TINH BỘT
1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội.
– Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột.
2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
– Tinh bột thuộc loại polisaccarit, Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích $\alpha $-glucozơ liên kết với nhau và có CTPT : (C6H10O5)n .
– Các mắt xích $\alpha$-glucozơ liên kết với nhau tạo hai dạng: không phân nhánh (amilozơ, liên kết $\alpha$-1,4 – glicozit) & phân nhánh (amilopectin, liên kết $\alpha$-1,4 – glicozit và liên kết $\alpha$-1,6 – glicozit).
– Tinh bột (trong các hạt ngũ cốc, các loại củ…); Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
– Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow{{}}$ (C6H10O5)n + 6nO2
3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Phản ứng thủy phân: (C6H10O5)n + nH2O $\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}$ n C6H12O6 (Glu)
b) Phản ứng màu với iot: Tạo thành hợp chất có màu xanh tím$\Rightarrow $dùng để nhận biết iot hoặc tinh bột.
Kết luận: Phản ứng này được dùng đề nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại.
XENLULOZƠ
1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước Svayde (dd thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac).
-Bông nõn có gần 98% xenlulozo.
2. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
– CTPT : (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n
– Cấu trúc phân tử: có cấu tạo mạch không phân nhánh
– Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau
3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O $\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (Glu)
b) Phản ứng với axit nitric:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) $\xrightarrow{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{S}{{\text{O}}_{\text{4}}}\text{đ,}{{\text{t}}^{\text{0}}}}$ [C6H7O2(ONO2)3]n +3nH2O
– Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan đượctrong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2(nước Svayde).
4. ỨNG DỤNG
– Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nỗ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói.