A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Anh/chị hãy phân tích đoạn trích cảnh VII Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong sách giáo khoa để làm rõ điều đó.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)
- Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: giá trị nhân văn
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những truyện hay trong kho tang truyện cổ tı́ch Việt Nam. Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện này để viết thành vở kịch nói cùng tên vào năm 1981 và được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1984.
- Vở kịch đặt ra vấn đề, đó là bi kịch sống nhờ của Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt.
- Lời thoại trên là lời của Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, có ý nghı̃a triết lý về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người.
b. Giải nghĩa giá trị nhân văn
- Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngã, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người.
c. Phân tích
- Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.
- Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sống khác mı̀nh, qua các chi tiết:
- Lời dẫn kịch: ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bản thân nhập lại xác anh hàng thịt,…
- Lời của nhân vật: Ta… ta đã bảo là mày im đi, Trời,…
- Lời độc thoại nội tâm: Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta… à
- Ý nghı̃a nhân văn của tác phẩm:
- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳ ng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trı́, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lười thoại đầy tính triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người hãy sống như chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giả của nhân vật Hồn Trương Ba chı́nh là chı̀a khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồ Trương Ba khướt từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đı́ch thực, dẫn phần thân xác có trở về với cát bụi.
d. Đánh giá
- Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn: Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai.
- Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).
- Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ.
C. Bài văn mẫu
Gợi ý làm bài:
Lưu Quang Vũ là một tài năng ở nhiều mặt viết truyện ,làm thơ ,vẽ tranh nhưng sáng tác kịch là phần đóng góp nổi bật nhất .Ô ng được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.Lưu Quang Vũ đã để lại hơn 50 tác phẩm kịch xuất sắc trong đó có vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt.
Kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt sáng tác 1981 nhưng đến 1984 mới ra mắt công chúng và đã được công diễn nhiều lần.Từ cốt truyện dân gian Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại có ý nghĩa tư tưởng và triết lí sâu sắc.Vở kịch gồm bảy cảnh và một đoạn kết.Nội dung kể về Trương Ba là người giỏi đánh cờ và thích làm vườn bị Nam Tào bắt chết nhầm.Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt kềnh càng ,thô lỗ vừa mới chết.Tuy được sống nhưng Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái và đau khổ.Vợ Trương Ba định bỏ đi ‘cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được”,trả Trương Ba lại cho vợ anh hành thịt .Cháu nội Trương Ba thì phản ứng gay gắt nhất quyết không nhận ông nội “Ông xấu lắm ,ác lắm! Cút đi ! Lão đồ tể,cút đi”.Người con dâu hiểu được nghịch cảnh của hồn Trương Ba và thương bố chồng nhiều hơn xưa , nhưng chị ta lại lo lắng vì sự thay đổi của ông mà “nhà ta như sắp tan hoang ra cả rồi” Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự xa lánh của người thân,Trương Ba quyết định trả xác lại cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. Gíá trị nhân văn của của vở kịch chính là những thộng điệp có tính triết lí về nhân sinh mới mẻ,tích cực. được thể hiện tập trung trong cảnh 7 qua màn đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt,đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Vấn đề mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác trong vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt còn có thể giúp ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong mỗi sự vật..Khi nội dung và hình thức phù hợp thì sự vật tồn tạị và phát triển .Ngược lại khi nội dung và hình thức không phù hợp với nhau thì sự phát triển bị kìm hãm ,sự tồn tại của sự vật có thể bị đe dọa. Đây cũng là một triết lí mang tính nhân văn giúp cuộc sống con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn.
Qua vở kịch Hồn Trương Ba ,da hàng thịt,nhà viết kịch tài năng Lưu Quang Vũ đã gửi tới nhiều thế hệ khán giả,độc giả những triết lí nhân sinh sâu sắc về hạnh phúc,về sự sống và cái chết ,về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức… Lưu Quang Vũ đã về với cõi vĩnh hằng nhưng cùng với những vở kịch bất hủ có giá trị nhân văn sâu sắc, tên tuổi của ông sẽ mãi bất tử.
Trên đây là bài văn mẫu Chứng minh kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
—-LOP12.COM—–