1. Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội
- Có những hiểu biết nhất định về các vấn đề thời sự, chính trị – xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra bàn luận. Có thể tích lũy vốn hiểu biết này từ các kênh thông tin khác nhau như báo chí, truyền hình, internet…
- Tập thói quen ghi chép, đặc biệt là các sự kiện xã hội xảy ra xung quanh ta, nâng cao nền tảng văn hóa, tri thức cho bản thân.
- Tham khảo các bài xã luận, phóng sự, điều tra. Học tập cách lập luận về một vấn đề xã hội.
- Học cách hệ thống hóa các vấn đề, so sánh, đối chiếu các quan điểm khác cùng chiều hoặc ngược chiều xung quanh một vấn đề, đưa ra ý kiến của bản thân.
2. Phân loại bài văn nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội được chia thành 3 loại:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
- Đối với mỗi dạng bài khác nhau, cách làm cũng khác nhau.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Đề tài của dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí vô cùng phong phú. Nó bao gồm các vấn đề nhận thức (như lí tưởng, mục đích sống…), về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực, thói ích kỉ…), về các quan hệ gia đình, các quan hệ xã hội, cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.
- Cách ra đề đối với nghị luận về một tư tưởng đạo lí cũng không giống nhau:
a1. Dạng đề bàn luận về một tư tưởng, 1 quan niệm, 1 ý kiến, 1 câu danh ngôn.
- Kiểu đề bài
- Cho 1 câu danh ngôn: A. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn A trên.
- Dàn bài: Đối với dạng đề này, kết cấu bài văn như sau:
Sơ đồ nghị luận về một tư tưởng đạo lý dạng 1
Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến (quan điểm) và yêu cầu của đề bài mà người viết có thể vận dụng linh hoạt kết cấu trên.
Để hiểu rõ hơn về dạng đề nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý, mời quý thầy cô và các em cùng theo dõi đoạn văn mẫu: Nghị luận xã hội bàn về vấn đề trường đời là trường học vĩ đại nhất.
a2. Đối với dạng đề: Bàn luận về 2 quan điểm, 2 ý kiến trái ngược nhau
- Kiểu đề bài
- Có người nói rằng: A. Có người lại nói rằng: B (A và B thường là hai quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề). Trình bày quan điểm của anh (chị).
- Dàn bài: Đối với dạng đề này, bài làm sẽ có kết cấu như sau:
Sơ đồ nghị luận về một tư tưởng đạo lý dạng 2
— Trên đây chỉ trích dẫn một phần tài liệu, để xem được đầy đủ mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload về máy —
c. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức cả về hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống.
- Đề thường xuất phát từ một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng có thể từ một văn bản văn học chưa được học (thường là một bài thơ ngắn, một câu chuyện ngắn, giàu ý nghĩa).
- Cách làm đối với dạng đề này có thể cấu trúc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ nghị luận một vấn đềxã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến (quan điểm) và yêu cầu của đề bài mà người viết có thể vận dụng linh hoạt kết cấu trên.
Để hiểu rõ hơn về cách làm dạng đề văn này, mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo thêm bài văn mẫu nghị luận xã hội bàn về câu nói Kẻ mạnh chính là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của mình trích từ truyện ngăn “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.
Trên đây chỉ là một phần sơ đồ tư duy hướng dẫn cách làm các dạng bài văn nghị luận xã hội. Để tham khảo đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu này về máy. Hy vọng đây sẽ một trong những tư liệu tham khảo và ôn thi bổ ích cho quý thầy cô và các em trong kì thi cuối học kì 1 và THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em học tốt và đạt được kết quả cao trong học tập!
— MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)