Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, HỌC247 mời các em xem thêm video bài giảng Tây Tiến – Quang Dũng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách hấp dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ thứ 3 để các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích và trích dẫn đoạn thơ trên
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: là bài thơ sau khi tác giả rời xa đơn vị cũ, cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến và viết nên bài thơ Tây Tiến.
- Nội dung bài thơ: Là nỗi nhớ về chiến trường, về con người, về thiên nhiên Tây Bắc bằng cả tấm chân tình của chính tác giả
- Vị trí đoạn trích: Là đoạn thơ thứ ba trong mạch cảm xúc của toàn bài thơ
- Nội dung đoạn trích: Chân dung người lính Tây Tiến với sự hi sinh bi tráng của họ
- Những nội dung cần phân tích:
- Chân dung: Những chi tiết tả thực đã khắc họa diện mạo rất độc đáo, đồng thời phản ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường. Tác giả không hề né tránh hiện thực, và điều đó thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mãnh liệt của người lính Tây Tiến
- Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, và kiêu hùng: Qua các ngôn từ thơ “dữ oai hùm”, “mắt trừng gởi mộng qua biên giới” ta thấy được khí thế và quyết tâm của người lính Tây Tiến
- Lí tưởng cao đẹp: Không trốn tránh hiện thực “Áo bào thay chiếu anh về đất”, tác giả đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên
- Nghệ thuật: Bút pháp tả thực khắc họa chân dung người lính với hiện thực gian khổ nơi chiến trường; dùng từ Hán – Việt cổ kính để tăng thêm sự thành kính, trân trọng với người đã khuất; nói giảm để thể hiện lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ trong chiến đấu, khắc họa sự hi sinh, nhấn mạnh sự mất mát nơi chiến trường
- Nhận xét: Với giọng thơ trang trọng, đôi lúc lắng xuống, cảm xúc dạt dào, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, tạc vào lòng người như bức tượng đài bất tử về người lính không thể nào quên.
c. Kết bài
- Khẳng định, đánh giá về những câu thơ trên
- Mở rộng vấn đề: nêu suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn thơ trên
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
“Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!”
Gợi ý làm bài
Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu cùa giai đoạn văn học này, có thể không có Quang Dũng nhưng nếu chọn năm bài thơ tiêu biểu, nhất định Tây Tiến phải được nhắc tên, đứng ở hàng danh dự. Đọc Tây Tiến, chúng ta sống lại một thời lửa cháy cùng đoàn quân lừng tiếng đã đi vào lịch sử, và chúng ta có thể quên một số câu thơ trong bài, nhưng không thể quên được hình ảnh đoàn quân ấy:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quăn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!
Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân mới hiện lên qua nét vẽ gián tiếp – nói đến gian khổ, hi sinh và địa bàn hoạt động – thì ở đây, đoàn quân ấy đã hiện lên với những nét vẽ cụ thể, gân guốc, rạch ròi. Đã thành khuôn sáo khi đề cập đến sự can trường của các chiến binh. Ở đây, ta tưởng như gặp một mô típ như thế:
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Áo bào thay chiếu anh về đất.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Hai câu mới đọc qua tưởng như chỉ làm nhiệm vụ miêu tả, thông báo bình thường nhưng sức gợi thật lớn. Đâu đây vẫn như còn thấy những giọt nước mắt đọng sau hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi mà cảm khái, thương cảm thật sâu xa. Làm sao có thể dửng dưng trước cảnh “anh về đất”? “Anh về đất” là hóa thân cho dáng hình xứ sở, thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình. Tiêng gầm của sông Mã về xuôi như loạt đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi.
Trước đây, khi nhắc đến những dòng thơ này, người ta chỉ thấy những biểu hiện nào là “mộng rớt”, “buồn rơi”... nhưng thời gian đã khiến chúng ta nhìn đúng hơn vào bản chất, có thời đại ấy mới có văn chương ấy.
Tây Tiến là bài thơ, là tấc lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa; bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh mất mát, đau thương là anh hùng. Nửa thế kỉ đã qua, bài thơ ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
TâyTiến một bài thơ hay song hành cùng năm tháng và cũng là một trong những nội dung ôn tập trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Vì vậy các em cần nắm một cách chắc chắn và đầy đủ các kiến thức trọng tâm của bài thơ. Tài liệu trên sẽ giúp các em phân tích tốt về đoạn thơ thứ ba trong bài thơ. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tây Tiến để củng cố lại kiến thức đã học. Chúc các em có một kì thi thành công!
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)