1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay: “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.
b. Thân bài:
– Giải thích ứng xử là gì?
+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.
– Ứng xử mang lại điều gì cho con người?
+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
+ Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
+ Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
+ Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.
– Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.
c. Kết bài:
– Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề văn hóa ứng xử.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.
Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.
Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.
Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.
Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.
Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.
Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.
Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.
Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.
Một dẫn chứng về cách ứng xử. Đối với một người già nhờ bạn giúp đỡ, dù bạn đang rất bận nhưng có rất nhiều cách để ứng xử giúp cho họ cảm thấy hài lòng. Thay vì một câu nói: “Cháu đang bận lắm” thì bạn có thể nói: “Cháu có thể giúp gì cho bà và giờ cháu hơi bận một tí, cháu có thể đi tìm người khác giúp bà được chứ ạ”. Họ sẽ cảm thấy rất hài lòng và vui vẻ nhận lời, thay vì câu nói cụt lủn, họ sẽ không giận bạn, nhưng họ sẽ cảm thấy phiền lòng trước sự dửng dưng của bạn. Đã bao giờ bạn thử đặt ngược địa vị lại, nếu đó là ông, là bà bạn đi ra đường mà ai cũng như bạn, thì ông bà sẽ như thế nào? Hay khi bạn đi mua hàng, dù đó là quan hệ giữa người mua – người bán, nhưng khi mua một món đồ, một lời nói cảm ơn cũng sẽ làm họ ấm lòng. Một cách cư xử nhẹ nhàng, có văn hóa, cho dù nó không đem lại lợi ích kinh tế cho họ, nhưng nó lại là một thứ giá trị tinh thần, làm con người ta cảm thấy ấm lòng hơn.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, những người ăn xin sẽ nghĩ như thế nào, nếu bạn “vứt tiền” vào giỏ cho họ chưa? Sẽ rất khó để bạn tưởng tượng được, họ phải đến bước đường cùng, họ không còn sự lựa chọn nào nữa, thì họ mới làm thế. Họ không bắt ép bạn cho tiền, thậm chí những gói đồ ăn thừa, những bộ quần áo cũng của bạn cũng giúp họ cảm thấy được bao bọc nhiều hơn. Thay vì “vứt tiền” bạn hãy đặt những đồng tiền dù ít nhưng có ý nghĩa vào tay cho họ. Họ đáng được trân trọng, yêu thương thay vì cho rằng: đã đi ăn xin thì không cần lòng tự trọng.
Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện cảm, yêu mến của những người xung quanh. Vì họ đã tạo ra được không khí và môi trường sống rất lành mạnh. Ngược lại nếu bạn là người không biết ứng xử, đối nhân xử thế thì bạn sẽ luôn rơi vào thế bị động không thể hòa nhập cùng với người khác.
Ứng xử có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó sẽ tạo nên sự thành công trong cuộc sống của bạn sau này. Ứng xử là một cách bạn chạm đến cái đích của cuộc sống nhanh hơn người khác, bởi bạn biết tận dụng lợi thế của mình. Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng mực đối với mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử thô lỗ, vô phép đã tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. Điều này thật đáng buồn. Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình mình, từ ba mẹ, anh chị em. Bạn lễ phép, đi thưa về gửi cũng là một cách ứng xử tốt. Và ngoài xã hội cũng vậy, bạn nên biết rằng mình đang ở vị trí nào để có thể cư xử đúng mực nhất. Thế mới là người khéo léo.
Giới trẻ hiện nay, cách ứng xử đang bị tha hóa dần dần. Hình như công nghệ quá phát triển nên con người sống với nhau bằng thế giới ảo. Thế giới mà ở đó, công nghệ lên ngôi. Nhắn tin nói chuyện qua facebook, hay zalo thì rất lịch sự, quan tâm từng việc một, quan tâm đến ngày sinh nhật các kiểu. Nhưng khi gặp ngoài đời thì một câu chào cũng không có. Trên mạng là một người vô cùng tử tế, gặp ở ngoài thì nói năng thô tục, hành động thì thô bạo không chấp nhận được. Đến cả việc nói chuyện với nhau cũng phải nhắn qua điện thoại, ngôn ngữ giao tiếp giảm dần, con người khó nói chuyện với nhau. Đặc biệt trong các nhà trường thì học sinh bỏ học, cãi thầy cô giáo quá nhiều. Con cãi cha mẹ không phải số lượng nhỏ, sự tôn trọng lẫn nhau ngày càng bị giảm sút đi rất nhiều.
Giới trẻ hiện tại được tiếp xúc với nền văn hóa mới, cởi mở hơn, hiện đại hơn nhưng đồng thời cũng cần có được một ứng xử phù hợp, đúng mực với mọi tầng lớp. Tuy nhiên, thật đáng buồn thay, chúng ta vẫn thấy có một vài phần tử thô lỗ, vô văn hóa, tạo nên sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người. Dù hành động nhỏ như đổ rác sai nơi quy định, lên xe buýt thấy người già, trẻ nhỏ mà không nhường ghế đến những lời nói kém văn hóa như nói xấu thầy cô, bố mẹ, xúc phạm tới người khác. Tất cả những điều đó đáng nên án và cần được loại bỏ. Chúng được bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, do sự tham lam ích kỷ từ bản thân mỗi người. Những biểu hiện không tốt, cách ứng xử kém văn hóa đó còn được bắt nguồn do ảnh hưởng của đám đông, văn hóa mạng. Và hơn hết cần có sự giáo dục từ gia đình, bố mẹ và thầy cô hướng những thế hệ tương lai của đất nước không chỉ có một kiến thức tốt, mà còn có những ứng xử phù hợp với xã hội ngày nay.
Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.
—–LOP12.COM—–