• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / LÝ THUYẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐGNL HÀ NỘI / Lý thuyết mạch dao động lc khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN

Lý thuyết mạch dao động lc khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN

29/03/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

I. Mạch dao động LC

– Khái niệm: Mạch dao động LC bao gồm một tụ điện có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L tạo thành mạch kín, gọi là mạch dao động hay khung dao động.

+ Điện tích trên tụ điện dao động điều hòa với tần số góc ω có biểu thức: \(q{\rm{ }} = {\rm{ }}{Q_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\)

+ Dòng điện tức thời qua cuộn cảm có biểu thức:

\(i = q’ =  – \omega {Q_0}sin(\omega t + \varphi ) = {I_0}cos(\omega t + \varphi  + \dfrac{\pi }{2})\)

+ Điện áp giữa hai đầu tụ điện có biểu thức:

\(u = \dfrac{q}{C} = \dfrac{{{Q_0}}}{C}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi {\rm{) = }}{{\rm{U}}_0}{\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}\varphi {\rm{)}}\)

– Các đại lượng đặc trưng riêng cho mạch dao động LC:

\(\omega  = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }},{\rm{ }}f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }},{\rm{ }}T = 2\pi \sqrt {LC} \)

– Mối liên hệ giữa các giá trị cực đại:

\({I_0} = \omega {Q_0} = \dfrac{{{Q_0}}}{{\sqrt {LC} }}\) , \({U_0} = \dfrac{{{Q_0}}}{C} = \dfrac{{{I_0}}}{{\omega C}} = \omega L{I_0} = {I_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}} \)

– Biến thiên của điện và từ trường trong mạch LC được gọi là dao động điện từ. Nếu không có tác động về điện hoặc từ với bên ngoài thì được gọi là dao động điện từ tự do.

II. Năng lượng của mạch dao động LC

– Năng lượng điện trường tập trung ở trong tụ điện: \({W_d} = \dfrac{1}{2}C{u^2} = \dfrac{1}{2}qu = \dfrac{{{q^2}}}{{2C}} = \dfrac{{Q_0^2}}{{2C}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}(\omega t + \varphi )\)

– Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm:

\({W_t} = \dfrac{1}{2}L{i^2} = \dfrac{{Q_0^2}}{{2C}}{\sin ^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)\)
– Trong quá trình dao động của mạch, năng lượng từ và năng lượng điện trường luôn chuyển hóa cho nhau, nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.
– Năng lượng điện từ:

\(W = {W_d} + {W_t} = \dfrac{1}{2}C{u^2} + \dfrac{1}{2}L{i^2} = \dfrac{1}{2}CU_0^2 = \dfrac{{Q_0^2}}{{2C}} = \dfrac{1}{2}LI_0^2\)

– Vị trí năng lượng điện trường gấp $n$ lần năng từ điện trường:
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_d} = n{W_t}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{W_t} = \dfrac{1}{{n + 1}}W\\{W_d} = \dfrac{n}{{n + 1}}W\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}i = \pm \dfrac{{{I_0}}}{{\sqrt {n + 1} }}\\u = \pm {U_0}\sqrt {\dfrac{n}{{n + 1}}} \\q = \pm {Q_0}\sqrt {\dfrac{n}{{n + 1}}} \end{array} \right.\)

– Mạch có cuộn dây không thuần cảm (r≠0):
Công suất tỏa nhiệt trên r hay công suất cần phải cung câp thêm cho mạch để duy trì dao động:
\(P = {I^2}r = \dfrac{{I_0^2}}{2}r\)

– Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kì T thì Wđ và Wt biến thiên với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kì T/2.

– Khi tụ phóng điện thì q và u giảm và ngược lại khi tụ tích điện thì q và u tăng.

III. Bài toán ghép tụ điện – cuộn cảm nối tiếp và song song

– Bài toán ghép tụ điện nối tiếp và song song:

Mạch gồm: L và C1 có tần số f1; L và C2 có tần số f2.

Mạch gồm C1 và C2 ghép nối tiếp Mạch gồm C1 và C2 ghép song song
\(\dfrac{1}{C} = \dfrac{1}{{{C_1}}} + \dfrac{1}{{{C_2}}}\) \(C = {C_1} + {C_2}\)
\(\dfrac{1}{{T_{nt}^2}} = \dfrac{1}{{T_1^2}} + \dfrac{1}{{T_2^2}};f_{nt}^2 = f_1^2 + f_2^2\) \(T_{//}^2 = T_1^2 + T_2^2;\dfrac{1}{{f_{//}^2}} = \dfrac{1}{{f_1^2}} + \dfrac{1}{{f_2^2}}\)

– Bài toán ghép cuộn cảm nối tiếp và song song:

Mạch gồm: L1 và C có tần số f1; L2 và C có tần số f2.- Bài toán ghép cuộn cảm nối tiếp và song song:

Mạch gồm L1 và L2 ghép nối tiếp Mạch gồm L1 và L2 ghép song song
\(L = {L_1} + {L_2}\) \(\dfrac{1}{L} = \dfrac{1}{{{L_1}}} + \dfrac{1}{{{L_2}}}\)
\(T_{nt}^2 = T_1^2 + T_2^2;\dfrac{1}{{f_{nt}^2}} = \dfrac{1}{{f_1^2}} + \dfrac{1}{{f_2^2}}\) \(\dfrac{1}{{T_{//}^2}} = \dfrac{1}{{T_1^2}} + \dfrac{1}{{T_2^2}};f_{//}^2 = f_1^2 + f_2^2\)

Thuộc chủ đề:LÝ THUYẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐGNL HÀ NỘI Tag với:VAT LY - DGNL HN

Bài liên quan:

  1. Lý thuyết phóng xạ khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  2. Lý thuyết hiện tượng quang điện trong khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  3. Lý thuyết cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  4. Lý thuyết hiện tượng quang điện khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  5. Lý thuyết các loại quang phổ khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  6. Lý thuyết giao thoa ánh sáng
  7. Lý thuyết giao thoa ánh sáng đơn sắc khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  8. Lý thuyết thấu kính khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL
  9. Lý thuyết hiện tượng phản xạ toàn phần khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  10. Lý thuyết định luật khúc xạ ánh sáng khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản