A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở đoạn
- Triển khai vấn đề cần nghị luận
- Tình trạng sử dụng các trang mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Làm nhục” là hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
- Biểu hiện: Lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông.
b. Thực trạng
- Tình trạng sử dụng các trang mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát.
- Có thể kể đến những hội nhóm anti-fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ. Chưa kể đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi thề” trên Facebook.
c. Nguyên nhân & hậu quả
- Nguyên nhân
- Do ý thức, văn hóa ứng xử kém, không lường trước hậu quả; xem việc xúc phạm người khác là thú vui
- Hậu quả
- Việc xúc phạm, làm nhục người khác để lại hậu quả vô cùng khôn lường. Tùy vào mức độ mà gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm hoặc thậm chí khiến cho nạn nhân mặc cảm mà dẫn đến tự sát.
d. Giải pháp
- Mạng xã hội không phải của riêng ai nhưng mỗi người khi tham gia cũng cần có ý thức, văn hóa.
- Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử phạt đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi xúc phạm người khác tùy vào mức độ mà có thể bị xử lý hình sự.
- Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc chơi, phong trào “làm nhục” và cũng cần phản đối, phê phán hành vi xúc phạm người khác. Đồng thời, tôn trọng và bảo vệ quyền tồn tại của người khác.
3. Kết đoạn
- Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng và có văn hóa.
Đoạn văn mẫu
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về “vấn nạn làm nhục” trên mạng
Gợi ý làm bài
Tình trạng sử dụng các trang mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát. Người ta gọi việc nói xấu, bôi nhọ là “làm nhục”. Cụ thể: “Làm nhục” là hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.Biểu hiện, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông. Có thể kể đến những hội nhóm anti-fan (người chống đối) một ca sĩ, người mẫu, họ không ngần ngại công khai chửi rủa, bình phẩm. Thậm chí, nhiều thành viên còn đăng những hình ảnh, trạng thái trên trang cá nhân, sau đó kêu gọi bạn bè của mình vào “ném đá hội đồng”, xúc phạm người khác một cách thậm tệ. Chưa kể đến việc hiện có hàng ngàn thành viên tham gia những hội…“thích chửi tục”, “thích chửi thề” trên Facebook. Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do ý thức, văn hóa ứng xử kém, không lường trước hậu quả; xem việc xúc phạm người khác là thú vui;… Việc xúc phạm, làm nhục người khác để lại hậu quả vô cùng khôn lường. Tùy vào mức độ mà gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm hoặc thậm chí khiến cho nạn nhân mặc cảm mà dẫn đến tự sát. Mạng xã hội không phải của riêng ai nhưng mỗi người khi tham gia cũng cần có ý thức, văn hóa. Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử phạt đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi xúc phạm người khác tùy vào mức độ mà có thể bị xử lý hình sự. Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc chơi, phong trào “làm nhục” và cũng cần phản đối, phê phán hành vi xúc phạm người khác. Đồng thời, tôn trọng và bảo vệ quyền tồn tại của người khác. Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng và có văn hóa.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và một đoạn văn mẫu bàn về vấn nạn làm nhục trên mạng xã hội. Tài liệu này giúp các em củng cố lại kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận xã hội để có bước chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng nghị luận về một hiện tượng đời sống.
— MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)