Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật Tnú, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành của cô Phan Thị Mỹ Huệ phần hướng dẫn tìm hiểu hình tượng nhân vật Tnú. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, hấp dẫn và dễ hiểu; giúp các em có đủ cơ sơ lý luận để tiến hành viết bài văn nghị luận văn học phân tích hình tượng nhân vật Tnú được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng Xa nu
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1965, khi giặc Mĩ đổ quân ồ ạt vào bãi biển Chu Lai – Quãng Ngãi, để cổ vũ, động viên nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Nhan đề: là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này
- Nhân vật Tnú: mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc. Có lẽ vì thế,hơn ai hết Tnú gắn bó với buôn làng và mang những phẩm chất tiêu biểu của dân làng XôMan
- Phân tích
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
- Giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
- Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu.
- Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ” đến.
- Bị giặc phục kích bắt, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết không khai. Khi bọn giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu anh đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”.
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
- Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm.
- Tính kỉ luật cao trong mối quan hệ với cách mạng biểu hiện thành lòng trung thành tuyệt đối: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”.
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận
- Tnú là một người sống rất nghĩa tình: Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng: anh lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của người dân làng Xôman.
- Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân; thù của gia đình; thù của buôn làng
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời
- Khi lành lặn : đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình (bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; bàn tay cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt vì học hay quên chữ …
- Khi bị thương: đó là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng”. Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo khi chính đôi bàn tay tàn tật ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng.
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá chung về nhân vật Tnú
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Nhà văn Nguyễn Trung Thành như một người con của mảnh đất Tây Nguyên với những cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến là truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật Tnú hiện lên, đại diện cho lớp người Xô Man kiên cường, bất khuất trước chiến tranh xâm lược.
Tnú từ nhỏ đã mồ côi, thiếu thốn tình cảm của cha mẹ. Nhưng bù lại, Tnú được dân làng bao bọc, chăm sóc. Bởi vậy mà Tnú sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm: “có cái bụng thương núi, thương nước”. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết truyền dạy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Bởi thế, cậu bé con ngày nào luon ý thức được lí tưởng sống của buôn làng, luôn tin tưởng đi theo con đường Cách mạng. Vì vậy dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan góc táo bạo, đầy quả cảm. Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết – một cán bộ trung kiên của Đảng
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Tất cả những tính cách và phẩm chất của Tnú đã làm nên một người anh hùng kiên trung bất khuất. Chính vì thế không chỉ có dân làng Xô Man mà tất cả mọi người đều yêu mến và ngưỡng mộ anh. “Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo” của mọi người vừa thể hiện niềm vui mừng khi đón Tnú về làng vừa cho thấy sự quý trọng, yêu mến của tất cả mọi người dành cho anh.
Bằng những hình ảnh chân thực, sinh động và giàu chất sử thi, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tạc nên bức tượng kì vĩ về con người Tây Nguyên kiên cường bất khuất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ đầy gian lao. Qua nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác giả đã gửi gắm những thông điệp mang tính cá nhân và cộng đồng sâu sắc
Học 247 tin rằng, các em đã có thêm những gợi ý hay cho quá trình ôn tập và viết bài văn với đề tài phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay, có thêm những cách nhìn nhận sâu sắc về nhân vật Tnú.
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)