A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Ma Văn Kháng:
- Sinh năm 1936 tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
- Tên khai sinh của ông là Lê Trọng Đoàn.
- Ông là một nhà văn nhiệt huyết đầy sức trẻ không những thế ông còn là nhà văn đi tiên phong trong quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam năm 1975.
- Giới thiệu tác phẩm:
- Mùa lá rụng trong vườn được trích ra từ chương II của tiểu thuyết cùng tên.
- Tác phẩm thể hiện nỗi niềm thương tiếc cho những giá trị cũ của dân tộc đang bị mai một và nhạt nhòa trước những đổi thay của cuộc sống đổi mới.
2. Thân bài
- Nhân vật chị Hoài
- Chị Hoài là một người phụ nữ qua hai đời chồng, có số phận riêng của chị. Hiện tại chị vẫn có một gia đình riêng nên chị ít còn liên quan đến gia đình nhà chồng đầu tiên đã hi sinh. Tuy nhiên chị vẫn quan tâm đến những biến động của gia đình nhà chồng trước. ⇒ Điều đó cho thấy chị là một người sống có tình nghĩa.
- Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: người thon gọn, khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi.
- Mọi người trong gia đình nhà rất quý chị Hoài vì chị là một người phụ nữ nhân hậu, biết cách ứng xử trong quan hệ với người khác. Chị đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong một buổi chiều cuối năm, chị nhận được thư của bố chồng cũ, chị biết được chuyện của cô Phượng và vì chị sợ ông Bằng buồn nên vội vã đi ngay. Không những thế chị còn chuẩn bị quà cho tất cả những người trong gia đình. Đó là những món quà quê giản dị nhưng đậm tình người.
- Chị quan tâm tất cả những người trong gia đình bằng một tình cảm chân tình nồng hậu sau bao nhiêu năm xa cách.
- Chị kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ tiên chiều 30 Tết.
- Chị trở lại gia đình nhà chồng khi gia đình ấy đang có những biến đổi rạn vỡ các mối quan hệ.
⇒ Tóm lại qua đây chúng ta thấy chị Hoài không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Nhân vật Hoài được nhà văn xây dựng giống như mẫu người phụ nữ vẫn giữ nguyên được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chính chị đã đánh thức tình cảm gia đình thiêng liêng về gia tộc khiến cho bữa cơm tất niên trở nên ấm cúng hơn sang trọng và hân hoan hơn so với thời buổi xã hội khó khăn.
- Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên
- Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài
- Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên thì xôn xao trong lòng, khi nhìn thấy chị thì ông đứng sững người lại, mặt thoáng chút ngơ ngẩn rồi mắt ông chớp liên hồi môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác như sắp khóc.
- Giọng của ông khê đặc khàn rè “Hoài đấy ư con”.⇒ Bằng hàng loạt chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật nhà văn đã cho thấy được tâm trạng từ ngạc nhiên đến vui mừng, xúc động của người cha già kính yêu trong gia đình.
- Về phía chị Hoài người phụ nữ ấy cũng không kiềm chế được cảm xúc của mình mà lao về phía bố chồng quên cả đi dép. Đôi chân to bản của người nông thôn còn kịp dừng lại trước mặt ông Bằng cách ông hai hàng gạch hoa. Và chị cất lên tiếng gọi nghẹn ngào “Ông”. ⇒ Cảnh tượng hiện ra trước mắt chúng ta là một cảnh tượng của tình cảm gia đình giữa bố chồng và cô con dâu trưởng. Đó là một cảnh xúc động và tràn ngập tình yêu thương. Tuy nhiên trong lòng cả hai người đều mang một nỗi tiếc thương về những rạn nứt trong quan hệ gia đình. Vui đấy nhưng cũng buồn đấy. Tuy vậy chị Hoài trở về thăm nhà ông Bằng như tìm thấy được một người đáng tin cậy và thương yêu, mọi đau buồn được giải tỏa.
- Khung cảnh Tết và ý nghĩa cúng tổ tiên trong ngày Tết
- Khung cảnh Tết được miêu tả thông qua bàn thờ gia tiên: khói hương và mâm cỗ thịnh soạn.
- Tất cả mọi người trong gia đình tế tựu quây quần chuẩn bị chu đáo cho thời khắc cúng tất niên vào chiều 30 tết.
- Ông Bằng soát lại hàng khuy áo chỉnh lại cà vạt ho khan một tiếng, dịch chân lại trước bàn thờ. Ông Bằng có cảm thấy thiêng liêng nhập tâm vào những lời tri ân tổ tiên của mình. Có thế nói đây chính là một nét văn hóa của người Việt Nam ta.⇒ Hành động ấy thể hiện sự gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống
- Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài
3. Kết bài
- Như vậy chỉ qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mà nhà văn Ma Văn Kháng đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề nhức nhối của xã hội bấy giờ. Trước thời cuộc đổi mới của đất nước kinh tế khó khăn và những mối quan hệ gia đình rạn vỡ vì những văn hóa mới du nhập. Các giá trị truyền thống như bị xói mòn. Trước tình hình đó nhà văn muốn những con người chúng ta hãy biết giữ gìn những truyền thống văn hóa dân tộc quý báu.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích truyện Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng
Gợi ý làm bài:
Ma Văn Kháng đã từng nói: “Không ai chọn thời đại, hoàn cảnh để sinh ra và sống với nó cả”. Ông từng được mệnh danh là người khuấy động văn đàn hiện đại Việt Nam, đại biểu tinh anh của văn học Việt với nhiều tác phẩm đặc sắc vẫn đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp văn chương cho nước nhà dù tuổi đã cao. Mùa lá rụng trong vườn là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc của ông, xuất bản năm 1985. Truyện lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình – tế bào của xã hội.
Thật vậy, đọan trích là chương II của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn kể về chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hoài – vợ anh Tường liệt sĩ con trưởng của cụ Bằng nay đi bước nữa. Tuy chị đã có gia đình riêng nhưng chị vẫn không quên về quê. Đón nhận tình yêu thương của gia đình ông Bằng, sự hỏi han của người em trai, em dâu gia đình chồng cũ không khỏi khiến chị nghẹn ngào. Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và chị diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên cũng bày xong. Mâm cỗ ngày Tết thật là sang. Qua câu chuyện trên, Ma Văn Kháng bày tỏ lòng trân trọng trước sự ăn ở đầy tình nghĩa thủy chung và những truyền thống tốt đẹp của người dân Hà thành.
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Ma Văn Kháng cũng lia ngòi bút của mình một cách điệu nghệ để khắc họa nhân vật ông Bằng với ngọai hình cao gầy hơn mọi ngày nhưng trang trọng và chỉnh tề hơn, gương mặt ánh lên cảm xúc của con người trước ngưỡng của năm mới. Khi nghe tin Hoài lên, “ông sững khi nhìn thấy Hoài, mặt thóang một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng có cảm giác ông sắp khóc òa”, giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: “Hoài đấy ư, con?”. Nỗi vui mừng khôn tả của ông khi gặp lại đứa con dâu trưởng mà ông rất mực yêu thương đã được miêu tả một cách chân thực.
Khi mâm cỗ thịnh sọan được đưa lên, mọi người quây quần bên nhau, ông Bằng đứng trước bàn thờ tổ tiên như quên hết mọi thứ xung quanh, trôi ngược về quá khứ để tri ân cha mẹ, tổ tiên, ông tâm tình với vợ và con trai cả đã hi sinh của mình: “Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân cùng tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết thành một mạch bền chặt thủy chung. Bởi vậy, ông lại trở về với những ngày đang sống, với những người đang sống, mắt ông bỗng cay xè”. Có thể thấy, ông Bằng là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại của gia đình trong giây phút thiêng liêng ấy. Ông là kiểu nhân vật trong đạo đức gia đình.
Tóm lại, qua đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã khéo léo xây dựng kết cấu truyện hợp lý để giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp truyền thống gia đình của người Việt Nam để không đánh mất mình trước tác động của nền kinh tế thị trường, giúp mỗi người càng yêu thêm những nét đẹp trong tâm hồn người Hà thành. Truyện như một thước phim ngắn về một gia đình có truyền thống trọng đạo ân tình, tình nghĩa thủy chung son sắt.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
—-LOP12.COM—–