Trước khi bước sang bài văn mẫu cảm nhận đoạn thơ: Trong anh và em hôm nay…Làm nên Đất nước muôn đời trong đoạn trích Đất nước, mời các em tham khảo thêm video bài giảng Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần chú ý phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn thơ thứ 3 thuộc video bài giảng. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; giúp các em củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; từ đó có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được tốt hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích Đất Nước và tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Tác giả là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ những năm kháng chiến chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân; đoạn trích Đất Nước là khúc ca sâu lắng ngọt ngào về truyền thống dân tộc về những giá trị và sự hình thành nên Đất Nước)
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận và trích dẫn đoạn thơ
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác và nội dung đoạn trích Đất Nước
- Vị trí đoạn thơ trên: Là những dòng thơ nằm trong mạch cảm xúc Đất Nước được hình thành từ những gì gần gũi thân thương trong cuộc sống của mỗi con người.
- Nội dung đoạn thơ: Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng, gắn với ý thức trách nhiệm của mỗi người.
- Những nội dung cần làm rõ:
- Định đề, định lí về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước không ở đâu xa, Đất Nước có trong mỗi con người chúng ta (Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước)
- Đất Nước là sự hòa hợp, gắn bó trong nhiều mối quan hệ cá nhân – cá nhân, cá nhân – cộng đồng à Đất nước được xây dựng trên cơ sở tình yêu thương và tinh thần đoàn kết. (Đất Nước hài hòa nồng thắm/…/ Đến những tháng ngày mơ mộng)
- Trách nhiệm của mỗi con người: phải biết gắn bó và san sẻ, hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên “Đất Nước muôn đời”. Bóng dáng con người làm nên bóng dáng quê hương.
- Nhận xét:
- Đoạn thơ tha thiết như lời kêu gọi mà cũng nhẹ nhàng như lời nhủ thầm, tự dặn lòng với tất cả tình cảm sâu nặng, chân thành dành cho Đất Nước.
- Nghệ thuật:
- Cấu trúc kiểu câu điều kiện “ Khi… Đât Nước…” tạo cảm giác như là lời khẳng định mang tính chất chân lí.
- Cấu trúc các dòng thơ theo lối suy luận với tiền đề: “ Đất nước là…” từ đó nêu lên lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết với điệp ngữ “phải biết…” kết hợp với hàng loạt các từ chỉ mức độ tăng dần đã thể hiên suy nghĩ Đất Nước là sự sống, là máu xương của mỗi con người tạo nên.
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ, đánh giá về đoạn thơ trên (Trong đoạn thơ này, những suy nghĩ của tác giả về Đất Nước trở về cuộc sống hiện tại, trong các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng và sự tiếp nối của các thế hệ đã được thể hiện một cách sâu sắc và đầy triết lí.
- Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng và cảm nghĩ của cá nhân)
Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Gợi ý làm bài
Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về Đất Nước và nhân dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết:
“Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện dại hóa bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”.
Đất Nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ (trong “Văn 12” chi trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về Đất Nước trong cội nguồn sâu xa văn hóa – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam.
—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—
Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất Nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai Đất Nước và tiền đồ tươi sáng cùa dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình in đậm tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu tính suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “Làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất Nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn“. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn sông núi “Gắn bó, san sẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng ấy là tình yêu Đất Nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “mai này con ta lớn lên”.
Học 247 mong rằng tài liệu trên đẫ giúp các em giải quyết được nhiều vấn đề mà các em cần tìm hiểu về bài thơ Đất Nước. Tuy nhiên, để nắm chắc kiến thức của toàn bộ bài thơ Đất Nước các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất Nước. Chúc các em có một kế hoạch ôn thi hiệu quả và một mùa thi thành công!
–MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)