1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn ngữ liệu nêu trong đề bài
b. Thân bài
-
Giải thích
- “Giọt nước”: Chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- “Biển cả”: Dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
- “Không cạn”: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
→ Câu nói của Đức Phật: Hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
-
Phân tích – chứng minh
-
“Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: Nhỏ bé; đại dương: Bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến; đại dương: Tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.
-
Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
- Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ.
- Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
- Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
-
Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
-
-
Đánh giá – mở rộng
-
Bài học nhận thức, hành động
-
Nhận thức
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng.
- Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng.
- Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
-
Hành động
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh.
-
c. Kết bài
Bài văn mẫu
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Gợi ý làm bài
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho chính mình tại sao trong lịch sử dân tộc, một đất nước nhỏ bé như Việt Nam lại có thể đánh thắng được những kẻ thù hùng mạnh? Điều gì sẽ xảy ra đối với đất nước ta hôm nay nếu mỗi người dân Việt Nam đứng tách rời nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước ấy? Sức mạnh của dân tộc liệu có còn được khẳng định nếu cả dân tộc không còn sát cánh bên nhau? Những câu hỏi ấy càng khiến cho ta hiểu sâu sắc hơn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
— Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy —
Nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội ta sẽ cho đi nhiều hơn, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn nữa. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau mới cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này.
Đất nước đang trong thời kì hội nhập. Tương lai của thế giới sẽ là một ngôi nhà chung. Con người cần giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện, để ổn định lâu dài và hướng tới tương lai. Trước những biểu hiện đi ngược với quy luật đời sống như lập dị, chủ nghĩa cá nhân, đầu cơ trục lợi…, mỗi con người cần lên án, phê phán đồng thời xây dựng cho mình lí tưởng sống cao đẹp, phù hợp với xã hội và thời đại, luôn có ý thức tự khẳng định mình trong sự nghiệp đấu tranh, cống hiến xây dựng đất nước. Song dù có quan hệ gắn bó mật thiết với tập thể nhưng mỗi cá nhân cũng cần có những nét riêng biệt về cá tính, phẩm chất, vai trò.
Lời dạy của Đức Phật là một chân lí đơn giản nhưng lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận xã hội bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Đồng thời, tài liệu nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận xã hội được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
— MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)