Trước khi bước sang bài văn mẫu làm rõ quan niệm về tình yêu trong trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Sóng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức trọng tâm về nội dung bài thơ. Từ đó có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn ý kiến: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Nội dung bài thơ (Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “Sóng”: Một tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát khao và thủy chung son sắt, biết vượt qua mọi giới hạn của đời người. Qua đó, tác giả đã ca ngợi tình yêu chân chính như một tình cảm cao đẹp, niềm hạnh phúc lớn lao của con người
- Nội dung cần làm rõ
- Giải thích về hai ý kiến
- Sóng thể hiện một tình yêu mang tính chất truyền thống: Sự thủy chung, son sắt gắn liền với nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu.
- Sóng thể hiện một tình yêu mang tính chất hiện đại ngày hôm nay: vượt qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu.
- Làm rõ nội dung: Hai ý kiến trên đã được Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Sóng”. Đó là tình yêu của một người phụ nữ vừa truyền thống lại vừa rất hiện đại.
- “Sóng”: một tình yêu truyền thống
- Đó là tình yêu gắn liền với nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải yêu thương, nỗi nhớ ấy mãnh liệt đến mức bao trùm cả không gian chiều sâu, chiều rộng, bao trùm cả thời gian và thậm chí còn thường trực cả trong tiềm thức (khổ 5)
- Cũng như người phụ nữ truyền thống trong tình yêu, với Xuân Quỳnh tình yêu phải luôn gắn liền với sự thủy chung son sắt
- Tình yêu truyền thống là thứ tình yêu luôn đòi hỏi một chỗ dựa vững chắc trong một mái ấm gia đình. Vì thế, cũng không nằm ngoại lệ, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng khát khao hướng đến tổ ấm gia đình bằng một niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng
- Sóng là tiếng nói của một tình yêu mang tính chất hiện đại ( khổ 1, khổ 2, và khổ cuối)
- Đó là thứ tình yêu mang trong mình những trạng thái đối cực mâu thuẫn
- Tình yêu được bộc bạch một cách táo bạo nhưng hết sức tự nhiên, sẵn sàng vượt qua mọi những cản trở để đến với những tâm hồn đồng điệu: chủ động dứt khoát từ bỏ tiếng nói tù túng, chật hẹp để đến với cái bao la, khoáng đạt, phù hợp với khát vọng và tình yêu mà mình mong muốn.
- Một niềm tin bất diệt vào tình yêu, niềm nguyện ước khát vọng về một tình yêu bền vững muôn thưở. Ấy là em muốn được “tan ra” hóa thân thành “trăm con sóng” trên biển lớn tình yêu nhân loại để rì rào vỗ, xôn xao reo mãi mãi sống trong một tình yêu cuộc đời.
- Giải thích về hai ý kiến
- Nhận xét:
- Quan niệm trên đã thâu tóm toàn bộ giá trị nhân văn sâu sắc về một tình yêu đẹp, một tình yêu chân thành được thể hiện qua bài thơ Sóng.
- Bài thơ là tiếng lòng của bao người con gái trong tình yêu, là khúc nhạc ru vỗ về tâm hồn bao người con gái đang yêu.
c. Kết bài
- Khẳng định, đánh giá vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng sự liện tưởng và cảm xúc của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức)
Anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
Gợi ý làm bài
Nhà thơ Xuân Quỳnh có một chùm thơ về biển: “Thuyền và biển”, “Sóng”, “Chỉ có sóng và em”. Bài “Sóng” được nhiều bạn đọc nhớ đến, đây là một trong những bài thơ tình hay nhất của chị. “Sóng” là nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu, nữ tính, chân thành. Đặc biệt qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức)
Xuân Quỳnh được biết đến như là cây bút nữ hàng đầu của thi ca tình yêu thời chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến. Thơ của chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” được viết năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Đây được xem là một trong những sáng tác thành công nhất của Xuân Quỳnh về đề tài tình yêu.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Có thể nói “Sóng” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của Xuân Quỳnh và của chúng ta. “Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay. Con sóng của Xuân Quỳnh vừa dịu dàng neo đậu vào bờ bến thuỷ chung vừa mới mẻ, hiện đại và táo bạo vô cùng. Đó là cái gốc của truyền thống dân tộc bền chắc khiến con sóng của Xuân Quỳnh gần gũi với sóng của ca dao: “Chừng nào con sóng bỏ ghềnh/ Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em”. Đến đây có thể khẳng định ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là hoàn toàn chính xác: Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”.
Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích về tình yêu. Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của tình yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ sợi thương. Từ đó soi chiếu vào tình yêu của mình chúng ta biết trân trọng những gì có trong cuộc sống hôm nay.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu cho đề tài về tình yêu được biểu hiện qua bài thơ Sóng. Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp các em củng cố kiến thức một vài vấn đề trọng tâm về bài thơ Sóng. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sóng để củng cố toàn bộ kiến thức đã học về bài thơ và chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)