Trước khi bước sang bài văn mẫu nghị luận về sức lay động của bản Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý những nội dung cơ bản vềmục đích và giá trị nội dung, nghệ thuật của bản Tuyên ngôn được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ trong phần tìm hiểu chung và phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản ở bài giảng. Bài giảng nhằm giúp các em củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, dân tộc ta thừa cơ vùng lên giành lại chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện có giá trị lịch sử mà còn là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; một áng văn tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Người và của cả dân tộc. Nó có sức mạnh thuyết phục to lớn, làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
b. Thân bài
- Tuyên ngôn Độc lập truớc hết là một văn kiện chính trị, lịch sử:
- Tuyên ngôn Độc lập đối với dân tộc Việt Nam là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy.
- Tuyên ngôn Độc lập được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ:… chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố…; Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng… Do đó, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện của cả quốc gia.
- Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại:
- Tuyên ngôn Độc lập tuy là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng.
- Tuyên ngôn Độc lập có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục:
- Nêu ra cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.
- Tiếp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam:
- Tộc ác của thực dân pháp về kinh tế, chính trị, quân sự,…
- Về công khai hóa, bảo hộ của Pháp
- Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình.
- Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố Độc lập:
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết mọi đặc quyền đặc lợi của Pháp trên đất nước ta.
- Các nước Đồng minh không thể không công nhận chủ quyền độc lập của dân Việt Nam.
- Khẳng định quyền Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do.
- Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng tình cảm nồng nhiệt, tâm huyết của nguời viết.
- Lời văn Tuyên ngôn Độc lập có lúc vang lên chắc chắn, vững chãi khi tác giả trích dẫn những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp.
- Đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp.
- Sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền.
- Quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.
- Tuyên ngôn Độc lập được viết bởi bàn tay điêu luyện của một bậc thầy về ngôn ngữ.
- Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tuyêng ngôn Độc lập; có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề.
- Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp.
- Trùng điệp về từ, ngữ: Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân tộc… Một dân tộc…
- Trùng điệp về câu: Chúng thu hành… dã man; Chúng lập ba chế độ… đoàn kết; Chúng lập ra nhà tù…; Chúng ràng buộc…
- Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tămg tiến ở nhiều cấp độ.
- Câu văn giàu hình ảnh: thẳn tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc lột đến xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng…
c. Kết bài
- “Tuyên ngôn độc lập” là một kiệt tác bằng cả tài hoa, tâm huyết của Hồ Chí Minh, Người đã thể hiện khí phách của cả dân tộc trước trường quốc tế. Tác phẩm được đánh giá là văn bản chính luận mẫu mực bởi kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kì lạ, có sức lay động hàng triệu trái tim người Việt Nam và cả thế giới. “Tuyên ngôn độc lập” rất xứng đáng là áng văn muôn đời.
- “Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng còn non trẻ hải đương đầu với bao khó khăn chồng chất.
Bài văn mẫu
Đề bài: Lý giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập tư khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam.
Gợi ý làm bài:
Trong văn học Việt Nam, ít có tác phẩm nào hàm chứa nhiều giá trị như Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều giá trị đó, người ta nhắc nhiều đến giá trị sử học và văn học. Nhìn từ những góc độ khác nhau, hai giá trị này hoà quyện, xuyên thấm. Trên cơ sở thực tiễn và lập luận chặt chẽ đã tạo nên sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho văn bản.
Khi HCM đọc bản tuyên ngôn thì ở phía Nam, thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh đang tiến quân vào Đông Dương; còn ở phía Bắc 20 vạn quân Tưởng tay sai của đế quốc Mĩ đã chực sẵn ở biên giới. Vậy đối tượng của bản tuyên ngôn không chỉ là đồng bào cả nước, là nhân dân thế giới nói chung; mà trước hết là bọn thực dân, đế quốc đang âm mưu tái chiếm nước ta.
Bản tuyên ngôn đã giải quyết vấn đề bức thiết ấy với những lập luận chặt chẽ và đanh thép ngay từ phần mở đầu. HCM mở đầu bản tuyên ngôn bằng cách trích dẫn lời hai bản tuyên ngôn bất hủ của Mĩ và Pháp: “Tất cả mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ); “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp). Bởi lẽ bấy giờ, tư tưởng tiến bộ của những nước lớn, nước tư bản đang có ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Việc trích dẫn tuyên ngôn của hai nước lớn Pháp và Mĩ sẽ dễ tạo được thông suốt, sự công nhận tức thời, được nhiều nước thừa nhận. Nếu thế giới đã công nhận quyền độc lập, tự do, dân chủ , bình đẳng của Mĩ, của Pháp thì sẽ phải công nhận quyền độc lập tự do của Việt Nam. Bản tuyên ngôn của Việt Nam đã có một cơ sở pháp lí chính nghĩa rất vững vàng.
Cách trích dẫn ấy còn là chiến thuật sắc bén của HCM_ khéo léo và kiên quyết. Khéo léo, vì HCM tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp , người Mĩ. Kiên quyết vì HCM đã nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng làm vấy bẩn lên ngọn cờ nhân đạo và chính nghĩa của ngững cuộc cách mạng vĩ đại. Ngoài ra mở đầu như thế còn có ý nghĩa gợi lên niềm tự hào dân tộc to lớn. Bản tuyên ngôn nước ta đặt ngang hàng với hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn: Pháp và Mĩ, tức là đặt ngang hàng ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập, ba quốc gia. Thật đáng tự hào , vì cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết nhiệm vụ của cả cách mạng Mĩ(1776) và cách mạng Pháp(1791). Bản tuyên ngôn đã nêu rõ : “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập “, đó là nhiệm vụ của cách mạng Mĩ: đấu tranh giải phóng dân tộc; và “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế đọ Dân chủ Cộng hòa”, đó là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng nhân quyền, dân quyền của Pháp.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Từ những lí lẽ trên, HCM trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Quyền tự do, độc lập ấy phù hợp với “lẽ phải không ai chối cãi được”, là kết quả đấu tranh xương máu, bền bỉ của biết bao con người suốt gần 100 năm. HCM đã khẳng định: “sự thật đã thành nước tự do, độc lập”. Nghĩa là, nền độc lập không phải cái ta cần phải có, mà nó đã là sự thật, ta đã có, đã giành được. Từ nay nước Việt Nam độc lập tự do đã được cả thế giới công nhận. Song do chính quyền cách mạng còn rất non trẻ đã phải đương đầu với bao khó khăn chồng chất, vì thế HCM không thể nói như Nguyễn trãi xưa:
“Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới”.
Bởi, kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập của dân tộc ta khi ấy là bọn thực dân Pháp còn đang âm mưuntái chiếm nước ta. Đẩy lùi nguy cơ ấy sẽ phải là cuộc chiến đấu vũ trang lâu dài của toàn dân. Theo tư tưởng HCM cho rằng : “Độc lập tự do là quyền thiêng liêng nhất, là tài sản quý giá nhất mà mỗi dân tộc cần giành và giữ lấy”. Trong phần tuyên ngôn chính thức này, một lần nữa HCM lại sử dụng cách lập luận hết sức chặt chẽ, sắc sảo của thể loại văn chính luận.
Bản tuyên ngôn chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nó nêu cao tinh thần, khát vọng tự do, hạnh phúc cảu dân tộc Việt Nam, đánh dấu trang sử vẻ vang nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuyên ngôn độc lập còn là áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt Nam.
Trên đây là hệ thống kiến thức ngắn gọn, chi tiết và bài văn mẫu cho đề bài: Lý giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập tư khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam. Đồng thời, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tuyên ngôn độc lập và soạn bài Tuyên ngôn độc lập để củng cố kiến thức trọng tâm đã học. Ngoài ra, để có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm mời các em xem thêm bài văn mẫu chứng minh Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá. Mong rằng những tài liệu trên sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia sắp tới!
— MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)