránh, im lặng, che giấu,… tất cả những thái độ đó đều chính là ngòi nổ khiến việc giải quyết, xử lí và ngăn chặn HIV – AIDS càng trở nên khó khăn và bế tắc. Thái độ đúng mực, đồng cảm, sẻ chia là điều có ý nghĩa to lớn, đừng bao giờ dùng bức tường ngăn cách, ” chúng ta” – “họ” để giết chết những người bệnh trước khi căn bệnh phát tác. Chính vì vậy, im lặng, dù đến từ người mắc bệnh hay xã hội, chính là tìm đến cái chết. Mỗi chúng ta hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh và vốn kiến thức sâu rộng để cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này.
3. Nghị luận về chủ đề HIV/AIDS – Căn bệnh thế kỉ
HIV /AIDS là 1 trong những tệ nạn nguy hiểm cho xã hội. Nguyên nhân dấn vào con đường “nàng tiên nâu”: Sự quá đà trong lối sống đem đến những hậu quả khó lường với bạn trẻ. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà họ có tâm lý “thử cho biết “, thử để “lấy cảm giác” và nhiều khi họ tìm đến ma túy để có được khoái cảm. Nhiều khi chỉ vì thiếu lập trường, đua đòi cho bằng bạn bằng bè mà họ bất chấp nhắm mắt dấn thân vào con đường chết. Đi vào con đường HIV nhiều khi không phải do tự bản thân mà còn do tác động bên ngoài của bạn bè, gia đình.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn dắt một người đến tình trạng nghiện thuốc, cũng như có nhiều yếu tố bảo vệ giúp cho một người khó bị Ma Túy tấn công. Một thiếu niên bình thường sẽ chịu tác động của 4 lĩnh vực: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường học đường và môi trường cộng đồng, nhưng gia đình là cơ sở chính cho thiếu niên sinh sống, lớn lên và phát triển tâm lý xã hội, chính gia đình là nơi chứa đựng những yếu tố bảo vệ cũng như nguy cơ nhiều hơn cả.
Một số yếu tố nguy cơ hình thành sớm từ trong gia đình như: Gia đình hỗn loạn, cãi cọ, gia đình kém kỷ cương, đặc biệt là gia đình có cha mẹ nghiệnhay bệnh tâm thần; cha mẹ bất lực trong giáo dục, nhất là với những trẻ có tính khí bất thường hoặc khó dậy dỗ; các thành viên trong gia đình thiếu sự liên kết hoặc kém nuôi dưỡng. Cha mẹ ly thân hay quá bận rộn, sự săn sóc và quan tâm đến con cái chưa đủ, ảnh hưởng trên con cái chưa đúngmức
Một số yếu tố nguy cơ khác có nguồn gốc từ những hoạt động tương tác của trẻ với xã hội như trường học, bạn bè, cộng đồng như: Có thái độ rụt rè nhút nhát quá, hoặc có thái độ hung hăng quá trong lớphọc; Thất bại trong học tập; Khó hòa mình trong tập thể; Nhập bọn với bạn xấu hoặc thích chơi với bạn vô đạo đức; Ngầm đồng tình với những hành vi xấu, như việc sử dụng thuốc trong trường lớp, trongnhóm bạn bè, trong cộng đồng; Kỷ luật trường ốc có sơ hở với những học sinh bất hảo; Môi trường dễ kiếm thuốc.
Nếu không kể đến nguy cơ ban đầu trên, thì giai đoạn có nguy cơ lớn nhất đầu tiên là khi trẻ rời khỏi nơi an toàn của em (gia đình) để đến trường học. Khi học xong tiểu học và lên trung học sơ cấp, các em bước đầu đã có kinh nghiệm về những thách thức xã hội, chẳng hạn làm sao để thích hợp với tập thể, với những loại bạn bè khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau. Chính trong giai đoạn này, cá tính và nhân cách từng bước hình thành, mà nếu gia đình phó thác cho các em tự phát “như một bông hoa tự nở”, thì giai đoạn thiếu niên sớm này các em thường chạm trán với lần sử dụng thuốc lá, cần sa hay Ma Túy đầu tiên trong đời.
Khi em bước lên trung học cao cấp, bắt đầu chuẩn bị cho tương lai, chàng (hay nàng) tuổi trẻ phải đối mặt với những thách đố xã hội, tâm lý và giáo dục. Hoặc chàng ham chơi tìm cảm lạ, hoặc chàng/nàng đầu hàng những thách đố trên, chàng / nàng có thể sử dụng thuốc lá, rượu, hay những loại thuốc tác động tâm trí khác. Vai trò của gia đình vào thời điểm này có thể không mạnh như trước đây, nhưng vai trò của đoàn thể, xã hội vẫn còn giá trị của nó.
Khi thanh niên bước vào đại học, lập gia đình hay đến sở làm, chàng vẫn luôn luôn phải đối phó với những cạm bẫy và nguy cơ của môi trường dành cho người trưởng thành, những thú vui ăn chơi, lạm dụng tình dục, sử dụng Ma Túy, nhậu nhẹt hàng ngày sau giờ tan sở… nếu như gia đình, đoàn thể không còn ảnh hưởng được đến chàng.
Những nguy cơ sử dụng thuốc gây nghiện không chỉ giới hạn ở tuổi trẻ, thanh niên, trung niên, mà còn xảy ra đối với tuổi già. Bởi người già thường đau đớn mãn tính nhiều nơi trong cơ thể, các cụ thường hay sử dụng thuốc có nguy cơ gây nghiện cao như thuốc ngủ, an thần hay chống đau. Thêm nữa, tuổi già dễ bị nghiện cũng như tuổi trẻ. Các cụ hay buồn, giận hờn vì lệ thuộc con cái, tâm trạng thất vọng, cô đơn vì rất nhiều lý do nhân sinh kèm theo suy giảm mắt, tai, sức sống, các cụ dễ nghiện rượu và thuốc an thần. Khác với tuổi trẻ, tình trạng nghiện của các cụ hay bị bỏ sót, vì những tính nết bất thường, những hành vi quái lạ, những trục trặc cơ thể thường bị đổ thừa cho tuổi tác hay bệnh tật.
Trong tình trạng của chúng ta hiện nay, những yếu tố nguy cơ rất nhiều cho mọi lứa tuổi, mà những yếu tố bảo vệ chưa phát huy được tác dụng tối đa vì chưa phối hợp chặt chẽ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực cá nhân-gia đình-đoàn thể / xã hội. Đối với những người đã từng sa ngã chúng ta cũng ko nên có hành động ruồng bỏ, xa lánh. Tích cực giúp họ hòa nhập cộng đồng cũng là 1 cách góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nạn HIV/AIDS. .