Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, mời các em xem them video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, để làm tốt các em cần chú ý những nội dung chính trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản ở video bài giảng của cô như: Gía trị lịch sử và giá trị văn chương được thể hiện ở cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và lời tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh; từ đó khẳng định tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực kết hợp với sự sáng tạo mới mẻ của Hồ Chí Minh. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn phân tích giá trị to lớn về mặt lịch sử và văn chương của tác phẩm được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm (khái quát)
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: giá trị của tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập: giá trị lịch sử và giá trị văn chương
b. Thân bài
- Khái quát về Tuyên ngôn Độc lập: Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại: cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Về giá trị Lịch sử: (Giá trị pháp lí, giá trị nhân bản về quyền của con người)
- Bản tuyên ngôn đã khái quát đầy đủ, toàn diện những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp, vạch rõ bộ mặt tàn ác, xảo quyệt của Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của hơn 80 năm trước ngày độc lập
- Khẳng định một sự thật lịch sử: gần 1 thế kỉ, nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh giành độc lập
- Tuyên ngôn Độc lập chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ phong kiến, thực dân, Phát xít, lập nên chế độ cộng hoà
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
- Bán Tuyên ngôn Độc lập còn là sự khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.
- Về giá trị văn chương
- Là một áng văn chính luận mẫu mực
- Sức thuyết phục mạnh mẽ được toát ra từ lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép tác động mạnh đến lí trí người đọc người nghe.
- Để xác định cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của mình Bác đã mở đầu bằng cách trích dẫn 2 câu nói nổi tiếng trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới
- Như vậy, Bác không chỉ đặt cơ sở tư tưởng vững chắc cho bản Tuyên ngôn Độc lập mà còn khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của người Pháp người Mĩ, dùng gậy ông đập lưng ông nhằm rung lên hôi chuông cảnh báo ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng
- Sự sáng tạo mới mẻ trong ngòi bút chính luận Hồ Chí Minh không chỉ ở việc trích dẫn trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng mà Bác còn suy rộng phát triển vấn đề lên thành một tư tưởng mới :
- Những gì tuyên ngôn của người Pháp người Mĩ đưa ra đều đáp ứng cho nhu cầu thuộc về cá nhân, về cái tôi của mỗi người, không có bóng dáng của lập trường dân tộc
- Tài lập luận của Bác là ở chỗ Bác cho rằng mọi người là tất cả con người, tất cả con người làm thành dân tộc. Do đó mọi người có thể thay thế bằng dân tộc : “Từ lời nói bất hủ ấy suy rộng ra có nghĩa là : Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Bố cục rõ ràng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ chính luận điêu luyện, sắc sảo, vừa chính xác vừa gợi cảm
- Các câu văn uyển chuyển, linh hoạt, những cấu trúc trùng điệp tăng tính thuyết phục
- Sử dụng nhiều từ quan hệ, cụm từ liên kết như: thế mà, bởi thế cho nên, vì những lẽ trên…
- Sử dụng nhiều hình ảnh ấn tượng như: thẳng tay chém giết, tắm trong những bể máu, bóc lột đến tận xương tủy, ngóc đầu lên….
- Giọng điệu thay đổi linh hoạt, lúc nào cũng nồng nhiệt, đầy tâm huyết; khách quan nhưng rất thâm thúy…
- Là một áng văn chính luận mẫu mực
- Nhận xét giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Có giá trị to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật cũng như về khía cạnh lịch sử và văn chương.
- Là một áng văn mẫu mực, là niềm tự hào của dân tộc và là một bản anh hùng ca của dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã khơi dậy môt hành trình lịch sử của dân tộc, mở ra một kỉ nguyên, thời đại tốt đẹp cho dân tộc. Đồng thời đó cũng là tiếng nói khẳng định vai trò tầm vóc của dân tộc….
c. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập (là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, có giá trị sâu sắc về mặt lịch sử và văn chương….)
- Nêu cảm nghĩ, đánh giá của cá nhân (chú ý tính khách quan)
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích giá trị tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Gợi ý làm bài
Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa Lịch sử vô cùng to lớn, vừa có giá trị văn chương cao.
Về mặt lịch sử, bản Tuyên ngôn độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác còn dùng phép tăng cấp: “…tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Với phép tăng cấp này, Bác đã thể hiện cao độ tinh thần độc lập tự chủ của cả dân tộc. Qua những điều trình bày trên, ta thấy rõ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có một giá trị văn chương lớn.
Tóm lại, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn vừa có giá trị văn chương cao. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, công sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Trên đây là bài văn mẫu và sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trọng tâm cho bài văn phân tích về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Đồng thời, dàn bài chi tiết trên cũng là một gợi ý tốt cho các em nắm chắc vấn đề, hiểu về giá trị của tác phẩm. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tuyên ngôn Độc lập và soạn bài Tuyên ngôn độc lập để củng cố lại kiến thức đã học.
Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài văn mẫu chứng minh Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Những tài liệu này ngoài tác dụng giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng lập dàn ý và viết bài thành thục hơn. Hy vọng, với những tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi thật tốt và đạt kết quả thật cao trong kì thi THPT QG sắp tới.
— MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)