Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến, HỌC247 mời các em xem thêm video bài giảng Tây Tiến – Quang Dũng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bức tranh thiên nhiên vùng núi Tây Tiến, tức phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn 1 trong video bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất để các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm (Nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến)
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận (Bức tranh thiên nhiên được khắc họa qua ngôn ngữ bài thơ Tây Tiến)
b. Thân bài
- Những nét khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác: khơi nguồn từ nỗi nhớ sâu sắc vô bờ của tác giả về những kỉ niệm một thời nơi chiến trường .
- Nội dung: Song song với bức tượng đài bi tráng về hình tượng người lính trong tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên nơi đây với những nét riêng, thần thái riêng một cõi nỗi niềm thương nhớ trong lòng tác giả.
- Những nội dung chính cần làm rõ về hình ảnh thiên nhiên qua bài thơ.
- Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
- Điều kiện thiên nhiên không thuân lợi làm tăng thêm những vất quả gian lao cho người lính (Sài khao – sương lấp – đoàn quân mỏi)
- Địa hình nguy hiểm, khó khăn, gập ghềnh, trắc trở vừa cao vừa sâu hun hút vừa dốc chơi vơi. (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm và ngàn thước lên cao ngàn thước xuống)
- Thiên nhiên mĩ lệ, trữ tình
- Bên cạnh những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ lột tả vẻ hùng vĩ, dữ dội của đất trời Tây Bắc là những đường nét thanh thoát, lãng mạn khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của núi rừng (Nhà ai Pha luông mưa xa khơi, Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi)
- Thiên nhiên mang trong mình những nét trữ tình đằm thắm như một tiếng vọng da diết làm nao lòng người
- Cảnh sông nước mênh mang hoang dại, tĩnh lặng, mờ ảo chứa chan thi vị với hình ảnh “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” và “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
- Cảm nhận
- Thiên nhiên hùng vĩ, dội dường như được tô đậm thêm về chiều cao, độ sâu đầy ấn tượng với cách ngắt nhịp 4/3 trong mỗi câu thơ
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của vùng núi Tây Bắc dường như được khảm sâu và vang vọng vào lòng người bằng những câu thơ với nhiều thanh bằng như xoa dịu đi những gian khó, nhọc nhằn, vất vả.
- Từ những cảm nhận trên, ta thấy được bức tranh thiên nhiên Tây Tiến được khắc họa và gieo vào lòng người bằng sự tài hoa và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, của người lính Tây Tiến.
c. kết bài
- Nêu những nhận xét của cá nhân về bức tranh thiên nhiên được tái hiện qua bài thơ Tây Tiến (một bức tranh sống động: dữ dội, hiểm trở; trữ tình và thơ mộng; thi trung hữu họa; một chút khắc khoải, da diết; một chút đắm say…)
- Mở rộng vấn đề (bằng những liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Gợi ý làm bài
“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ… Gặp lại dấu chân cha ông, gặp lại chín năm gian khổ”. Những giai điệu trong bài hát Hành quân lên Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên đã hơn một lần đưa ta ngược về thời gian, vượt qua khoảng cách không gian về với núi rừng Tây Bắc của một thời đạn lửa. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc, Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.
Tây Tiến (1948) là nét son đẹp nhất trong đời thơ Quang Dũng. Bài thơ hiện ra như một sự hoà điệu đẹp đẽ giữa thơ – nhạc – hoạ.
Cả Tây Tiến là một nỗi nhớ khôn nguôi của nhà thơ về một vùng đất một thời trận mạc. Vậy nên, khi nhắc đên địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lấn thực tại, tạo nên độ nhoè giữa hai không gian: không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế, dù lạ lẫm, qua hồn thơ và nỗi nhớ Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm cõi nhở người đọc, giúp họ yên tâm cùng Quang Dũng -trôi về một vùng đất đẹp đẽ, dữ dội và mộng mơ, đằm thắm.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Những câu thơ chỉ gợi không tả song cũng đủ sức vẽ lên một bức tranh Tây Tiến sống động huyền ảo. Cả núi rừng khi thì thấp thoáng trong màn sương lạnh, khi thì ẩn hiện trong cơn mưa xa khơi, lúc lại chìm trong màn sương như thực như mộng. Những nét chấm phá rất mảnh rất nhẹ nhưng sống động cho thấy vẻ đẹp tâm hồn tinh tế nhạy cảm của người lính bất chấp hiện thực khốc liệt của chiến tranh, người lính Tây Tiến vẫn mở lòng cảm nhận nâng niu những nét đẹp riêng của núi rừng. Đằng sau những câu thơ giàu chất nhạc, chất hoạ là tấm lòng Quang Dũng gắn bó yêu thương tha thiết với cuộc sống con người miền Tây.
Thiên nhiên trong cái nhìn của người chiến sĩ TâyTiến giống như một tác phẩm hội hoạ tuyệt vời. Những nét vẽ táo bạo khoẻ khoắn, ngôn ngữ gân guốc ở đoạn đầu khi phác hoạ núi cao rừng thẳm dữ dội kết hợp với những nét vẽ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ mềm mại, nhịp thơ êm ả thơ mộng khi tả cảnh sông nước miền Tây. Và trên hết, thiên nhiên Tây Bắc chính là phông nền để người lính Tây Tiến hiện lên như những ngưòi anh hùng phi thường của sử thi thời chống Pháp. Đó chính là cái tài hoa của ngòi bút Quang Dũng.
Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian mà đứng vững, đi vào lòng người vì những rung động, của tác giả không chỉ về đoàn quân Tây Tiến mà còn về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp – vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và thơ mộng của một miền Tổ quốc. Độc giả ngày càng có vốn văn hoá sâu rộng, tâm hồn ngày càng tinh tế, đa dạng hơn ắt là sẽ càng cảm và yêu mến Tây Tiến.
Vừa rồi là bài phân tích về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến và hệ thống kiến thức cơ bản cho đề tài này. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em nắm bắt một cách nhanh chóng mà đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tây Tiến để củng cố kiến thức trọng tâm của toàn bài thơ chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một mùa ôn thi thoải mái và thành công!
-MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)