1. Dàn ý nghị luận thực phẩm bẩn
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng thực phẩm bẩn tràn lan.
- Ví dụ: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.
b. Thân bài
– Giải thích về hiện tượng thực phẩm bẩn
- Thực phẩm bẩn là những loại thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng.
- Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng
- Theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
– Biểu hiện và thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay
- Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại.
- VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.
- Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh,… các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc,… được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.
- Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn.
- VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.
- Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm.
- VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.
- Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp,… tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.
– Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thực phẩm bẩn
- Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.
- Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.
- Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.
– Hậu quả, tác hại của thực phẩm bẩn
- Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen,…)
- VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 – 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.
- Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm,… chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế,…
– Đề xuất giải pháp, hướng giải quyết
- Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.
- Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.
- Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.
- Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực phẩm bẩn.
- Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.
c. Kết bài
- Suy nghĩ của em về vấn đề thực phẩm bẩn
- Rút ra bài học, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.
2. Nghị luận về vấn đề thực phẩm bẩn
Một trong những vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay chính là tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tin tức hình ảnh về các việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ của mỗi người. Vậy diễn biến của tình trạng trên đang ra sao, tôi không dám khẳng định trong bài viết này đã thực sự có cái nhìn tổng quan nhưng hi vọng nó sẽ cung cấp cho bạn đọc những nhìn nhận về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang hằng ngày hằng giờ tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ điểm lại một vài sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Trước hết là danh sách những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có nguồn gốc từ nước ngoài càng ngày càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh; trái cây được bảo quản bằng hóa chất không rõ ràng nhưng để ngoài cả tháng không hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối được đưa vào sử dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như các cụ thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử dụng đất đèn để nấu rượu… Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ việc thực phẩm cho chó và mèo ăn thực phẩm chứa chất melamine ở Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát hiện thêm sữa cũng hàm chứa chất mellamin, hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt mạng cùng với hàng ngàn em mắc bệnh.
Thực tế cũng đã chỉ ra nhiều bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm như các vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Ví như trong tuần từ 14-19/06/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã có tới 5 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Năm 2006: 22 vụ, năm 2007: 21 vụ, năm 2008: 32 vụ với 3.589 người bị ngộ độc. Gần đây nhất, tại cơ sở giết mổ lợn tập trung ở Thịnh Liệt – Hoàng Mai, Hà Nội công suất 1.000 con/đêm, qua kiểm tra 22 ô của 20 chủ hộ kinh doanh giết mổ chỉ có 25% số lợn đưa vào giết mổ được kiểm dịch, giết mổ trực tiếp trên sàn sân, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, khu sạch và khu bẩn là một, gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm trọng.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình là ở: Sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố; kiểm soát thực phẩm qua biên giới và trên thị trường.
Một hiện tượng cũng xoay quanh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay chúng ta cần phải quan tâm chính là việc vận chuyển lậu thực phẩm kém chất lượng qua đường biên giới. Đây đang là vấn đề đau đầu của cơ quan chức năng. Nhiều người dân Việt Nam đang phải ăn lại thứ mà người ta đã thải ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ở gần biên giới Trung Quốc nhiều loại thực phẩm kém chất lượng, nhất là gia cầm, chờ cơ hội thuận tiện là đẩy sang Việt Nam. Một kilogam gà ở đường biên giới được mua 8.000 đồng, đến Lạng Sơn được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng và về tới Hà Nội lại đắt hơn lên.
Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn ai cũng biết. Nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là các bệnh về đường ruột trong đó điển hình là bệnh tiêu chảy cấp. Cách đây không lâu căn bệnh này đã phát thành dịch bệnh làm không ít người bị mắc phải thậm chí có người đã tử vong. Hiện nay dịch bệnh này đã được đẩy lùi nhưng thực tế ra mà nói nó còn chứa rất nhiều nguy cơ bùng phát lại. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì chỉ như thế vẫn còn được coi là nhẹ bởi nếu bệnh tái phát được ngay thì có nghĩa nó chỉ biểu hiện ở thế hệ này thôi, nguy hiểm nhất là nó lại không thể hiện ra mà tiềm tàng ẩn náu từ từ phát triển và đợi đến khi ta cảm nhận được thì lúc đó đã quá muộn hoặc lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Đơn giản một ví dụ như thế này: Như trên đã đề cập đến vụ việc sữa của Trung Quốc chứa Mellamin ai dám đảm bảo rằng tất cả những trẻ em đã dùng sữa đó sẽ không có ảnh hưởng gì đến trí tuệ và sức khoẻ sau này. Lượng trẻ em bị nhiễm độc Mellanin lớn thế tức là có tác động đến cả một thế hệ suy rộng ra là đến cả tương lai của một quốc gia. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây ra vô số các hậu quả khác. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái…
Vi phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này, vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa được nâng cao và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu về mất vệ sinh vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn yếu kém ở khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm, sự đồng bộ. Khâu tổ chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược lại, sản xuất chứa đựng rất nhiều nguy cơ; chất lượng hàng hóa một đằng công bố một nẻo. Đặc biệt, các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy nhiên chúng ta cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nông nghiệp của nước ta còn nhiều thô sơ lạc hậu, khoa học kĩ thuật áp dụng chưa sâu quan trọng là chưa triệt để, tức là vẫn luôn giữ thói quen nhìn nhận vấn đề còn nông cạn. Đại đa số các hộ làm nông nghiệp thực hiện trên mô hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư đồng bộ từ giống, cây trồng vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng theo quy cách đảm bảo an toàn thực phẩm như GAP, HACCP còn hạn chế. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm an toàn còn chưa được chấp nhận phổ biến khi giá của các sản phẩm này cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường. Do vậy, khi kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu thông trên thị trường chúng ta vẫn nhận được các kết quả không như mong muốn, vẫn có tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trong rau chiếm từ 11,65-13%, trong quả từ 5-15,15%. Hơn nữa việc xã hội hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể với chính sách mở, người người có thể kinh doanh nên việc kiểm tra các cơ sở buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận của các nhân mình mà bất chấp các quy định vệ sinh an toàn; việc kiểm soát, mua nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn. Người tiêu dùng vẫn chủ quan, chấp nhận những quán hàng ăn không đảm bảo vệ sinh. Vai trò quản lý của các cấp, các ngành trong từng khu vực địa giới chưa được đề cao, chưa có tác dụng sâu sắc.
Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm gì và cần phải làm thêm những gì nữa? Ở nước ta cũng đã có một số hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng do một số lí do nào đó, các hội này chưa hoạt động tích cực. Theo báo chí cho biết, mặc dù Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HTC&BVNTD) đã được ra đời trên 20 năm, nhưng Hội chưa bao giờ khởi tố một vụ kiện nào để bảo vệ người tiêu dùng theo tiêu chí hành động của Hội! Thật vậy, trước những lem nhem về thực phẩm bị nhiễm hóa chất và hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm khác xảy ra gần đây, hội bảo vệ người tiêu dùng hầu như chưa có tiếng nói! Hiện nay, HTC&BVNTD phải chờ người tiêu dùng khiếu nại họ mới can thiệp. Đã đến lúc HTC&BVNTD phải thực hiện vai trò “bảo vệ” người tiêu thụ bằng cách tích cực và chủ động điều tra thị trường hơn nữa.
Vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy, đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, mọi người hãy quan tâm nhiều hơn nữa, có trách nhiệm hơn ở mỗi vị trí của mình. Ví dụ: Đầu tiên, người dân cần đặc biệt chú ý tới việc ăn chín, uống sôi. Hãy biết chọn, mua, và chế biến sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ mua thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, còn hạn sử dụng, rõ nguồn gốc, không có mùi vị lạ, không bị ôi thiu, mốc hỏng… Biết chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, không gây ngộ độc cho người sử dụng. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần phải tuân thủ các quy định của nhà nước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người tiêu dùng và xã hội.
Đúng là vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm không thể một sớm một chiều giải quyết ngay được và việc giải quyết nó cũng không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân hay một tổ chức nào cả. Vậy nên để công tác thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm được hiệu quả nhất rất cần đến sự hợp tác tích cực của quần chúng (qua các hiệp hội người tiêu dùng) trong việc giám sát an toàn thực phẩm kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan tổ chức. Hi vọng trong thời gian tới việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có xu hướng giảm. Nó sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển đất nước bởi chất lượng thực phẩm là thành tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển của mỗi con người và mỗi con người đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng tới sự lớn mạnh của mỗi quốc gia.
3. Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay chính là tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tin tức hình ảnh về các việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ của mỗi người. Vậy diễn biến của tình trạng trên đang ra sao, tôi không dám khẳng định trong bài viết này đã thực sự có cái nhìn tổng quan nhưng hi vọng nó sẽ cung cấp cho bạn đọc những nhìn nhận về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang hằng ngày hằng giờ tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ điểm lại một vài sự kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Trước hết là danh sách những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có nguồn gốc từ nước ngoài càng ngày càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh; trái cây được bảo quản bằng hóa chất không rõ ràng nhưng để ngoài cả tháng không hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối được đưa vào sử dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như các cụ thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử dụng đất đèn để nấu rượu. Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ việc thực phẩm cho chó và mèo ăn thực phẩm chứa chất melamine ở Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát hiện thêm sữa cũng hàm chứa chất melamin,hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt mạng cùng với hàng ngàn em mắc bệnh.
Thực tế cũng đã chỉ ra nhiều bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm như các vụ ngộ độc tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Ví như trong tuần từ 14-19/06/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã có tới 5 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Năm 2006: 22 vụ, năm 2007: 21 vụ, năm 2008: 32 vụ với 3.589 người bị ngộ độc. Gần đây nhất, tại cơ sở giết mổ lợn tập trung ở Thịnh Liệt – Hoàng Mai, Hà Nội công suất 1.000 con/đêm, qua kiểm tra 22 ô của 20 chủ hộ kinh doanh giết mổ chỉ có 25% số lợn đưa vào giết mổ được kiểm dịch, giết mổ trực tiếp trên sàn sân, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, khu sạch và khu bẩn là một, gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm trọng.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình là ở: sản xuất rau quả, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức ăn đường phố; kiểm soát thực phẩm qua biên giới và trên thị trường.
Một hiện tượng cũng xoay quanh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay chúng ta cần phải quan tâm chính là việc vận chuyển lậu thực phẩm kém chất lượng qua đường biên giới đang. Đây đang là vấn đề đau đầu của cơ quan chức năng. Nhiều người dân Việt Nam đang phải ăn lại thứ mà người ta đã thải ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, ở gần biên giới Trung Quốc nhiều loại thực phẩm kém chất lượng, nhất là gia cầm, chờ cơ hội thuận tiện là đẩy sang Việt Nam. Một kg gà ở đường biên được mua 8.000 đồng, đến Lạng Sơn được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng và về tới Hà Nội lại đắt hơn lên.
Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn ai cũng biết. Nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là các bệnh về đường ruột trong đó điển hình là bệnh tiêu chảy cấp. Cách đây không lâu căn bệnh này đã phát thành dịch bệnh làm không ít người bị mắc phải thậm chí có người đã tử vong. Hiện nay dịch bệnh này đã được đẩy lùi nhưng thực tế ra mà nói nó còn chứa rất nhiêu nguy cơ bùng phát lại. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì chỉ như thế vẫn còn được coi là nhẹ bởi nếu bệnh tái phát được ngay thì có nghĩa nó chỉ biểu hiện ở thế hệ này thôi, nguy hiểm nhất là nó lại không thể hiện ra mà tiềm tàng ẩn náu từ từ phát triển và đợi đến khi ta cảm nhận được thì lúc đó đã quá muộn hoặc lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Đơn giản một ví dụ như thế này: Như trên đã đề cập đến vụ việc sữa của Trung Quốc chứa Melamin ai dám đảm bảo rằng tất cả những trẻ em đã dùng sữa đó sẽ không có ảnh hưởng gì đến trí tuệ và sức khoẻ sau này. Lượng trẻ em bị nhiễm độc Melanin lớn thế tức là có tác động đến cả một thế hệ suy rộng ra là đến cả tương lai của một quốc gia. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây ra vô số các hậu quả khác. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái…
Vi phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này, vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa được nâng cao và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu về mất vệ sinh vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn yếu kém ở khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm,sự đồng bộ. Khâu tổ chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược lại, sản xuất chứa đựng rất nhiều nguy cơ vì manh mún; chất lượng hàng hóa một đằng công bố một nẻo. Đặc biệt, các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy nhiên chúng ta cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nông nghiệp của nước ta còn nhiều thô sơ lạc hậu , khoa học kĩ thuật áp dụng chưa sâu quan trọng là chưa triệt để, tức là vẫn luôn giữ thói quen nhìn nhận vấn đề còn nông cạn. Đại đa số các hộ làm nông nghiệp thực hiện trên mô hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư đồng bộ từ giống, cây trồng vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng theo quy cách đảm bảo an toàn thực phẩm như GAP còn hạn chế. Mặt khác, đầu ra của sản phẩm an toàn còn chưa được chấp nhận phổ biến khi giá của các sản phẩm này cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường. Do vậy, khi kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu thông trên thị trường chúng ta vẫn nhận được các kết quả không như mong muốn, vẫn có tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép, trong rau chiếm từ 11,65-13%, trong quả từ 5-15,15%. Hơn nữa việc xã hội hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể với chính sách mở, người người có thể kinh doanh nên việc kiểm tra các cơ sở buôn bán hóa chất bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận của các nhân mình mà bất chấp các quy định vệ sinh an toàn; việc kiểm soát, mua nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn. Người tiêu dùng vẫn chủ quan, chấp nhận những quán hàng ăn không đảm bảo vệ sinh. Vai trò quản lý của các cấp, các ngành trong từng khu vực địa giới chưa được đề cao, chưa có tác dụng sâu sắc.
Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm gì và cần phải làm thên những gì nữa? Ở nước ta cũng đã có một số hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng do một số lí do nào đó, các hội này chưa hoạt động tích cực. Theo báo chí cho biết, mặc dù Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HTC&BVNTD) đã được ra đời trên 20 năm, nhưng Hội chưa bao giờ khởi tố một vụ kiện nào để bảo vệ người tiêu dùng theo tiêu chí hành động của Hội! Thật vậy, trước những lem nhem về thực phẩm bị nhiễm hóa chất và hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm khác xảy ra gần đây, hội bảo vệ người tiêu dùng hầu như chưa có tiếng nói! Hiện nay, HTC&BVNTD phải chờ người tiêu dùng khiếu nại họ mới can thiệp. Đã đến lúc HTC&BVNTD phải thực hiện vai trò “bảo vệ” người tiêu thụ bằng cách tích cực và chủ động điều tra thị trường hơn nữa.