A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật A Phủ trong truyện ngắn
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt
- Những nội dung chính
- Sơ lược về nhân vật: Nửa đầu của truyện Vợ chồng A Phủ kể về quãng đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ở phần này, A Phủ là nhân vật phụ, nhưng có tác dụng làm nổi bật hình tượng nhân vật chính là Mị và khắc họa rõ hơn chủ đề tác phẩm. A Phủ là nhân vật được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.
- Hoàn cảnh của A Phủ:
- A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
- Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, lao động giỏi, lại “săn bò tót rất thạo”. Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”
- Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác.
- Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
- Tính cách
- A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình.
- Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắn trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua “làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ“, cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai àng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn “suốt chiều, suốt đêm”. Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.
- Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.
c. Kết bài
- Những nhận xét, đánh giá về nhân vật A Phủ
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận. Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹp của người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận.
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mở đầu khi giới thiệu nhân nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý và cuốn hút độc giả: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi“. Và từ một hình ảnh đó, để rồi khi liên kết xâu chuỗi với nhau, tác giả làm nổi bật được hình tượng nhân vật trong tác phẩm, mà chính hình ảnh này cũng khiến cho Nhân vật A phủ và Mị có duyên gặp nhau.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
A Phủ chấp nhận cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây nên tội thì cũng phải chịu phạt Nhưng khi có một vụ việc xảy ra đó là khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý, quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc và lấy một cuộn dây mây để người ta trói mình. Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng anh đúng là đã bị coi thường, anh phải thế mạng cho một con bò đã bị hổ ăn thịt . Và giọt nước mắt trên hõm má đã xám đen lại của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng.
Tuy vậy chúng ta thấy được ở A Phủ có một sức phản kháng rất mạnh mẽ,nó được nuôi dưỡng từ khi còn bé co cực. Anh chịu đánh trong lúc xử kiện vì anh gây ra tội nhưng khi anh đánh mất bò thì anh sẵn sàng muốn lấy công chuộc tôi và anh tin rằng mình sẽ bắt được con hổ. Bị trói từ chân đến vai nhưng đêm đến anh đã cúi xuống nhay đứt hai vòng dây mây, anh tìm cách để tự giải thoát mình. Cùng lúc đó khi được Mị cứu, lúc ấy anh đã kiệt sức, vì mấy ngày bị trói, bị đói khát, đau đớn. Nhưng vì cái chết sẽ có thể đến ngay, anh đã quật sức vùng dậy chạy để thoát khỏi xiềng xích nhà thống lí, thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Khi mà Mị chạy theo muốn đi cùng A Phủ thì A Phủ để cho Mị đi theo,anh không những cứu được mình mà còn cứu được cả Mị.
Mong rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em ôn tập và củng cố kiến thức về nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài một cách hiệu quả và thoải mái. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay hỗ trợ các em học tốt hơn chương trình Ngữ văn 12.
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)