A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn
- Triển khai vấn đề cần nghị luận.
- Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- “Giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: Ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ cơ thể).
- “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện thoại, máy tính,..
b. Thực trạng
- Quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật. Mỗi bàn có 5 – 7 người. Có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng… không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ.
- Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn.
- Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội.
c. Nguyên nhân & hậu quả
- Nguyên nhân
- Quá lệ thuộc vào công nghệ.
- Chưa biết kiểm soát bản thân.
- Hậu quả
- Giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: Khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết
- Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau.
d. Giải pháp
- Cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”.
3. Kết đoạn
- Bài học & liên hệ bản thân
- Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
Đoạn văn mẫu
Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng (200 chữ) bàn về vấn đề: “Giao tiếp thời công nghệ”.
Gợi ý làm bài
Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ cơ thể). “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện thoại, máy tính,.. Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: Mỗi bàn có 5 – 7 người, có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá lệ thuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Dẫn tới hậu quả là giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: Khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết cũng như là một đoạn văn mẫu bàn về vấn đề giao tiếp thời công nghệ. Tài liệu này giúp các em làm quen với cấu trúc, cách ra đề thi phần nghị luận xã hội năm nay cũng như là ôn lại kiến thức và kĩ năng làm một bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Chúc các em ôn thi thật tốt và có kết quả thật cao trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Ngoài ra, các em có thể củng cố lại kiến thức trọng tâm của dạng đề này qua bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống
— MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)