I. Quan niệm về tiến hoá
Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa có thể chia thành 2 quá trình là tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
Nguồn biến dị di truyền của quần thể
– Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)
– Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở:
+ Có tính toàn vẹn trong không gian, thời gian
+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
+ Đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên, đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra tiến hóa nhỏ
Quá trình tiến hóa:
– Bắt đầu bằng những biến đổi di truyền trong quần thể.
– Dấu hiệu: sự thay đổi tần số alen và kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, qua nhiều thế hệ.
II. So sánh học thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tiến hóa hiện đại
III. Thuyết tiến hóa trung tính
– Do Kimura đề xuất dựa trên các nghiên cứu ở cấp độ phân tử (prôtêin).
– Đột biến trung tính: đột biến không có lợi cũng không có hại, đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.
– Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.
– Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.
– Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.