Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ tư tưởng đất nước của Nhân dân, mời các em tham khảo thêm video bài giảng Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn thơ thứ 6: Họ giữ và truyền cho ta…dáng sông xuôi trong bài giảng của cô. Đây chính là đoạn thơ khẳng định tư tưởng cốt lõi Đất nước là của nhân dân. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; giúp các em củng cốlại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về đoạn trích Đất Nước và tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Đất Nước là một đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ và Pháp. Giữa khu vườn văn học tràn ngập hương sắc ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã có một khám phá mới mẻ và độc đáo về Đất Nước)
- Dẫn dắt vấn đề cần phân tích: tư tưởng đất nước của Nhân dân.
b. Thân bài
- Những nét khái quát chung về đoạn trích Đất Nước:
- Là phần đầu chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”
- Được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, in lần đầu 1974 , bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị ở vùng tạm chiếm miền Nam về sứ mệnh của thế hệ, cá nhân trong kháng chiến.
- Đoạn trích Đất Nước đã thể hiện những cảm nghĩ mới mẻ của tác giả qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện. Đặc biệt trong đoạn trích này đó là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã thấm nhuần trong cả chương thơ về Đất Nước.
- Sử dụng rộng rãi chất liệu văn hóa dân gian. (Từ ca dao, tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán và cả cuộc sống dân dã hàng ngày)
- Với giọng văn tâm tình như lời cổ tích, tác giả đã thể hiện cảm xúc suy tưởng Đất Nước là của nhân dân qua các bình diện chủ yếu: Chiều dài thời gian lịch sử, chiều rộng không gian lãnh thổ và bề dày văn hóa truyền thống. Ba phương diện ấy được thể hiện một cách gắn bó và thống nhất.
- Thời gian lịch sử: Từ xa xưa với những hình ảnh gợi nhớ sự tích trầu cau, từ đời vua Hùng, từ truyền thuyết Thánh Gióng… cho đến muôn ngàn những con người bình dị, vô danh. Như vậy Đất Nước nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người dân.
- Không gian: Được tạo lập từ thuở sơ khai với truyền thuyết Lạc long Quân – Âu Cơ (Đất là nơi chim về/ Nước là nơi rồng ở) đến không gian gần gũi với cuộc sống (Đất là nơi em đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn) cho đến những địa danh nôm na bình dị (ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm) Từ đó tác giả đã đi đến nhận định khái quát (Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta).
- Bề dày văn hóa: Mang bề dày tâm hồn và cốt cách người Việt Nam (Đất Nước của ca dao thần thoại) với những vẻ đẹp nổi bật: chung thủy trong tình yêu, trọng tình nghĩa và quyết liệt chống kẻ thù ngoại xâm.
- Từ ba phương diện quan trọng nhất của một Đất Nước, của một Dân tộc, tác giả đã nói lên một cách sâu sắc mà thấm thía tiếng lòng của dân tộc, thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Mọi cảnh sắc, mọi hình ảnh thiên nhiên, mọi truyền thống dân tộc đền được hun đúc, đều là máu thịt của Nhân dân, do Nhân dân gìn giữ và thắp sáng đến mai sau.
c. Kết bài
- Khẳng định, nhấn mạnh vấn đề (Đất Nước của Nhân dân)
- Mở rộng vấn đề (nêu suy nghĩ và liên tưởng cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ tư tưởng đất nước của Nhân dân.
Gợi ý làm bài
Đất nước là một chủ đề được quan tâm hàng đầu đối với văn học của những đất nước phải đối mặt với chiến tranh thường xuyên, vì thế là một chủ để xuyên suốt lịch sử văn học nước ta. Mỗi thời đại có mộ cách hiểu, cách quan niệm riêng về đất nước. Thời trung đại người ta thường quan niệm đất nước gắn liền với công lao của các triều đại, do các triều đại kế tiếp nhau gây dựng lên. Còn ở thời hiện đại, khi người ta nhìn thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân, người ta mới thấy rằng đất nước là của nhân dân. Điều này tất nhiên càng được các nhà văn Việt Nam ý thức sâu sắc hơn ai hết khi dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại chống Mỹ cứu nước. Tư tưởng xuyên suốt chương thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng ấy:
“Để đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao, thần thoại”.
Tư tưởng này đã được Nguyễn Khoa Điểm thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong cả chương thơ rất dài, trước hết bằng một chất liệu hết sức phù hợp: chất Ịiệu văn hoá dân gian.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
“Trong anh và em hôm nay
Đầu có một phần đát nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn”.
Và cũng chính nhờ đó mà Nguyễn Khoa Điềm mới tiếp cận chân lí: đất nước này là đất nước của nhân dân.
Đất nước là một đề tài muôn thuở. Chừng nào mỗi con người vẫn là con đẻ của một dân tộc, của một mảnh đất, chừng ấy người ta vẫn còn viết về cái mảnh đất thiêng liêng được gọi là Tổ quốc của mình. Mỗi thời có một cảm nhận riêng, nhưng tất cả đều phải xuất phát từ một tấm lòng chung, đó là sự thiết tha, sự thuỷ chung với giang sơn Tổ quốc. Nếu thiếu điều này thì dù sự am hiểu văn hoá phong phú đến đâu, tư duy dù sắc sảo đến đâu cũng không giúp cho thi sĩ viết nên những tiếng thơ có khả năng rung động hàng triệu trái tim người.
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện quan điểm, tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua những vần thơ làm bằng chất liệu bình dị nhất, ngọt ngào nhất của cuộc sống. Chính vì vậy mà khúc ca Đất Nước bay bổng, du dương và ngân vang trong lòng người bằng những tình cảm sâu sắc nhất. HOC247 mong rằng tài liệu trên sẽ đồng hành cùng các em trong những ngày ôn thi sắp tới. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất Nước để củng cố toàn bộ kiến thức về bài thơ và chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia!
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)