SACCAROZƠ (C12H22O11)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
– Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC.
– Còn được gọi là đường kính.
II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
– Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. C6H11O5-O-C6H11O5
– Không có nhóm chức CHO nên không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân.
1. Phản ứng với Cu(OH)2
2C12H22O11 + Cu(OH)2 $\xrightarrow{{}}$ (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Màu xanh lam
Không khử Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao.
2. Phản ứng thủy phân
C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{{{H}^{+}},{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6
saccarozơ glucozơ fructozơ
IV. ỨNG DỤNG
– Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,…Trong công nghiệp dược phẩm để pha chế thuốc.
* Phần đọc thêm
MANTOZƠ (đồng phân của Saccarozơ)
– Ở trạng thái tinh thể, gồm 2 gốc glucozơ liên kết với nhau: a – C1 – O – C4 – gọi là liên kết a -1,4 – glicozit.
– Trong dung dịch, gốc a – glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo ra nhóm –CH=O
Do cấu trúc như trên, mantozơ có 3 tính chất chính:
– Tính chất của poliol giống saccarozơ: Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam.
– Tính khử tương tự glucozơ: Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng. Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử.
– Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ.