Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch
Mở đầu trang 90 Địa Lí 12: Thương mại và du lịch là những ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế hiện nay. Các hoạt động thương mại và du lịch ở nước ta đa dạng. Vậy, tình hình phát triển và phân bố của các ngành này như thế nào? Xu hướng phát triển trong tương lai ra sao?
Lời giải:
– Thương mại:
+ Tình hình phát triển và phân bố: nội thương ngày càng phát triển, hàng hóa dịch vụ phong phú và đa dạng, mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước; ngoại thương ngày càng mở rộng, quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
+ Xu hướng phát triển: đa dạng hóa, đa phương hóa
– Du lịch:
+ Tình hình phát triển và phân bố: phát triển nhanh, số lượt khách và doanh thu xu hướng tăng, thị trường khách du lịch quốc tế đa dạng
+ Xu hướng phát triển: chú trọng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng bền vững.
I. Thương mại
Câu hỏi trang 90 Địa Lí 12: Dựa vào hình 22.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta.
Lời giải:
– Ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường phong phú và đa dạng.
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ngày càng tăng, đạt 4408 nghìn tỉ đồng năm 2021, và có sự phân hóa theo vùng.
– Mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, đa dạng loại hình: chợ truyền thống, chợ đầu mối, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại.
– Sự phát triển của thương mại điện tử, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Một số siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trong nước và ngoài nước.
– Các trung tâm thương mại phân bố tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,…
Câu hỏi trang 91 Địa Lí 12: Dựa vào hình 22.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành ngoại thương ở nước ta.
Lời giải:
– Ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Chính thức là thành viên của WTO năm 2007. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Trị giá xuất khẩu liên tục tăng, cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu thay đổi thwo hướng tăng tỉ trọng xuất khẩu.
– Nhóm hàng xuất khẩu đa dạng: lương thực, thực phẩm, thủy sản; máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng; hóa chất và sản phẩm có liên quan;… Thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
– Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu), một số nhóm hàng tiêu dùng khác. Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,…
II. Du lịch
Câu hỏi trang 93 Địa Lí 12: Dựa vào hình 22.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở nước ta
Lời giải:
– Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch không ngừng được hoàn thiện.
– Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch xu hướng tăng, năm 2029 khách du lịch đạt 17,5 triệu lượt, doanh thu đạt 44,6 nghìn tỉ đồng.
– Thị trường khách du lịch quốc tế đa dạng, dẫn đầu là số lượt khách du lịch đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
– Hiện nay được chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Các chính sách kích cầu du lịch được thực hiện thường xuyên.
– Ứng dụng khoa học – công nghệ vào quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch thông minh, du lịch thực tế ảo,…
Câu hỏi trang 95 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày sự sự phân hóa các trung tâm du lịch, vùng du lịch ở nước ta.
Lời giải:
– Trung tâm du lịch: trên phạm vi cả nước hình thành các trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh), trung tâm du lịch vùng (Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…), trung tâm du lịch địa phương. Các trung tâm có vai trò thu hút, điều phối khách du lịch.
– Vùng du lịch: nước ta có 7 vùng du lịch với việc khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của vùng.
Các vùng du lịch |
Tỉnh, thành phố |
Sản phẩm du lịch đặc trưng |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang. |
– Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du. – Nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần. – Thể thao, khám phá. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. |
Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc |
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh |
– Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng. – Du lịch biển, đảo. – Du lịch MICE. – Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn – Du lịch lễ hội, tâm linh. – Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp. |
Bắc Trung Bộ |
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. |
– Tham quan di sản, di tích lịch sử – văn hóa. – Du lịch biển, đảo. – Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu. |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. |
– Du lịch biển, đảo. – Du lịch tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn). – Du lịch MICE. |
Tây Nguyên |
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng |
– Du lịch văn hóa Tây Nguyên; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. – Nghỉ dưỡng núi; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật như hoa, cà phê, voi. – Du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển. |
Đông Nam Bộ |
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. |
– Du lịch MICE. – Du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí. – Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm. |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. |
– Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước). – Du lịch biển, đảo. – Du lịch văn hóa, lễ hội. |
Câu hỏi trang 96 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích du lịch với sự phát triển bền vững nước ta.
Lời giải:
– Về kinh tế: du lịch đang chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhợn, hoạt động du lịch hướng tới sự tăng trưởng ổn định.
– Về xã hội: phát triển du lịch đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để cộng đồng được hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch.
– Về môi trường: hoạt động du lịch gắn với việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; nâng cao năng lực kiểm soát và xử lí hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch; khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng,…
– Một số loại hình du lịch gắn với xu hướng phát triển bền vững là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng,… được phát triển ở nhiều điểm du lịch tại các địa phương trong cả nước.
Luyện tập (trang 97)
Luyện tập trang 97 Địa Lí 12: Hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Dựa vào bảng 22.2, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021. Rút ra nhận xét và giải thích.
2. Chọn một trung tâm du lịch quốc gia và phân tích những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch tại trung tâm đã chọn.
Lời giải:
Lựa chọn nhiệm vụ 1:
– Vẽ biểu đồ:
– Nhận xét và giải thích: Nhìn chung cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021 đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trị giá nhập khẩu, tăng tỉ trọng trị giá xuất khẩu, cụ thể:
+ Tỉ trọng trị giá xuất khẩu đang tăng lên liên tục, từ 46,9% năm 2005, tăng lên 50,3% năm 2021.
+ Tỉ trọng trị giá nhập khẩu đang trong đà giảm liên tục, từ 53,1% năm 2005, giảm xuống còn 49,8% năm 2021.
Sự chuyển dịch trên là phù hợp với định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động ngoại thương của nước ta. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu và các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,…
Vận dụng (trang 97)
Vận dụng trang 97 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin về một di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam hoặc một di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp quốc gia ở địa phương em sinh sống.
Lời giải:
Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia Khu di tích Đình, Đền, Bến tượng A Sào.
A Sào có tên gốc là A Cảo, một vùng đất nằm ven sông Hóa (nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Một vùng đất cổ, hội tụ khí thiêng sông biển, địa thế hiểm yếu, nên đã được Triều Trần chọn làm thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, thân phụ của Trần Quốc Tuấn. Hàng năm, vào ngày 10/2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Hưng Đạo Đại Vương, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và Lễ hội làng A Sào. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng. Theo lệ xưa, mọi nghi thức trong lễ hội này đều theo nghi thức quốc gia, Triều đình thường cử các quan về hành tế và thường có bánh giày – loại bánh mà nhân dân trong vùng đã gói hàng ngàn, hàng vạn chiếc làm lương thực cho đoàn quân vượt sông Hóa đi đánh giặc năm xưa. Khu di tích A Sào sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, khẳng định sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Đình, Đền, Bến tượng A Sào sẽ trở thành một chân kiềng trong 3 di tích: Chùa Keo – Vũ Thư (di tích quốc gia đặc biệt), Khu lăng mộ các vua Trần – Hưng Hà (di tích quốc gia) và cùng với hàng ngàn di tích khác đưa Thái Bình trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trên con đường du lịch tâm linh vùng châu thổ sông Hồng.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 21. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 22. Thương mại và du lịch
Bài 23. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động và sản phẩm dịch vụ tại địa phương
Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bài 25. Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng