A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm ông già và biển cả (1952) là một trong nhừng tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông.
- Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ống già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lổ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
2. Thân bài
- Hình ảnh con cá kiếm
- Đó là 1 con cá lớn:
- Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm.
- Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vây to sụ, nặng hơn nửa tấn.
- Có một sức mạnh ghê gớm: thể hiện qua các vòng lượn của nó:
- “Vòng tròn rất lớn”
- “Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”
- “Bắt đầu lượn lại vòng chầm chậm”.
- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm giữa biển thể hiện
- Con cá kiếm trong tác phẩm không chỉ là 1 sinh vật bình thường, là đối tượng đi săn thông thường của những người đánh cá mà là “hình tượng văn học mang tính người”. Nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất trước hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết 1 cách đàng hoàng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời.
- Cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên vẫn có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ thù số 1 của con người. Con người chinh phục tự nhiên cũng không quên yêu mến và sống hài hoà với nó. Cần phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù.
- Ở góc nhìn thiên nhiên: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.
- Ở góc nhìn cuộc sống con người: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho những chông gai, thử thách của cuộc đời.
- Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ.
3. Kết bài
- Đoạn trích trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
- Gợi mở vấn đề
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
Gợi ý làm bài:
Ơ-nít Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết. Dù viết về đề tài nào, Hê-minh-uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ông già biển cả (1952) là tác phẩm kết tinh tiêu biểu những nét mới mẻ trong lối viết truyện của Hê-minh-uê.
Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt bởi những nét rất khác thường. Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng tròn rất lớn. Nó gợi sự ám ảnh về một hình tượng cụ thể mặc dù con cá chưa xuất hiện – ông lão chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn. Sự lặp lại của những vòng lượn của con cá kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần của con cá. Vì vậy, mặc dù chưa nhìn thấy con cá nhưng ông cũng đoán biết được đối thủ của mình. Hơn nữa, những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.
Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có hình dung khác nhau về nó. Phải đến khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan-ti-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Hình ảnh con cá kiếm đã bị mắc câu được miêu tả với những vòng lượn được nhắc lại, gợi lên đặc điểm về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Đó là cuộc đấu kéo dài suốt hành trình chiếm được con cá, buộc con cá vào mạn thuyền và đưa con cá trở về. Con cá kiếm khổng lồ to khoẻ (đến hơn nửa tấn) cùng con người luôn luôn ở trong tư thế vờn miếng nhau, một bên để thoát thân, một bên để chiếm giữ, chinh phục. Cả hai lúc đầu dồi dào sức lực, sau đó rệu rã, mệt mỏi dần nhưng vẫn cố gắng hết sức phô diễn sự kiêu dũng của mình, không hề chịu lùi bước, ngã gục trước đối thủ.
Hê-minh-uê tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. Nó không hề cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cùng không dễ dàng chấp nhận và phản ứng dữ dội: nó bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó. Cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi sức cùng lực kiệt nhưng con cá vẫn có phong thái hiên ngang và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
Đoạn trích trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Sự lặp đi, lặp lại những chi tiết theo kiểu kết cấu vòng tròn xoắn trôn ốc giúp người đọc có thể bóc dần từng lớp vỏ ngôn ngữ để khám phá ra ý nghĩa và giá trị thực sự của tác phẩm. Đoạn trích còn cho thấy khả năng quan sát nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú của Hê-minh-uê – nhà văn bậc thầy về tiểu thuyết.
Trên đây là bài văn mẫu Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
—-LOP12.COM—–