A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất.
- Giới thiệu khái quát về hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn.
2. Thân bài
- Người bà hiện lên là một người hết mực yêu thương cháu và một tấm lòng thiện lương
- Bà cháu luôn đi cùng nhau: đi lễ, đi chùa, đi chợ,…
- Những trò chơi của người cháu luôn gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của người bà, của nơi đền chùa: hương trầm, huệ trắng,…
- Người bà hiện lên với sự tần tảo, đức hi sinh lớn lao:
- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, người bà đã làm rất nhiều công việc cơ cực khác nhau: sáng mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao.
- Trong mắt người cháu, sự hiền hậu, nhân hâu, vất vả, hi sinh của người bà giống chẳng khác nào tiên phật, thánh thần.
- Hình tượng người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng:
- Dù bom đạn có phá tan nhà cửa, chùa chiền, bà vẫn không hê lùi bước trước những mất mát ấy.
- Bà kiên cường kiếm sống bằng những nghề khác nhau.
3. Kết bài
- Hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn là đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng.
- Người bà không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống yên bình cho người cháu.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình tượng người bà trong tác phẩm Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy
Gợi ý làm bài
Tình cảm gia đình luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, vì chỉ có gia đình mới là chỗ dựa dù cho ta có gặp khó khăn hay sung sướng mà thôi. Có biết bao nhiêu thứ tình cảm đi qua đời một con người như tình bạn, tình yêu, tình bằng hữu… nhưng duy nhất chỉ có tình cảm gia đình là bền vững nhất. Trong tình cảm lớn ấy chúng ta không chỉ biết đến công cha nghĩa mẹ mà còn biết đến sự yêu thương chăm sóc của bà. Người bà đã biết bao nhiêu lần trở thành đề tài văn học tiêu biểu trong những bài thơ, bài văn nói về bà ấy không thể không nhắc đến hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy. Qua tác phẩm này, ta thấy những vẻ đẹp của người bà hiện lên một cách rõ ràng và tiêu biểu cho hình tượng những người bà trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trước hết, người bà hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu thương cháu hết mực. Nhờ bà tham dự những lễ đền lễ chúa mà tác giả Nguyễn Duy ngay từ bé cũng đã quen với những nơi như chùa Trần, Phật Tổ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.
và chính vì thế mà trong mắt nhà thơ bà hiện lên không khác gì với những thánh thần kia cả. Bà đẹp cái vẻ đẹp hiền hậu, nhân hậu, lương thiện và giàu đức hi sinh giống như những ông Phật Tổ kia ban phước cho đời thì bà chính là ngươi ban phước mang niềm hạnh phúc đến cho cuộc đời của cháu.
Hình tượng người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
dù cho biết bao nhiêu bom đạn rơi xuống, nhà của bà mất, đời sống tâm linh của bà cũng bay tuốt nhưng bà vẫn không lùi bước. Bà vẫn kiên cường chống lại thứ vũ khí hủy diệt kia bằng cách sống theo một nghề khác. Cuộc sống nghèo khổ và đau thương không làm cho bà mệt mỏi và ngã quỵ mà còn khiến cho bà kiên cường hơn. Bà đi bán trứng để tiếp tục cuộc sống của mình. Mãi đến khi mất đi rồi bà vẫn còn ở tâm trí người cháu Nguyễn Duy cậu bé hồn nhiên hồi nào.
Có thể nói hình tượng người bà trong bài thơ này đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ anh hùng Việt Nam. Những người mẹ tuy đã già nhưng vẫn rất kiên cường chống lại bom đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Bà không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống cho cháu, để những người cháu ấy lớn lên và cầm vững tay súng để bảo vệ chủ quyền cho đất nước cũng như để giữ yên nấm cỏ khô kia khỏi bom đạn chiến tranh.
Trên đây là bài văn mẫu về Phân tích hình tượng người bà trong tác phẩm Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
—–LOP12.COM—–