Trước khi bước sang bài văn mẫu bình luận những cảm nhận mới mẻ về đất nước và con người trong đoạn trích Đất Nước của nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm, mời các em xem thêm video bài giảng Đất nước của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này các em cần chú ý những nội dung cơ bản nhất nằm trong phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích thuộc video bài giảng. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và đoạn trích Đất Nước (Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc sâu lắng cảu một người tri thức về Đất Nước, con người Việt Nam. Chính vì vậy mà thơ ông mang màu sắc chính luận)
- Dẫn dắt vào vấn đề: Những cảm nhận mới mẻ trong bài thơ Đất Nước.
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác, nội dung đoạn trích Đất Nước
- Những vấn đề mà tác giả hướng đến rất quen thuộc, gần gũi với thơ ca, tuy nhiên tác giả đã đem đến một cảm nhận mới, một cách nhìn nhận mới, một cách định nghĩa mới về Đất Nước.
- Những nội dung cần làm rõ
- Đất Nước có từ rất lâu đời: Tác giả đã nhìn một cách tổng thể và toàn diện về hình hài đất nước (Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi)
- Đất nước được tạo nên từ những gì gần gũi, quen thuộc bình dị với những truyền thống tốt đẹp, phong tục tập quán
- Đất Nước gắn liền với không gian, thời gian lịch sử hào hùng, thiêng liêng bên cạnh không gian quen thuộc, tình cảm đôi lứa…
- Đất nước là của Nhân dân, của những con người bình thường, dung dị của cuộc sống, Nhân dân là người tạo ra, là người nuôi dưỡng và phát triển Đất Nước.
- Nhận xét:
- Như vậy: Tác giả đã đứa người đọc đến với một định nghĩa về Đất Nước không chút trừu tượng mà gần gũi thân thiết, ý nghĩa sâu sắc vô cùng
- Tác giả cũng đã khẳng định Đất Nước trường tồn trong không gian, thời gian. Sự vĩnh hằng của Đất Nước đó chính là tiếng nói trái tim của dân tộc, là tiếng nói của bao người yêu nước bình dị, giản đơn nhất.
- Tác giả đã đưa mỗi người chúng ta đến gần hơn với hình hài chung của đất nước, cảm nhận rõ hơn từng hơi thở của đất nước và biết được rằng bản thân mỗi cá nhân cũng là một phần hình hài của Đất Nước.
c. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp và giá trị những cảm nhận mới mẻ mà tác giả đã mang đến cho độc giả
- Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng và cảm nhận của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Bình luận những cảm nhận mới mẻ về đất nước và con người trong đoạn trích Đất Nước của nhà Thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Gợi ý làm bài
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm.
Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước. Đất nước của ca dao thần thoại nhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân tộc: Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc quan phơi phới. Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui …
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về Đất nước. Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại.
Trên đây là tài liệu giúp các em tham khảo về đề tài bình luận những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước. Có lẽ, những quan điểm ấy đã đưa mỗi chúng ta tìm thấy trong bản thân mình hình hài của đất nước. Hy vọng, tài liệu trên có thể giúp các em nắm vững những kiến thức về đoạn trích Đất Nước, nhận thức sâu sắc về những giá trị cuộc sống. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất Nước để củng cố toàn bộ kiến thức cần học, chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới!
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)