I. Khái niệm hoocmon
– Hoocmôn thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
– Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Dựa vào tác động sinh lí của hooc môn đối với quá trình sinh trưởng của thực vật người ta chia hooc môn thực vật làm hai nhóm
– Nhóm kích thích sinh trưởng: Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
– Nhóm ức chế sinh trưởng: Êtilen, Axit abxixic
II. Hoocmon kích thích
Hình 1. Tác động của Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
III. Hoocmon ức chế
Êtilen.
– Êtilen được sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín.
Hầu như mọi tế bào thực vật đều có khả năng tổng hợp AAB và AAB đã được phát hiện có mặt trong tất cả các mô sống, có nhiều ở tế bào khí khổng.
– Êtilen điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
– Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân hóa gới tính, ức chế kéo dài thân, kích thích sự giãn nở bên và sinh trưởng chiều ngang, tăng cường tốc độ hóa già, kích thích sự hình thành rễ và lông hút.
Axit abxixic (ABA/AAB)
– ABA được sinh ra ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.
– ABA kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ.
– Vai trò sinh lí của êtilen: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
IV. Tương quan hoocmon thực vật
– Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng: Ví dụ tương quan giữa AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, trong hạt nảy mầm GA cao cực đại và AAB thấp, trong hạt khô, GA thấp còn AAB cao.
– Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Nếu Auxin/Xitôkinin < 1→kích thích tạo chồi, nếu Auxin/Xitôkinin > 1 → kích thích ra rễ.
Hình 2. Tương quan giữa các hoocmôn kích thích trong tạo mô callus