• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Cộng đồng học tập lớp 12

Cộng đồng học tập lớp 12

Trắc nghiệm bài học, bài tập, kiểm tra và đề thi cho học sinh lớp 12.

Login
  • Trắc nghiệm 12
  • Khoá học
  • Đăng ký
Bạn đang ở:Trang chủ / LÝ THUYẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐGNL HÀ NỘI / Lý thuyết peptit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL

Lý thuyết peptit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL

03/04/2022 by Thầy Đồ Để lại bình luận

I. Khái niệm, phân loại peptide

1. Khái niệm về peptide

– Peptide là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino acid liên kết với nhau bằng các liên kết petide.

– Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino acid được gọi là liên kết peptide.

Ví dụ 1: Dipeptide tạo bởi 2 phân tử glycine :

Ví dụ 2: Dipeptide tạp bởi 2 phân tử glycine và alanine:

Bài tập áp dụng: Tìm số liên kết peptide có trong phân tử dưới đây:

 H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH

A. 1             B. 2

C. 3             D. 4

Lời giải:

Liên kết peptide là liên kết -CO-NH- được tạo bởi 2 phân tử α-amino acid.

H2N-CH2–CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH

Vậy chất trên có chứa 2 liên kết peptide

Đáp án: B

2. Phân loại peptide

Các peptide được phân thành hai loại:

+ Oligopeptide: có từ 2 đến 10 gốc α-amino acid.
+ Polipeptide: có từ 11 đến 50 gốc α-amino acid.

II. Cấu tạo và đồng phân của peptide

– Phân tử peptide hợp thành từ các gốc α-amino acid nối với nhau bởi liên kết peptide theo một trật tự nhất định: amino acid đầu N còn nhóm NH2, amino acid đầu C còn nhóm COOH. Thay đổi trật tự đó sẽ tạo ra các đồng phân.

Ví dụ: Gly-Ala và Ala-Gly là 2 đồng phân của nhau

– Nếu phân tử peptide chứa n gốc α-amino acid khác nhau thì số đồng phân loại peptide sẽ là n! 
– Nếu trong phân tử peptide có i cặp gốc α-amino acid giống nhau thì số đồng phân là $\frac{{n!}}{{{2^i}}}$

Bài tập áp dụng: Có bao nhiêu tripeptide (mạch hở) được tạo ra từ cả 3 amino acid: glycine, alanine và phenylalanine?

A. 3                  B. 9

C. 4                  D. 6

Lời giải: Nếu phân tử peptide chứa n gốc α-amino acid khác nhau thì số đồng phân tripeptide sẽ là n! 
=> số đồng phân tripeptide tạo bởi từ 3 amino acid trên là 3! = 6

Đáp án: D

III. Danh pháp của peptide

– Tên peptide = tên gốc acyl của các α-amino acid bắt đầu từ đầu N và kết thúc bằng tên của acid đầu C (được giữ nguyên).

– Để ngắn gọn, người ta thường biểu diễn cấu tạo của các peptide bằng cách ghép từ tên viết của các gốc α – aminoacid tạo nên chúng theo trật từ từ trái sang phải.

Ví dụ: tripeptide tạo thành từ theo thứ tự gồm glycine, alanine, lysine là: Gly-Ala-Lys.

Bài tập áp dụng: Tên gọi nào sau đây là của peptide:

Danh phap peptit

A. Gly-Ala-Gly              B. Ala-Gly-Gly

C. Ala-Ala-Gly-Gly        D. Ala-Val-Gly

Lời giải: Hợp chất có 2 liên kết -CO-NH- nên là tripeptide.

            Các gốc α – aminoacid lần lượt là: Glycine, Alanine, Glycine.

            Vậy tên của peptide là: Gly-Ala-Gly.

Đáp án: A

IV. Phản ứng màu biuret của peptide

Dung dịch peptide + Cu(OH)2/OH–→ phức chất màu tím đặc trưng 

Lưu ý: Dipeptide không có phản ứng này. Vì vậy, đây là phản ứng dùng để phân biệt các peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên với các dipeptide khác.

Bài tập áp dụng: Peptide nào sau đây không có phản ứng màu biuret?

A. Gly-Ala-Gly.                     B. Ala-Gly.

C. Ala-Ala-Gly-Gly.               D. Ala-Gly-Gly.

Lời giải: Dipeptide không có phản ứng màu với biuret.

Ala-Gly: tripeptide => Không có phản ứng màu biuret.

Gly-Ala-Gly, Ala-Gly-Gly: tripeptide => Có phản ứng màu biuret.

Ala-Ala-Gly-Gly: tetrapeptide => Có phản ứng màu biuret.

Đáp án: B

V. Phản ứng thủy phân peptide

– Xúc tác: acid, base hoặc enzim

– Sản phẩm: các α-amino acid

* Môi trường trung tính

$Peptid{e_{(n\,\alpha  – a\min oacid)}}\, + \,(n\, – \,1){H_2}O\xrightarrow{{{t^o},\,xt}}\,\,n\alpha  – a\min oacid$

Ví dụ: Gly-Gly-Gly + 2H2O → 3H2N-CH2-COOH

 

* Môi trường kiềm

​ Peptide (n mắt xích) + (n – 1 + b)NaOH → n muối của ∝-aminoacid + bH2O

 

* Môi trường axit

​Peptit(n α-aminoacid)  +    (n – 1)H2O   +   nHCl  →   nMuối​

Ví dụ:              Gly-Gly-Lys + 2H2O + 4HCl → 2ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-[CH2]4-CH(NH3Cl)-COOH

* Cách viết CTPT của peptide

Giả sử peptide tạo bởi các α-amino acid có CTTQ CnH2n+1O2N

– tạo dipeptide : 2CnH2n+1O2N  →  C2nH4nO3N2 + H2O

– tạo tripeptide : 3CnH2n+1O2N  →  C3nH6n-1O4N3 + 2H2O

Tổng quát: aCnH2n+1O2N  →  CanH2an-a+2Oa+1Na + (a – 1)H2O

* Cách tính nhanh phân tử khối của peptit

Giả sử một peptit mạch hở X chứa n gốc α-amino acid thì phân tử khối của X được tính nhanh là:

MX = Tổng PTK của n gốc α-amino acid – 18.(n – 1)

Ví dụ:  MGly-Gly-Gly-Gly = 4.75 – 3.18 = 246 (đvC)

Bài tập áp dụng: Phân tử khối của peptit có công thức Ala-Ala-Ala-Ala-Ala  là:

A. 370 đvC           B. 371 đvC

C. 372 đvC           D. 373 đvC

Lời giải: MAla-Ala-Ala-Ala-Ala = 5.89 – 4.18 = 373 (đvC)

Đáp án: D

Thuộc chủ đề:LÝ THUYẾT KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI - ĐGNL HÀ NỘI Tag với:HOA HOC HUU CO - DGNL HN

Bài liên quan:

  1. Lý thuyết vật liệu polime khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  2. Lý thuyết polime khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  3. Lý thuyết protein khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  4. Lý thuyết bài tập tính lưỡng tính của aminoaxit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL
  5. Lý thuyết aminoaxit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  6. Lý thuyết bài tập amin khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  7. Lý thuyết amin khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  8. Lý thuyết polisaccarit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  9. Lý thuyết đisaccarit khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN
  10. Lý thuyết monocacbohiđrat khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Lợi
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Trung Kiên
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 lớp 12 môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Trần Phú
  • [LOP12.COM] Đề thi giữa HK2 môn Tiếng Anh 12 năm 2022-2023 Trường THPT Lê Quý Đôn
  • [LOP12.COM] Đề thi thử THPT QG năm 2023 môn Hóa học Trường THPT Ngô Gia Tự

Chuyên mục

Trắc nghiệm online Lớp 12 - Bài học - Ôn thi THPT 2023.
Bản quyền - Chính sách bảo mật - Giới thiệu - Liên hệ - Sitemap.
Hocz - Học Trắc nghiệm - Sách toán - QAzdo - Hoc Tap VN - Giao vien Viet Nam

Login

Mất mật khẩu>
Đăng ký
Bạn không có tài khoản à? Xin đăng ký một cái.
Đăng ký tài khoản